Ba khâu đột phá ngành nông nghiệp năm 2018

2018-02-22 14:50:23 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Năm 2017 được ghi nhận là một năm chịu tác động rất lớn về thiên tai, thời tiết với 16 cơn bão, 4 cơn áp thấp, mưa lớn, lũ ống, lũ quét... xảy ra trên diện rộng ở khắp các vùng miền của cả nước gây thiệt hại lên tới gần 60.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, vượt lên tất cả những khó khăn, thách thức, ngành Nông nghiệp vẫn nỗ lực và đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng, tạo tiền đề thuận lợi để ngành này có những bứt phá trong những năm tới...

Năm 2017 - Vượt khó đi lên

Tốc độ tăng trưởng ngành đạt 2,94%, vượt mục tiêu so với Chính phủ đề ra là 2,84%. Trong mục tiêu xuất khẩu nông - lâm - thủy sản, Chính phủ đề ra là 32-33 tỷ USD, chúng ta đạt 36,37 tỷ USD, vượt tới hơn 4 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước và thặng dư tuyệt đối của ngành đạt 8,55 tỷ USD, tăng hơn 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2016. Cùng với đó, chương trình xây dựng mục tiêu nông thôn mới đã đạt 2.884 xã, đạt 32,3% - vượt kế hoạch được giao là 31%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,45%, số vụ vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng giảm 23% và thiệt hại do phá rừng, cháy rừng giảm 68% so với cùng kỳ năm trước.


Người dân TP.Cần Thơ thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp


Kết quả giám sát năm 2017 cho thấy, vấn đề an toàn thực phẩm đã được kiểm soát khá chặt chẽ, đặc biệt là các vấn đề nổi cộm như sử dụng tràn lan hoá chất, kháng sinh và chất cấm trong chăn nuôi. Trong năm, kết quả phân tích 9.142 mẫu nước tiểu và mẫu thịt lấy tại các cơ sở giết mổ trên cả nước không phát hiện chất cấm salbutamol.

Cùng với đó, tỷ lệ mẫu thịt tươi vi phạm về chỉ tiêu kháng sinh là 0,63% (21/3.341 mẫu), giảm gần 3 lần so với năm 2016. Tỷ lệ mẫu thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản vi phạm chỉ tiêu hoá chất, kháng sinh là 0,89%. Tỷ lệ mẫu rau, củ, quả vi phạm chỉ tiêu về dư lượng bảo vệ thực vật cũng giảm xuống chỉ còn 0,6% thay vì 2,05% (năm 2016). Tính đến thời điểm hiện nay, trên phạm vi toàn quốc đã xây dựng thành công 744 mô hình điểm chuỗi cung ứng nông - lâm - thuỷ sản an toàn.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, việc đạt và vượt các chỉ tiêu mà Chính phủ đề ra trong một năm đầy thử thách về thiên tai, thị trường đã bước đầu khẳng định ngành đang đi đúng hướng trong quá trình cơ cấu gắn với xây dựng nông thôn mới. “Năm 2017 cũng đánh dấu một bước ngoặt lớn trong việc chúng ta xoay trục phát triển các mặt hàng nông sản chủ lực, xác định những ngành hàng có lợi thế. Trước đây, chúng ta coi trọng sản xuất lúa gạo là hàng đầu, nhưng nay chuyển sang ưu tiên phát triển những ngành hàng có giá trị cao như thủy sản, rau quả, đồ gỗ... Với hướng đi đó, trong năm 2017 ngành đã xác lập nhiều dấu mốc kỷ lục mới trong xuất khẩu một số ngành hàng như: thủy sản, đồ gỗ, rau quả…”- Bộ trưởng Cường nhấn mạnh.

Năm 2018 - 3 khâu đột phá

Trong năm 2017, đã có gần 2.000 DN thành lập mới trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản, tăng 3,8% so với năm 2016, nâng số DN hoạt động trong ngành lên hơn 5.600. Theo Bộ trưởng Cường, chưa bao giờ ngành Nông nghiệp được ưu tiên, tập trung chỉ đạo như bây giờ. Chưa bao giờ các thành phần kinh tế quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp như hiện nay. “Nhiều DN, tập đoàn lớn đã chọn nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ làm hướng đi chính và đã đầu tư hàng tỷ USD, đạt được những thành công rõ rệt” – Bộ trưởng Nông nghiệp phấn khởi.

Để năm 2018 đạt được những dấu ấn mới, người đứng đầu ngành Nông nghiệp nhấn mạnh cần phải tập trung triển khai đồng bộ cả 3 khâu: thứ nhất, phát triển nguyên liệu tập trung theo lợi thế từng vùng miền để lựa chọn đối tượng sản xuất; thứ hai, đi sâu hơn vào công tác chế biến; thứ ba công tác mở rộng thị trường.

Bộ trưởng Cường cũng nói rằng trong năm 2018 ngành phải tiếp tục làm sâu sắc hơn, tập trung phát triển theo chuỗi giá trị, ứng dụng khoa học công nghệ và đặc biệt phải tiếp tục chú ý hai nút thắt, đó là: phát triển vùng nguyên liệu tập trung, chế biến sâu và xúc tiến, mở rộng thị trường. “Chúng ta phải đi từ những tiền đề là các nhà máy quy mô, công suất lớn và công nghệ hiện đại để định dạng vùng nguyên liệu để đảm bảo hình thành mối liên kết chặt chẽ với bà con nông dân thông qua các HTX kiểu mới, các trang trại... Cùng với đó, phải tập trung phát triển mạnh hơn về mặt thị trường, nhất là những thị trường mới, có tiềm năng” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.


Rau quả được xem là hướng đi cho tương lai của ngành nông nghiệp VN


Theo Bộ NN&PTNT, tiếp tục những thành quả đạt được trong năm 2017, Bộ đã đặt ra những mục tiêu cao hơn, tham vọng hơn để hướng tới trong năm 2018. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng của ngành cố gắng đạt mức tương đương hoặc cao hơn năm 2017 từ 2,8 đến 3%. Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu mà Bộ NN&PTNT mong muốn đạt được trong năm 2018 là từ 36-38 tỷ USD. Về xây dựng nông thôn mới Bộ cũng đăng ký với Chính phủ là trong năm nay sẽ có khoảng 37% số xã trong cả nước đạt 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, tức tăng khoảng hơn 500 xã về đích nông thôn mới so với năm 2017.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 10 năm vừa qua khi có 60 ngàn ha rừng phải trồng lại nên chỉ tiêu về độ che phủ rừng năm 2018 Bộ NN&PTNT chỉ đề nghị Chính phủ với mức đạt khoảng 41,6%, tức chỉ bằng 50% tốc độ tăng trưởng về độ che phủ rừng năm 2017.

Dù đạt được nhiều thành tựu nhưng năm 2017, ngành nông nghiệp vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn do thiên tai xảy ra phức tạp, có sự chủ quan, thiếu quyết liệt ở một số địa phương trong công tác phòng, chống nên thiệt hại lớn ảnh hưởng đến tăng trưởng của Ngành và cơ sở vật chất, đời sống của người dân (thiệt hại cả về sản xuất và cơ sở hạ tầng là 59.500 tỷ đồng).

Cơ cấu lại nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới được chỉ đạo quyết liệt, thực hiện mạnh mẽ ở nhiều địa phương nhưng kết quả còn chưa đồng đều, thiếu nguồn lực để hỗ trợ thực hiện. Mặc dù đã có nhiều cải thiện thời gian qua nhưng năng suất lao động nông nghiệp vẫn thấp hơn nhiều so với các lĩnh vực khác và so với các nước trong khu vực nên hiệu quả sản xuất và thu nhập của nông dân được cải thiện chậm. Công nghiệp chế biến chậm phát triển, chưa trở thành kênh tiêu thụ nông sản chính, nhất là vào thời điểm thu hoạch chính vụ.

Công tác nghiên cứu, dự báo cung cầu thị trường còn nhiều bất cập, nên đã xảy ra tình trạng dư cung đối với một số sản phẩm (thịt lợn, dưa hấu) tại thời vụ thu hoạch rộ. Hội nhập quốc tế sâu rộng tiếp tục đem lại nhiều thách thức cho hàng nông sản (Ví dụ: việc EU “Rút thẻ vàng” đang là thách thức lớn với thủy sản Việt Nam). Vốn đầu tư cho ngành và cho Bộ thấp hơn nhiều so với nhu cầu, nhất là vốn hỗ trợ thực hiện cơ cấu lại ngành; trong Kế hoạch trung hạn 2016-2020 nhiều dự án ODA thiếu vốn nước ngoài, nguy cơ bị chậm tiến độ so với Hiệp định đã ký;

Vì vậy, năm 2018 được xác định là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020 của ngành với mục tiêu “Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững có khả năng cạnh tranh cao; tăng thu nhập và cải thiện đời sống của dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường”.


Tham quan vườn cam ở Văn Giang – Hưng Yên


Các chỉ tiêu chủ yếu: tốc độ tăng trưởng ngành đạt khoảng 2,8- 3,0%; kim ngạch xuất khẩu khoảng 36-37 tỷ USD; có 37% số xã và 52 huyện đạt tiêu chí nông thôn mới; tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,6%.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

“Hành trình khôi phục phòng Nam dược chuẩn Y khoa”

Ngay từ ngày đầu thành lập Y Dược Việt đã xác định rõ hướng đi cho mình là phát triển các sản phẩm từ thảo dược, dược liệu có sẵn của đất nước Việt Nam (Nam Dược).
2024-04-23 15:35:00

SHB hai năm liền được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
2024-04-23 10:53:14

MIK GROUP khởi công giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City

Sáng ngày 22/4, MIK Group đã chính thức khởi công phân khu The Sola Park thuộc giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội). Với thành công được minh chứng từ giai đoạn 1, cái tên Imperia Smart City dự đoán sẽ tiếp tục làm sôi động thị trường BĐS nhà ở khu vực phía Tây.
2024-04-23 10:49:47

Chuyện về con tàu Đại Lãnh trong trận chiến Gạc Ma 1988

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với báo chí mới đây, thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, Anh hùng LLVTND kể, năm 1999, khi ông đang là thứ trưởng Bộ Quốc phòng, miền Trung có lũ lụt cực lớn.
2024-04-23 10:37:37

Phú Yên: Cần sớm giải quyết nguyện vọng chính đáng của các nhà đầu tư

Vừa qua, Tạp chí điện tử Hòa Nhập nhận được đơn thư của ông Phạm Văn Đạo (sống tại phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) phản ánh về việc: Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên ra quyết định thu hồi đất khi doanh nghiệp đang thực hiện dự án Khu đô thị du lịch năng lượng xanh.
2024-04-23 10:00:31

Quý I có 66 vụ cháy, Nghệ An chỉ đạo phòng chống cháy nổ mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng đang tới gần, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy, nổ. Do đó, tỉnh Nghệ An đặc biệt chú trọng tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trên địa bàn.
2024-04-23 08:15:00
Đang tải...