Cần có chính sách phù hợp để Doanh nghiệp TB và NKT có cơ hội phát triển

2019-02-10 12:54:31 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều loại hình doanh nghiệp có sử dụng lao động là thương bệnh binh và người khuyết tật (NKT), như công ty cổ phần, công ty TNHH, xí nghiệp tư nhân, Hợp tác xã, cơ sở sản xuất… Chỉ tính riêng số doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam (tiền thân là Hiệp hội sản xuất, kinh doanh của người tàn tật Việt Nam) đến nay đã có một ngàn doanh nghiệp, trải rộng trên khắp 63 tỉnh, thành phố cả nước.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp của TB và NKT Việt Nam Đặng Văn Thanh phát biểu tại Hội thảo.


Hiện nay, mô hình doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp của TB và NKT Việt Nam rất đa dạng về lực lượng lao động. Có doanh nghiệp lao động chỉ toàn anh em thương, bệnh binh; Có doanh nghiệp lại chủ yếu là thương binh và thân nhân gia đình liệt sĩ; Có doanh nghiệp chỉ thu hút lao động là NKT; Có doanh nghiệp lại bao gồm cả lao động là thương binh, lao động là NKT và lao động bình thường. Với mô hình đa dạng như trên nên việc xác định tỷ lệ lao động được hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp này gặp rất nhiều khó khăn, nhiều khi gây ra sự bất bình giữa chủ doanh nghiệp đối với ngành Lao động Thương binh và Xã hội địa phương (cơ quan được Chính phủ giao quyền hướng dẫn, trình tự làm thủ tục, tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận được hưởng ưu đãi). Bởi hiện nay, chính sách ưu đãi đối với thương bệnh binh được điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng (ban hành năm 2005), còn NKT được hưởng chế độ ưu đãi thông qua các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện Luật NKT (ban hành năm 2010). Song, giữa 2 chính sách ưu đãi này lại chưa có hướng dẫn lồng ghép khi áp dụng.

Những bất cập về chính sách cần được tháo gỡ

Qua nghiên cứu hệ thống các văn bản pháp luật trong đó có các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của TB và NKT và trực tiếp là đối tượng thụ hưởng các chính sách ưu đãi đó, chúng tôi thấy còn một số vấn đề bất cập sau:

Thứ nhất: Trong khi, Pháp lệnh Ưu đãi Người có công với Cách mạng đều quy định: Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và thương binh loại B (quy định tại Điều 19 được gọi chung là thương binh), là người bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên. Còn tại Luật NKT cũng đưa ra khái niệm: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”. Như vậy, có thể khẳng định rằng, thương, bệnh binh, người hưởng chính sách như TB và NKT đều là người bị suy giảm về sức khỏe khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

Song trên thực tế, nhiều địa phương ngành Lao động – TBXH lại không công nhận TB và người hưởng chính sách như TB là NKT. Chính vì thế, tỷ lệ lao động được hưởng chính sách ưu đãi trong doanh nghiệp rất thấp.

Thứ hai: Việc cấp giấy xác nhận cho NKT hiện nay cũng gặp nhiều trở ngại.

Hiện nay trên thực tế đang tồn tại tình trạng, NKT rất khó xin các cơ quan địa phương (cụ thể là UBND phường, xã) cấp giấy xác nhận NKT. Thông thường, lý do mà họ đưa ra là anh/chị đã có công việc ổn định, có thu nhập thường xuyên (đối tượng này theo Luật NKT là không thuộc diện hưởng trợ cấp tàn tật thường xuyên) hay anh/chị ở dạng tật nhẹ không thể được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.

Từ cách hiểu sai lệch đó mới dẫn đến một hệ lụy, theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội năm 2015, cả nước có 7 triệu NKT, chiếm 7,8% dân số trong đó mới có 1,3 triệu NKT được cấp giấy chứng nhận khuyết tật.

Thứ ba: Việc áp dụng các chính sách ưu đãi khi thực hiện pháp luật về NKT có sự khác biệt lớn, cụ thể:

- Điều 4, Quyết định số 15 - TTg, ngày 20/10/1992 của Thủ tướng Chính phủ, về chính sách đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh của thương binh và người tàn tật, quy định: “Cơ sở sản xuất, kinh doanh của thương bệnh binh và người tàn tật có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật như các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác, được Nhà nước ưu đãi như sau: - Cấp lại 100% thuế lợi tức, thuế vốn. Cấp lại 50% thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt. Phần thuế cấp lại này thuộc vốn Nhà nước trợ giúp phải được ghi tăng tài sản của doanh nghiệp và phải theo đúng quy định về cấp phát và kiểm soát về tài chính hiện hành.

Quyết định Số: 51/2008/QĐ-TTg, ngày 24/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ, về chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người lao động tàn tật quy định: Các cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người lao động là người tàn tật (sau đây gọi chung là cơ sở kinh doanh) được thành lập theo quy định của pháp luật có trên 51% số lao động là người tàn tật và có quy chế hoạt động hoặc điều lệ phù hợp với đối tượng lao động là người tàn tật “thì được:

“Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Riêng đối với hoạt động kinh doanh hàng xuất khẩu (trừ xuất khẩu mặt hàng dệt, may không được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp) được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đến hết năm 2011.


Chủ các cơ sở sản xuất - kinh doanh của NKT được vinh danh tại Triển lãm sản phẩm của TB và NKT Việt Nam năm 2018.


Miễn tiền thu sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước. Trong thời gian được miễn tiền thu sử dụng đất, cơ sở kinh doanh không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; không được thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, góp vốn liên doanh liên kết bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai”. (Trích Điều 2, Quyết định số 51/2008/QĐ-TTg ).

Song Nghị định số: 28/2012/NĐ-CP, ngày 10/4/2012, của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật NKT, có quy định mức độ hỗ trợ của Nhà nước, như sau:

“Miễn tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 70% lao động là người khuyết tật trở lên. Giảm 50% tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% đến dưới 70% lao động là người khuyết tật”(Điểm đ, Khoản 1, Điều 9, Nghị định số: 28/2012/NĐ – CP).

Thực tế vừa qua cho thấy, việc quy định “Miễn tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 70% lao động là người khuyết tật trở lên” là rất cao. Với việc quy định này, Nhà nước khó có thể khuyến khích được các cơ sở sản xuất, kinh doanh thu hút và sử dụng nhiều lao động là NKT. Vì nếu doanh nghiệp sử dụng càng nhiều lao động là NKT thì khó có cơ hội phát triển ổn định, bền vững trong điều kiện nền kinh tế hội nhập sâu, rộng, bởi lao động là NKT có rất nhiều hạn chế về sức khỏe, trình độ…

Kiến nghị:

a. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu, trình Quốc Hội cho phép bổ sung đối tượng Thương binh và người hưởng chế độ như thương binh vào trong Luật Người khuyết tật, hoặc các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này trên cơ sở kế thừa Điều 2 của Pháp lệnh Người tàn tật 1998: “Người khuyết tật là thương binh, bệnh binh được quy định tại Điều 12 và Điều 13 của "Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng" được Nhà nước và xã hội tôn vinh, ngoài việc được hưởng chế độ ưu đãi riêng của Nhà nước theo pháp luật, còn được hưởng những quyền lợi trong Luật Người khuyết tật 2010 mà chế độ ưu đãi riêng chưa quy định”.

b. Đề nghị Chính phủ: Miễn tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng từ 51% lao động là NKT trở lên. Đồng thời điều chỉnh quy định tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 9, Nghị định số: 28/2012/NĐ – CP theo hướng: “Miễn tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 51% lao động là người khuyết tật trở lên. Giảm 50% tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% đến dưới 51% lao động là người khuyết tật“. Quy định như vậy sẽ phù hợp hơn với thục tế, giữ được sự ổn định để phát triển, đáp ứng nguyện vọng của NKT và các doanh nghiệp đang sử dụng nhiều lao động là NKT hiện nay.

c. Việc xin giấy xác nhận là NKT và việc xin giấy xác nhận để được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng là 2 việc khác hẳn nhau. Do vậy, Thủ tướng Chính phủ cần có ý kiến chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tạo điều kiện cho NKT dù ở mức nhẹ hay mức đặc biệt nặng đều được cấp giấy xác nhận NKT.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Nam Định kỷ niệm 55 năm thành lập Hội Người mù Việt Nam

Sáng 16/4, Hội Người mù tỉnh Nam Định đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Hội Người mù Việt Nam (17/4/1969 - 17/4/2024) và kỷ niệm 44 năm thành lập Hội Người mù tỉnh Nam Định (1980-2024).
2024-04-16 14:34:00

HDBank hỗ trợ trả góp 100% tiền học phí với kỳ hạn đến 60 tháng

HDBank là ngân hàng duy nhất triển khai gói sản phẩm Đồng hành tri thức - ưu đãi thanh toán học phí và trả góp đến 60 tháng, giải quyết nỗi lo về tài chính cho các các bậc phụ huynh.
2024-04-16 14:22:33

Phó CT Hải Phòng thăm gia đình người có công dịp 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 16/4, ông Lê Khắc Nam - Phó Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng đến thăm, tặng quà các gia đình người có công tại huyện An Lão nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
2024-04-16 11:47:00

Hải Phòng: Thông qua 7 Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 15 HĐND thành phố

Chiều 15/4, HĐND TP.Hải Phòng đã tổ chức kỳ họp 15 (chuyên đề) khóa XVI, thông qua 7 Nghị quyết và hoàn thành các nội dung chương trình đề ra.
2024-04-16 11:25:51

Cựu chiến binh xã tổ chức lớp học giáo dục truyền thống cho thanh niên

Sáng 16/4, Hội cựu chiến binh xã Quảng Tân tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 – 2024
2024-04-16 10:40:00

Tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho giáo viên khuyết tật ở Bắc Kạn

Sáng 15/4, tại Trường TH&THCS Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn đã diễn ra Lễ trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho cô giáo Đàm Thị Thanh Tâm- tấm gương sáng về tinh thần vượt khó vươn lên trong giảng dạy và giáo dục.
2024-04-16 09:42:30
Đang tải...