Cẩm nang cho người khuyết tật (phần 4)

2019-01-22 10:22:07 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Đây là một vấn đề khắc nghiệt nhất đối với người khuyết tật. Cũng như mọi người khi được sinh ra đời. Người khuyết tật cũng có đủ những cung bậc cảm xúc của các loại tình cảm. Nhưng tạo hoá chơi ác, với người khuyết tật cứ như bày ra một bàn cờ với những nước chiếu bí. Chiếu bí là bởi: biết yêu người, yêu người rất nhiều nhưng không dễ được người yêu.
4 - PHẢI BIẾT KHẮC CHẾ MÌNH TRONG TÌNH YÊU
 

Bìa cuốn sách


Trong lĩnh vực này khuyết tật nam dễ có cơ hội hơn khuyết tật nữ. Vì sao thì phải kể đến các yếu tố sau:

- Đầu tiên là chức năng sinh sản của phụ nữ. Khuyết tật nữ dù mang bất cứ loại hình khuyết tật nào thì sự ảnh hưởng đến khả năng này đương nhiên phải có. Người ta không hề muốn lấy vợ mà không có con, càng không muốn sinh ra những đứa con bệnh tật hay tệ hơn là dị dạng. Nhất là những phụ nữ bị khuyết tật vận động. Nguy cơ trong lúc mang thai và khi sinh nở là phổ biến.

- Tiếp đến là sự chăm sóc con trẻ trong suốt thời gian thơ bé. Hầu hết mọi hoạt động của trẻ đều phụ thuộc vào sự chăm sóc của người mẹ. Không phải khuyết tật nữ nào cũng dễ có sự trợ giúp từ điều kiện vật chất và những người chung quanh. Và cũng không có nhiều ông bố đảm đang tháo vát trong việc này.

- Thứ ba là mỹ cảm thông thường của cuộc sống. “Đàn ông yêu bằng mắt”. Điểm đầu tiên gây sự chú ý và làm rung động được trái tim người đàn ông là nhan sắc. Cái đẹp của người phụ nữ trong yêu cầu của đàn ông là càng toàn vẹn bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Và góc độ biểu thị cái đẹp trước hết là sự cân đối, bất kỳ một lệch lạc nào cũng là phá hỏng một công trình, mà đã khuyết tật thì làm gì còn cân đối được. Đương nhiên sự lơ là tránh né khuyết tật nữ của phái nam là điều quá dễ hiểu.

- Thứ tư là đàn ông luôn đòi hỏi rất nhiều ở phụ nữ. Cho dù bản thân họ có thế nào thì những yêu cầu họ đặt ra cho phụ nữ vẫn luôn ở mức cao nhất có thể. Một phụ nữ bình thường còn chưa chắc đã làm hài lòng họ huống chi người khuyết tật. Vậy nên đối tượng để họ lựa chọn rõ ràng không thuộc về người khuyết tật.

Cho dù biện lý thế nào thì cũng không thể cưỡng lại tạo hoá. Phụ nữ luôn sống với tình cảm và sống cho tình cảm, luôn muốn được yêu thương người và người yêu thương. Phụ nữ khuyết tật lại càng có nhu cầu cao hơn thế. Vì sụ hạn chế của bản thân, sự mặc cảm, thương thân, yếu đuối, khuyết tật nữ rất cần một người đàn ông để nương dựa trên nhiều mặt. Họ sẵn sàng đánh đổi nhiều điều chỉ để được nhận lấy một tình yêu. Nhưng buồn thay, họ lại luôn tự biến mình thành một công cụ cả thể xác lẫn vật chất cho những mưu đồ lợi dụng, nhiều khi rất trắng trợn. Và tất nhiên, một kết cuộc không thể nào khác được, là mọi sự thiệt thòi cay đắng mất mát khổ đau đổ hết lên người phụ nữ. Một phụ nữ bình thường đã khá khó khăn khi phải đương đầu với sự gãy đổ, phải rất vất vả để tự lo liệu lấy những hệ quả, thì với phụ nữ khuyết tật điều đó còn nặng nề hơn gấp nhiều lần. Lo cho thân mình còn chưa ổn, nữa là phải gánh vác chuyện con cái mưu sinh.

Với khuyết tật nam có dễ hơn, vì phụ nữ vốn dễ chịu đựng và hy sinh, họ lại luôn trắc ẩn thương tâm trước những hoàn cảnh nghiệt ngã. Sự gánh vác của một phụ nữ với một cuộc hôn nhân khấp khểnh là điều tự nhiên không khó hiểu. Nhưng cũng không phải khuyết tật nam nào cũng có cơ hội tìm được hạnh phúc gia đình, mà ít nhất người khuyết tật nam ấy cũng phải có được một khả năng nổi trội nào đó được đa số người chú ý và tán thưởng. “Gái tham tài”. Đó là nguyên nhân mà một số phụ nữ có thể tìm đến gây dựng với người khuyết tật nam. Còn lại phần nhiều cũng rất trầy trật trên con đường duyên nợ.

Tóm lại, dù nam hay nữ, đã là người khuyết tật thì chuyện tình yêu luôn là một câu chuyện buồn nhất cho cuộc đời. Hơn bất kỳ tình huống nào trong cuộc sống, khi bị chối từ tình cảm, dẫu nhẹ nhàng êm đềm hay gay gắt nghiệt ngã, thì người khuyết tật không chỉ mang tâm trạng một kẻ thất tình, mà còn là sự suy sụp nghiêm trọng niềm tin vào chính bản thân mình. Khi bị khước từ tình cảm, bị những ánh mắt tẻ lạnh thậm chí ruồng rẫy, người khuyết tật càng như thấy rõ hơn cái thảm hại của thể trạng mình. Nó bày ra một cách không gì che đậy được sự thiếu kém đến tội nghiệp của bản thân. Người ta có thể xử sự tế nhị tránh né trong một số hoàn cảnh khác, nhưng trong con mắt nhạy cảm của tình yêu, thì không cần phải cụ thể hành vi, người khuyết tật đã nhận ngay được thông điệp gì đang bắn cho mình. Nhiều người đã không thể chịu đựng nổi sự sỉ vả bản thân, sự mất tự tin trầm trọng, do bị người rẻ rúng mà đâm ra cũng tự rẻ rúng, để rồi tìm đến những phương thức cực đoan, quẫn trí. Hoặc nếu có lần lựa mà đi qua được thì luồng sinh khí phấn chấn cũng đã hao vợi đi nhiều lắm. Niềm tin vào bản thân vào cuộc sống cũng hao vợi đi nhiều lắm. Bên cạnh đó là sự gièm bỉu mỉa mai cười cợt của những người vô tâm “cái thân đã thế mà không tự biết mình, trèo cao cho lắm té đau ráng mà chịu thôi”. Có rất nhiều người trong cuộc sống khi nhận xét bình phẩm chuyện dại khôn của người khác thì cứ ngay đơ như một công thức hai cộng hai phải bằng bốn vậy. Rất khôn ngoan rất tỉnh táo rất sáng suốt, cho dù khi lọt tròng họ cũng ngốc dại chẳng kém gì. Nhưng người khuyết tật thì bị đòn tâm lý này rất nặng, vì vậy mà nỗi đau trong tình yêu dai dẳng và nặng nề có khi đến cả cuộc đời.


Những cuốn sách đã được xuất bản của nhà văn Đàm Lan


Nhưng dù có bao nhiêu là tấm gương, dù có bao nhiêu lần đau khổ, người khuyết tật vẫn tha thiết tình yêu, khao khát tình yêu, bởi đó vốn là một phần của cuộc sống, là những gì mà muôn muôn vạn vạn người trên thế giới này không chối bỏ được. Chỉ khổ là yêu bao nhiều thì buồn thì đau bấy nhiêu. Vậy phải làm gì cho bớt đi cái sự khắc nghiệt mà mình phải gánh chịu? Một lần nữa tôi lại nói: tôi không giỏi giang hay hón gì trong chuyện này cả. Chỉ là khóc mãi thì phải hết nước mắt. Đau mãi rồi cũng biết chai sạn lòng đi. Con mắt mình, trái tim mình không đi cùng lối với thể trạng mình. Nó có con đường riêng của nó. Tất cả mọi người có mặt trên đời đều được tạo hoá trang bị cho một số điều căn bản, trong đó có tính mỹ cảm. Người khuyết tật cũng như bao người thôi, cũng biết yêu cái đẹp quý cái hay chuộng cái giỏi. Thì lẽ tất nhiên những hình bóng làm rung động được trái tim rõ ràng là phải đẹp, cho dù cái đẹp ấy ở cung bậc trường độ nào. Có những câu nói rất máy móc kiểu như thế này “sao không kiếm người cùng cảnh ngộ mà yêu, dễ thông cảm nhau hơn, yêu chi người như thế cho khổ ra” “cái thân đã như thế còn bày đặt yêu đương làm cái gì, cứ ăn cho ngon ngủ cho kỹ không khoẻ sao”.

 Nếu bạn gặp phải những câu nói đại loại như vậy bạn nghĩ sao? Tôi thì tôi nghĩ, thôi thông cảm cho họ, vì họ là người “khuyết tật trái tim”, họ không hiểu được thế nào nghĩa là yêu. Nếu đặt cho họ một câu hỏi “Vậy anh/chị có kiếm được đúng người mình muốn yêu mà yêu không?” Cam đoan tất cả đều ngọng. Vậy đấy, nhiều người chỉ biết nói là nói, không hề hiểu được tính chất vấn đề mà mình muốn nói, có khi càng không hiểu họ đang nói gì nữa. Nên chúng ta không việc gì phải nặng lòng bởi những lời như thế. Mà cái chính là phải tìm cách để khắc chế tình cảm của mình. Đúng ra rất khó khăn để đè nén cảm xúc. Đừng vội cho rằng tôi nhìn vấn đề hẹp quá tối quá. Vẫn có những người khuyết tật có được hạnh phúc đó sao? Vâng, đúng là có, nhưng như tôi đã nói là rất ít. Vì vậy không nên vin vào cái số ít đó mà thắp lên cho mình một ảo tưởng. Nếu bạn là người may mắn gặp được một người tốt có thể yêu thương bạn mãi mãi thì bạn rất có phúc, nhưng nếu khi bạn có tình cảm với ai đó, mà bắt được tín hiệu họ lẩn tránh bạn, thì bạn ơi, hãy cố gắng mà dỗ mình, hãy cố gắng mà cản mình đừng tìm cách đến gần họ, bởi bạn càng đến gần họ lại càng chạy xa. Ban đầu họ còn chạy một cách nhẹ nhàng, nhưng rồi họ chạy vội vã hơn, lộ liễu hơn, và nếu bạn không kềm chế được bản thân, bạn sẽ nhận nhiều tủi hổ hơn, vết thương cho bạn càng sâu hơn.

Điều này vô cùng khó với những bạn còn trẻ tuổi, chưa có trải nghiệm, chưa có kỹ năng để tự điều chỉnh cảm xúc mình. Nhất là các bạn nữ. Sự yếu đuối sự nệ cảm càng bộc lộ rõ khi đau khổ trong tình yêu. Và không ít bạn đã chấp nhận cho sự lợi dụng, miễn là đáp ứng được phần nào tình cảm của bản thân. Nhưng bạn biết không ? Cái cảm giác được vỗ về trong khoảnh khắc ấy lại phải trả giá rất nhiều. Có những điều mà rồi cả cuộc đời bạn phải hối tiếc ân hận. Bởi cái sự hệ luỵ ấy không chỉ bản thân bạn phải gánh chịu, mà còn di luỵ cho một sinh linh một cuộc đời kế tiếp. Nỗi đau ấy vĩnh viễn tồn tại, vĩnh viễn sâu cứa vào tâm can bạn. Vì vậy, bạn hãy nên yêu một cách khác đi. Bạn hãy yêu họ thầm lặng, một tình yêu không đòi hỏi, một tình yêu không đáp trả, yêu cho họ chứ không yêu cho mình, họ vui vẻ hạnh phúc, dù có đau, nhưng bạn cũng sẽ vui vẻ hạnh phúc. Đừng để họ phải xử tệ với bạn, nhiều người không muốn đâu, nhưng vì bắt buộc họ phải tàn nhẫn với bạn để bạn có lý do để chấm dứt tình cảm của bạn, không chỉ là nỗi đau của bạn mà còn là sự phiền phức cho họ nữa. Bạn biết không ? với người khuyết tật, sự thương hại nào cũng tồi tệ cả, mà sự thương hại trong tình yêu là tồi tệ nhất. Nó khiến bạn trở nên hèn kém thê thảm vô cùng.

Tôi lại nói với bạn một lần nữa rằng: tôi không tài giỏi gì đâu, chỉ là tôi đã trải qua mọi điều như thế, và tôi muốn các bạn có thêm một chút suy ngẫm, để tránh cho mình những thương đau, tránh những cú sốc có thể dẫn bạn đến bế tắc. Con người ta sinh ra là để sống, cho dù sống thế nào cũng vẫn nên sống và phải sống, vì không phải tất cả chỉ có hôm nay, còn ngày mai nữa, ngày mai luôn hứa hẹn cho mỗi chúng ta những đẹp đẽ bù trừ. Vì vậy mà hãy gắng đi qua tất cả gập ghềnh để sống để đón nhận ngày mai. Khi bạn đã đi qua rồi, nhìn lại lắm khi bạn tự cười mình, nhưng cũng có những lúc bạn sẽ thấy tự hào, vì mình đã không đến nỗi sụp đổ vì những điều như thế. Và hãy nghĩ thêm một điều nữa rằng: người không khuyết tật cũng không dễ dàng gì trong việc tìm kiếm và gìn giữ hạnh phúc, huống nữa là chúng ta. Vậy nên bạn hãy thử đi. Bạn sẽ làm được. Và khi bạn đã làm được, bạn sẽ thấy cuộc đời ừ cũng không có gì là buồn cho lắm.

(còn nữa)

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho giáo viên khuyết tật ở Bắc Kạn

Sáng 15/4, tại Trường TH&THCS Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn đã diễn ra Lễ trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho cô giáo Đàm Thị Thanh Tâm- tấm gương sáng về tinh thần vượt khó vươn lên trong giảng dạy và giáo dục.
2024-04-16 09:42:30

VPBank Can Tho Music Night Run 2024 - Cơ hội quảng bá du lịch Cần Thơ

Chính thức khai mạc vào tối 13.4, VPBank Can Tho Music Night Run 2024 thực sự là ngày hội thể thao và âm nhạc, điểm hẹn để 5300 runner gắn kết, lan tỏa lối sống phóng khoáng, tích cực.
2024-04-15 10:29:32

42% cựu chiến binh xã Quảng Hưng là giàu và khá

Sáng 15/4, Hội Cựu chiến binh xã Quảng Hưng, huyện Quảng Trạch tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 - 2024.
2024-04-15 10:25:00

Nghi lễ rước đuốc trong Lễ hội Phủ Dầy năm 2024

Tối ngày 13/4 tức ngày 5/3 ÂL, tại Khu Di tích Lịch sử - Văn hóa Phủ Dầy (thôn Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã diễn ra Lễ rước đuốc đăng long – một trong những nghi lễ quan trọng nằm trong chuỗi chương trình Lễ hội Phủ Dầy năm 2024. Phủ Chính được trang hoàng lộng lẫy đèn hoa và có rất đông người dân, du khách thập phương về lễ Mẫu đều tham dự nghi lễ rước đuốc truyền thống này.
2024-04-14 21:22:43

Tưởng niệm 1981 năm ngày Giỗ Hai Bà Trưng

Ngày 14/4 (tức ngày mùng 6 tháng 3 năm Giáp Thìn), Huyện ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam huyện Phúc Thọ tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 1981 năm Ngày Giỗ Hai Bà Trưng.
2024-04-14 16:54:54

Hội thi thể thao “Khỏe trí lực sáng tương lai”: Sân chơi bổ ích của người khiếm thị

Hội thi “Khỏe trí lực sáng tương lai” lần thứ II, góp phần khẳng định tinh thần vượt khó, ý chí chiến thắng và khát vọng hòa nhập cộng đồng của người khiếm thị vừa được tổ chức tại Hà Nội.
2024-04-14 14:10:00
Đang tải...