Cảm động cô giáo hơn 20 năm 'gieo chữ' trên lưng chừng núi

2017-02-22 10:31:21 0 Bình luận
“Nhìn thấy các em đi học chân đất trong ngày đông giá lạnh, quần áo không đủ mặc, chỉ được ăn cơm với muối khiến tôi bật khóc...”, cô giáo Điền Thị Nga tâm sự.
Người chúng tôi muốn nhắc đến chính là cô giáo Điền Thị Nga (45 tuổi) tại điểm trường A Lang (xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La)
 
Chia sẻ với PV báo điện tử Người Đưa Tin, cô Nga cho hay, cô cũng chưa bao giờ nghĩ rằng mình phải trải qua cung đường một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu hun hút mới “tìm” được các em học sinh để dạy học.
 
“Đi mãi rồi cũng dần quen, cứ mỗi sáng từ thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần, tôi lại vượt rừng để dạy chữ cho các em nhỏ nơi đây. Nếu lên trường gặp phải những lúc trời mưa thì con đường “độc đạo” gồ ghề này sẽ trở nên lầy lội và phải đi cẩn thận nếu không có thể trượt chân ngã bất cứ lúc nào.
 

Cô Nga luyện chữ cho từng em học sinh.
 
Con đường khiến không ít người phải lạnh gáy vì sự cheo leo, chênh vênh và sự hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc. Ngày đầu đến trường, tôi đã bật khóc khi nhìn thấy những đứa trẻ trời lạnh như cắt da cắt thị mà chỉ khoác trên mình chiếc áo mỏng tang, rách nhiều chỗ, mặt mũi các em lấm lem.
 
Rồi tôi nhìn quanh, lớp học là một lán nhỏ do dân bản dựng lên, với 5-7 bộ bàn ghế sơ sài, nhìn cảnh đó lòng tôi xót xa vô cùng, tôi quay mặt giấu những giọt nước mắt đang rơi xuống”, cô Nga tâm sự.
 
Rồi, những ngày sau đó trong cô là nỗi nhớ nhà, nhớ gia đình. Phải sống một mình giữa rẻo cao cô ao ước một ngày được về thăm người thân, nhưng cứ bước chân đi cô lại nghĩ đến những đứa trẻ đang khao khát được biết đến con chữ là cô không thể bước tiếp.
 
“Những đêm đầu tiên lên bản thật buồn và lạnh giá. Không những thế, sớm Tây Bắc, mưa giăng kín đặc, sương mỗi lúc một dày nhưng vẫn gồng mình vượt qua con đường lầy lội, trơn trượt, đặc quánh bùn đất. Vì tương lai của bọn trẻ nên tôi không cho phép mình bỏ cuộc", cô Nga nghẹn lòng.
 
Có lẽ, phải chứng kiến tận mắt mới hiểu được nỗi khổ, vất vả gian truân của các thầy cô giáo “cắm bản” ở vùng sâu vùng xa. Để có thể duy trì lớp học trên lưng chừng núi A Lang, cô Nga phải lo từng bữa cơm, từng xô nước bởi ở điểm trường ở cách xa trung tâm xã tận 16km nên phải tự cung, tự cấp. Còn những ngày nghỉ cuối tuần có thời gian về nhà tranh thủ mua sắm các nhu yếu phẩm như: lạc, cá khô, mỳ tôm...để đem lên dự trữ.
 

Nhìn những đứa trẻ người Mông mong từng con chữ khiến cô càng vượt qua được khó khăn.
 
Nhìn các em học sinh đến trường phải mang theo cơm nắm với muối đi học ăn khiến ai cũng xót lòng. Chính điều này càng khiến những cô giáo như cô Nga kiên trì để vượt qua những khó khăn trước mắt.
 
Hình ảnh một cô giáo hơn 20 năm qua “cõng chữ” lên lưng chừng núi khiến không ít người cảm động, cô Nga giống như người mẹ hiền của các em học sinh tại đây. Cô Nga bảo, cũng có nhiều người hỏi, ở cái tuổi này rồi sao cô không xin về gần nhà dạy hay nghỉ hưu thì cô cười: “Ở đây được dân bản quý mến, các em học sinh ngày càng yêu “con chữ” hơn, nhìn chúng khao khát được học là tôi không muốn rời đi.
 

Thắm tình thầy trò
 
Ngày vào đây nhìn lũ trẻ ăn cơm nắm đến trường học chữ thấy thương chúng nó vô ngần. Nhiều người không tưởng tượng được chúng tôi hạnh phúc như thế nào khi vượt rừng vào bản mà được các em học sinh chờ ngóng lên. Nên dù trời có lạnh là các em đến lớp đầy đủ, chỉ cần thế thôi cũng bù đắp cho chúng tôi rất nhiều thứ”.
 
Thế nhưng hạnh phúc ngắn chẳng tày gang, có những em nhỏ học rất tốt nhưng vì hoàn cảnh gia đình các em phải bỏ dở giấc mơ để theo cha mẹ lên rẫy. Những khi đó, cô Nga lại đến tận nhà để vận động cho các em được đến trường. Trái tim yêu nghề, thương những đứa trẻ vùng cao đã cho cô giáo “cắm bản” sức mạnh và tinh thần để vượt qua tất cả.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Nam Định kỷ niệm 55 năm thành lập Hội Người mù Việt Nam

Sáng 16/4, Hội Người mù tỉnh Nam Định đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Hội Người mù Việt Nam (17/4/1969 - 17/4/2024) và kỷ niệm 44 năm thành lập Hội Người mù tỉnh Nam Định (1980-2024).
2024-04-16 14:34:00

HDBank hỗ trợ trả góp 100% tiền học phí với kỳ hạn đến 60 tháng

HDBank là ngân hàng duy nhất triển khai gói sản phẩm Đồng hành tri thức - ưu đãi thanh toán học phí và trả góp đến 60 tháng, giải quyết nỗi lo về tài chính cho các các bậc phụ huynh.
2024-04-16 14:22:33

Phó CT Hải Phòng thăm gia đình người có công dịp 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 16/4, ông Lê Khắc Nam - Phó Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng đến thăm, tặng quà các gia đình người có công tại huyện An Lão nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
2024-04-16 11:47:00

Hải Phòng: Thông qua 7 Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 15 HĐND thành phố

Chiều 15/4, HĐND TP.Hải Phòng đã tổ chức kỳ họp 15 (chuyên đề) khóa XVI, thông qua 7 Nghị quyết và hoàn thành các nội dung chương trình đề ra.
2024-04-16 11:25:51

Cựu chiến binh xã tổ chức lớp học giáo dục truyền thống cho thanh niên

Sáng 16/4, Hội cựu chiến binh xã Quảng Tân tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 – 2024
2024-04-16 10:40:00

Tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho giáo viên khuyết tật ở Bắc Kạn

Sáng 15/4, tại Trường TH&THCS Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn đã diễn ra Lễ trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho cô giáo Đàm Thị Thanh Tâm- tấm gương sáng về tinh thần vượt khó vươn lên trong giảng dạy và giáo dục.
2024-04-16 09:42:30
Đang tải...