Cần kiểm soát thị trường không chính thức

2018-09-03 09:57:12 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Tín dụng ngoài ngân hàng (vẫn thường được gọi là “tín dụng đen”) là vấn đề được quan tâm hiện nay trên thị trường tài chính của Việt Nam.

Muốn “buôn tài” nhưng “dài vốn” khó!

Hằng năm, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đã tạo ra gần 60% việc làm (chiếm 42,2% số lao động), 44,8% doanh thu, đóng góp khoảng 40% GDP, 33% giá trị sản lượng công nghiệp, 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu, đóng góp 29,3% cho ngân sách nhà nước.

Việt Nam hiện có trên 270.000 DNNVV đang có dư nợ tín dụng tại các tổ chức tín dụng (TCTD). Đầu tư đối với khối DN trên đã liên tục tăng mạnh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, khó khăn về vốn vẫn là một nút thắt, khiến nhiều DN loay hoay trước mong muốn “buôn tài” nhưng không “dài vốn”.


Một hình thức vay vốn không thế chấp với lãi suất tính theo ngày khá phổ biến


Trong giới kinh doanh có câu “nằm lòng”, đó là “Buôn tài không bằng dài vốn”. DN hiện đang huy động vốn bằng các nguồn chính từ các nhà đầu tư, vay ngân hàng, hỗ trợ từ các quỹ chính phủ hoặc nước ngoài, huy động vốn từ người lao động trong DN… Dù vốn từ nguồn nào thì DN cũng phải có phương án sản xuất kinh doanh (đủ sức thuyết phục ngân hàng, các nhà đầu tư) và đáp ứng vấn đề tỉ lệ vốn đối ứng của chủ đầu tư.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng - Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), ở Việt Nam hiện nay, DNNVV chiếm tỉ trọng khoảng 97% tổng số DN đang hoạt động. Việt Nam hiện có 270 nghìn DNNVV đang có dư nợ tại các TCTD. Đầu tư tín dụng đối với DNNVV đã liên tục tăng mạnh trong những năm gần đây.

Ông Nguyễn Quốc Hùng cũng cho biết, trên cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho DNNVV tiếp cận nguồn vốn tín dụng để phát triển sản xuất kinh doanh, dư nợ tín dụng đối với DNNVV luôn có sự tăng trưởng đều qua các năm và trong 6 tháng đầu năm nay, tín dụng đối với DNNVV đã đạt được kết quả nhất định. Đến 30/6/2018, dư nợ tín dụng đối với DNNVV toàn quốc là 1.402.890 tỉ đồng, tăng 4,48% so với cuối năm 2017.

Mặc dù đã có những chính sách tạo điều kiện cho DNNVV tìm nguồn vốn, nhưng thực tế vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc trong việc DNNVV tiếp cận nguồn vốn, vay vốn. Các vấn đề ngoài lãi và phí, điều kiện về tài sản bảo đảm, thủ tục hành chính là hai vấn đề được gây ra nhiều khó khăn cho các DN để tiếp cận được khoản vay. Có tới gần 90% DN cho biết sẽ không thể vay vốn nếu không có tài sản bảo đảm (khảo sát của VCCI). Tỉ lệ khoản vay có yêu cầu tài sản bảo đảm tại Việt Nam lên tới 91%, tỉ lệ trung bình của thế giới là 79,2%, tỉ lệ này của khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 82,6%, ở Malaysia chỉ là 64,7%. Đa số các khoản vay của DNNVV vẫn yêu cầu tài sản bảo đảm, đặc biệt là tài sản bảo đảm là bất động sản. Nhưng các DN này thường có qui mô nhỏ, nhất là các DN siêu nhỏ với giá trị nhà xưởng, dây chuyền sản xuất không đáng kể.

Mặc dù, các qui định pháp lí mới được ban hành gần đây giúp giảm đi các thủ tục hành chính không cần thiết trong quá trình cấp tín dụng của TCTD cho khách hàng. Song, nhiều DN vẫn cho rằng thủ tục đi vay còn rườm rà, qui trình và thời gian thẩm định lâu, chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng chưa tốt…

Khó khăn trong vay vốn, bên cạnh những nguyên nhân về chủng loại sản phẩm, dịch vụ của DN cần vay vốn; phương thức cung cấp dịch vụ, hay hiệu quả hoạt động của TCTD…, thông tin DN không đầy đủ là nguyên nhân rất quan trọng khiến cho hệ thống ngân hàng rất khó cho vay các DNNVV. Hầu hết các DNNVV không xây dựng được một hệ thống báo cáo đầy đủ, đồng thời cũng có nhiều DNNVV không muốn tiết lộ thông tin. Việc hạn chế về thông tin khiến cho các TCTD đánh giá rủi ro cao hơn, yêu cầu tài sản bảo đảm nhiều hơn, quá trình thẩm định do không đầy đủ thông tin đầu vào thường kéo dài, và ngân hàng rất khó để triển khai các sản phẩm tín dụng không có tài sản bảo đảm.

Thêm nữa, cũng có hạn chế xuất phát từ chính DNNVV. Trong đó, có vấn đề như qui mô vốn nhỏ, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính hạn chế, trình độ quản trị DN bất cập, thiếu phương án kinh doanh khả thi, số liệu thiếu chính xác, thiếu hoặc không đủ giấy tờ về tài sản bảo đảm, hoặc DNNVV chưa có sự hợp tác chặt chẽ với ngân hàng khi vay vốn và cơ cấu lại khoản nợ.

Theo ông Nguyễn Kim Hùng, Giám đốc Công ty cổ phần Tái cấu trúc doanh nghiệp Việt, nhiều DNNVV khó tiếp cận vốn ngân hàng nên phải dùng đến nguồn “tín dụng đen” nhiều rủi ro và lãi suất cao. Có thời điểm DNNVV sử dụng tới 60% vốn “tín dụng đen” làm vốn sản xuất kinh doanh. Như vậy, chi phí sử dụng vốn của các DN này có lãi suất rất cao khiến cho DN không lớn được. Điều đó, cho thấy “tín dụng đen” là một thị trường vốn hơi nhạy cảm để đề cập nhưng lại đang hiện hữu rõ ràng, công khai vì nó đi vào nhu cầu thực chất của DN, lại dễ tiếp cận.

Ông Nguyễn Kim Hùng còn cho biết thêm, theo khảo sát của ông thì trung bình vốn các DNNVV chỉ có 10 tỉ đồng, do đó, để đầu tư vào các dự án thì phải huy động vốn, trong khi họ lại khó tiếp xúc được các nguồn vốn chính thức. Vì vậy, việc đầu tiên mà các chủ DNNVV làm là tìm đến nguồn vốn từ bạn bè, người thân, nếu không đủ họ mới tìm đến nguồn vốn “tín dụng đen”. Chỉ cần lên google tìm kiếm từ khóa cho vay vốn không cần thế chấp có thể thấy ngay lập tức hơn 20 triệu kết quả hiện ra. Điều đó cho thấy thị trường vốn phi chính thức đang nở rộ và đó là điều không tránh khỏi khi mà nhu cầu vay vốn của DNNVV là có thực.

Hợp pháp hóa mọi nguồn tín dụng?

Theo ông Hà Huy Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, “tín dụng đen” nở rộ do không bị vướng những điều kiện vay chặt chẽ. Công nghệ thông tin liên lạc phát triển cũng khiến cho cách tiếp cận giữa các bên có nhu cầu (vay và cho vay) trở nên thuận tiện hơn. Ông cho rằng, “tín dụng đen” không xấu nhưng cần có giải pháp quản lí. Ông đề xuất hợp thức hóa kênh cho vay này qua các cơ quan thuế. Song song đó, vẫn rà soát hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng theo hướng giúp người có nhu cầu vay dễ tiếp cận vốn ngân hàng hơn.

Ông Warricl Cleine, Chủ tịch kiêm CEO Công ty Kiểm toán KPMG tại Việt Nam, đề nghị nên thay cách gọi “tín dụng đen” bằng “tín dụng phi chính thức”. Còn ông Alatabani, chuyên gia đến từ WB, thì gợi ý cần có những gói sản phẩm tín dụng khác nhau nhắm tới các DNNVV, như các gói thuê mua tài sản là kênh để DN tiếp cận các khoản vay.

Ngoài ra, còn có công cụ FinTech. Ông Nguyễn Kim Hùng cho biết có những sản điện tử của DN tư nhân có thể kết nối và thu hút tới 35 nghìn tỉ đồng trong vòng nửa năm. Nếu được tạo hành lang pháp lí, các DN này sẵn sàng tham gia các giải pháp cung cấp vốn cho thị trường.

Đồng tình với việc phát triển FinTech, Phó thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho rằng FinTech là một trong số giải pháp có thể hạn chế được thị trường “tín dụng đen” và NHNN đã thành lập Ban chỉ đạo FinTech và sẽ sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lí để thúc đẩy hình thức này phát triển tại Việt Nam.

“FinTech đang phát triển rất nhanh và không chờ NHNN, do đó cơ quan quản lí nhà nước cần phải nhanh lên. Thị trường vốn phi chính thức cũng vậy, phát triển nhanh và mạnh từ lâu nhưng đến giờ vẫn chưa quản lí được”, ông Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng CIEM lưu ý.


Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)


Đề xuất với Chính phủ, ông Nguyễn Kim Hùng cho rằng, phải tạo ra khung pháp lí để giúp các DNNVV có thể tiếp cận nguồn vốn phi chính thức này một cách hợp lệ bởi chi phí sử dụng vốn lên đến trên 10% nhưng chưa được hoạch định vào chi phí hợp lệ. Việc tiếp cận với nguồn vốn, quỹ, công ty tài chính rất xa vời, chưa kể đến các nguồn quỹ mà Nhà nước đang khuyến khích. Ông Nguyễn Kim Hùng cũng mong, bằng cách nào đó, Chính phủ có thể hợp thức hóa “tín dụng đen” để giúp các DNNVV.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 thành phố Nam Định tổ chức Đại hội lần thứ III nhiệm kỳ 2024-2029

Sáng 18/3, Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định) đã long trọng tổ chức Đại hội lần thứ III nhiệm kỳ 2024-2029. Tham dự đại hội có 120 cán bộ, hội viên đã trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu 81 ngày đêm tại Thành cổ Quảng Trị năm 1972.
2024-03-19 09:17:10

Giải mã sức hút của VPBank Can Tho Music Night Run 2024

Chỉ còn chưa đầy một tháng lễ hội thể thao âm nhạc đẳng cấp VPBank Can Tho Music Night Run 2024 sẽ chính thức diễn ra. Với mức giá siêu hấp dẫn, làn sóng săn lùng BIB của giải đã nhanh chóng lan rộng.
2024-03-18 15:23:48

TH School Happiness Day - “Rất nhiều nụ cười, cái bắt tay, cái ôm chia sẻ ấm áp… ở ngôi trường hạnh phúc”

Hơn 1.600 học sinh, phụ huynh và người dân Hà Nội trải nghiệm Lễ hội Hạnh phúc - TH School Happiness Day 2024 tại không gian xanh mát, hiện đại chuẩn quốc tế của ngôi trường hạnh phúc TH school cơ sở Hòa Lạc.
2024-03-18 15:15:00

Hoa Kỳ và Việt Nam khởi động dự án mới đối phó với biến đổi khí hậu tại ĐBSCL

Ngày 15-3, tại TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức lễ khởi động Dự án Bảo vệ Hệ sinh thái ven biển ĐBSCL.
2024-03-18 11:15:41

Quốc hội dành 1 ngày chất vấn các vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, ngoại giao

Sáng 18/3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Phiên Chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
2024-03-18 10:40:59

Hoa Kỳ mở rộng chương trình hỗ trợ người khuyết tật tới tỉnh Bạc Liêu

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho biết, ngày 14/3/2024, tại tỉnh Bạc Liêu, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam đã phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ khởi động một dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-03-18 08:28:00
Đang tải...