Cảnh sát các nước làm gì để chống gian lận thi cử?

2016-07-07 17:26:15 0 Bình luận
Trở thành một vấn nạn lớn trên thế giới, nhất là tại các quốc gia đang phát triển, gian lận thi cử giờ đây không chỉ là hoạt động thuộc phạm vi ngành giáo dục quản lý mà nó đã được chuyển giao cho lực lượng cảnh sát kiểm soát.
Tại một số quốc gia ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc…, cảnh sát còn được yêu cầu có mặt tại các phòng thi để ngăn ngừa khả năng các thí sinh quay cóp bài theo cách truyền thống hoặc dùng các công nghệ kỹ thuật hiện đại.
 
Ở châu Á, đi đầu trong việc sử dụng lực lượng cảnh sát để chống gian lận thi cử là Ấn Độ. Áp lực phải đỗ đạt trong những cuộc kiểm tra hàng năm của các thí sinh ở quốc gia Nam Á này đang khiến tình trạng gian lận thi cử ngày càng gia tăng. Vô số cách gian lận, từ cổ điển như dùng phao thi, đến hiện đại như máy ảnh và máy quay công nghệ cao, trở thành trào lưu phổ biến ở Ấn Độ, nơi các trường công đặc biệt quan tâm đến điểm số và các kỳ thi ở mọi cấp. 
 
Các sinh viên có điều kiện kinh tế khá giả hơn sẽ tìm kiếm những công cụ như camera giấu trong cà vạt, bút và áo ngực có tích hợp công nghệ truyền dẫn dữ liệu Bluetooth được bày bán trong các cửa hàng nằm khuất trong những khu ngõ hẹp của phố cổ tại thủ đô New Delhi… Tại một số địa phương nghèo, các phụ huynh còn ngang nhiên trèo rào hoặc leo qua tường để ném phao thi cho con em mình. 
 
Vì thế, trong vòng 3 năm trở lại đây, Ấn Độ đã quyết định điều lực lượng cảnh sát cùng tham gia giám sát tại các địa điểm thi mỗi khi mùa thi đến. Có một số nơi, cảnh sát đã phải nổ súng để giải tán đám đông người nhà thí sinh đang bu kín xung quanh địa điểm thi và có hành động quá khích. 
 
Kết quả là số vụ gian lận thi cử bị phát hiện ngày càng nhiều. Thậm chí, ở bang Bihar, hồi năm ngoái, nhà chức trách còn cho bắt giữ 1.000 người trong kỳ thi tuyển dụng cảnh sát khi phát hiện gian lận bằng cách đối chiếu vân tay trên bài thi và dấu vân tay người đăng ký dự tuyển. 
 
Gần đây nhất, vào tháng 3 vừa qua, Ấn Độ "lại nổi tiếng" bằng hình thức chống gian lận khá đặc biệt khi các thí sinh nam bị yêu cầu ngồi khoanh chân trên một bãi đất trống ở thị trấn Muzaffarpur và chỉ mặc mỗi quần đùi. Những thí sinh này đang tham gia một cuộc thi tuyển vào quân đội nên ngoài các nhân viên cảnh sát kiểm tra theo yêu cầu, các thí sinh còn bị kiểm tra kỹ lưỡng bởi các binh sĩ quân đội.
 

Kỳ thi đại học là kỳ thi gắt gao nhất ở Trung Quốc và cũng là nơi có tỷ lệ gian lận thi cử nhiều nhất. Ảnh: Rex.

Học tập theo phương pháp của Ấn Độ nhưng có chút cải biên, trung tuần tháng 6 vừa qua, khi 9,4 triệu học sinh trung học bước vào kỳ thi đại học, Trung Quốc cũng huy động cả lực lượng cảnh sát đặc nhiệm nhằm bảo vệ an toàn cho các thí sinh cũng như giúp bắt giữ những thành phần gian lận trong thi cử. 
 
Hãng Reuters cho biết, đây là lần thí điểm đầu tiên của Trung Quốc trong việc sử dụng cảnh sát để chống gian lận thi cử nên ở mỗi một địa phương, chính quyền sẽ có điều chỉnh riêng. 
 
Chẳng hạn, tại thành phố Hoàng Sơn, tỉnh An Huy, chính quyền đã yêu cầu lực lượng cảnh sát hỗ trợ các trường lắp đặt camera quan sát trong các phòng thi và thiết lập một đội ngũ kỹ thuật viên là nhân viên cảnh sát để theo dõi các tín hiệu vô tuyến trong một chiếc xe bên ngoài điểm thi nhằm nắm bắt nhanh chóng thí sinh có hành vi gian lận. 
 
Ở thành phố Lạc Dương của tỉnh Hà Nam, lực lượng cảnh sát lại được lệnh hỗ trợ cơ quan giáo dục một vài chiếc máy bay không người lái có radar quan sát trong tầm bán kính 1km để phát hiện chính xác các địa điểm phát ra tín hiệu vô tuyến mà những thí sinh dùng thiết bị điện tử để gian lận. 
 
Riêng ở các thành phố lớn như thủ đô Bắc Kinh, thành phố Thượng Hải, việc triển khai lực lượng cảnh sát trông thi được thực hiện bài bản hơn. Mỗi một địa điểm thi đều có 8 sĩ quan cảnh sát đứng gác. Những người này chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh quanh khu vực thi, không cho người nhà các thí sinh lại gần hoặc nhanh chóng phát hiện những máy móc hiện đại với công nghệ cao được người nhà thí sinh sử dụng để hỗ trợ con em mình trong khi thi. 
 
Còn tại mỗi phòng thi, một sĩ quan thuộc lực lượng cảnh sát đặc nhiệm sẽ chịu trách nhiệm phân phát giấy thi và cung cấp đề thi cho các thí sinh. Sĩ quan này cũng được quyền kiểm tra thí sinh trong giờ thi nếu phát hiện những dấu hiệu khả nghi. 
 
Tân Hoa Xã đưa tin, tại các địa điểm thi của năm nay, hệ thống wifi hoặc internet sẽ không được sử dụng. Biện pháp cắt này cũng đã được Iraq sử dụng khá triệt để trong 1 năm gần đây. 
 
Tờ The Guardian cho biết, Iraq quyết định cắt Internet trên cả nước trong vài giờ đồng hồ, đồng thời cấm sử dụng điện thoại di động trong phòng thi hoặc dùng các thiết bị gây nhiễu sóng ở khu vực thi. Tuy nhiên, việc cúp mạng internet lại ảnh hưởng đến các cá nhân, doanh nghiệp trên cả nước ở Iraq.
 

Cảnh sát Thái Lan công bố những thiết bị thu giữ được từ những thí sinh có hành động gian lận thi cử. Ảnh: National.
 
Còn tại Mỹ, sau một vài vụ gian lận thi cử nghiêm trọng liên quan đến các du học sinh nước ngoài, chính quyền Washington đã yêu cầu Bộ Nội vụ thiết lập một đơn vị điều tra riêng về việc này. Nhiều chiến dịch chống gian lận thi cử đã được thực hiện một cách thành công, trong đó đáng chú ý là vụ bắt giữ 21 đối tượng tham gia đường dây gian lận thi cử. Những kẻ này đã giúp 1.000 du học sinh kéo dài thời gian học và được ở lại nước này. 
 
Để gài bẫy và tóm gọn chúng, các điều tra viên của Bộ Nội vụ Mỹ đã tạo ra một trường đại học giả mang tên Đại học Bắc New Jersey. Trường học có văn phòng đặt tại Cranford, New Jersey, với các đặc vụ sắm vai ban quản trị song không có giảng viên cũng như các lớp học… 
 
Hồi tháng 5, cảnh sát Mỹ cũng phát hiện những dịch vụ xin học hộ, thi hộ, làm bài tập hộ mà nhiều sinh viên đến từ Trung Quốc hay sử dụng. Ở Đại học Iowa, cảnh sát còn tìm thấy những dịch vụ này được lan truyền tới các sinh viên bằng email và tin nhắn bằng tiếng Trung, đề nghị giúp đỡ sinh viên Trung Quốc tại các trường đại học Mỹ. 
 
 công ty sẽ viết bài tiểu luận, làm hộ bài tập về nhà, thậm chí là bài thi cho khách hàng. Tất cả với giá khoảng 1.000 USD/khóa  học. Tiếp đó, ở Đại học Washington, Đại học Alabama và Đại học Penn State, các sinh viên cũng đều nhận được quảng cáo kiểu này từ các công ty vô danh bằng tiếng Trung qua email.
 
Trong khi đó, tại Hàn Quốc, học sinh bị phát hiện gian lận trong thi cử sẽ lãnh mức án tù từ 3-7 năm tùy theo mức độ nghiêm trọng, kèm theo xử phạt hành chính. Luật cũng quy định, người nào cố tình mạo danh để thi hộ cho người khác, tiếp tay cho các hành vi gian lận cũng sẽ bị công an bắt giam và xử lý nghiêm. 
 
Hãng Yonhap cho biết, trong vụ phát giác gian lận thi cử ở Kwangju, phía Nam tỉnh Cholla hồi năm ngoái, cảnh sát đã vào cuộc và truy lùng tới gần 1.000 tin nhắn bị nghi là lời giải cho các bài thi. 
 
Một sĩ quan cảnh sát Hàn Quốc khi được hỏi cũng phải thừa nhận rằng, các gian lận đều được chuẩn bị và bố trí hết sức tinh vi theo các đường dây. Dù có lệnh cấm sử dụng điện thoại di động trong kỳ thi nhưng các thí sinh vẫn bằng cách nào đó mang điện thoại vào phòng thi. Họ gửi tin nhắn về đề bài thi ra ngoài. Bên ngoài, các máy giải sẽ giải nhanh các câu hỏi này và sau đó gửi cho một nhóm trợ thủ. Nhóm này tiếp tục gửi tin nhắn cho các thí sinh bên trong… 
 
Theo khảo sát của Viện Khảo thí giáo dục Mỹ ETS, tỷ lệ học sinh từng thực hiện hành vi gian lận trong thi cử hiện nay vào khoảng 75%, trong khi đó cách đây hơn nửa thế kỉ, con số này chỉ là khoảng 20%. Đáng buồn là tình trạng gian lận trong thi cử không chỉ có ở học sinh kém mà đã mở rộng hơn rất nhiều, lây sang cả những học sinh có trình độ khá, thậm chí giỏi.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51

Standard Chartered Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác đầu tư năng lượng sạch

Ngày 16/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, với cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam.
2024-04-19 09:42:00

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

UBND TP. Hải Phòng ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND về triển khai các hoạt động thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, là những người đã có nhiều cống hiến, hi sinh… trong chiến dịch lịch sử.
2024-04-19 08:15:51

Cửa Lò khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2024

Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 với chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
2024-04-18 22:15:00
Đang tải...