Câu chuyện về ông giám đốc đi bằng… tay

2016-09-27 14:10:11 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Mọi người vẫn gọi ông là “đệ nhất dị nhân”, ông ở tại thôn Xuân Trạch, xã Xuân Canh (Đông Anh - Hà Nội). Bởi chỉ với hai bàn tay thôi nhưng hàng chục năm qua ông đã đi khắp phố phường Hà Nội để kiếm việc làm cho những người khuyết tật. Ông là Bùi Văn Chính, giám đốc Trung tâm Dạy nghề và hướng nghiệp nhân đạo huyện Đông Anh.
Câu chuyện về ông giám đốc đi bằng… tay
“Dị nhân” Bùi Văn Chính

Tuổi thơ sóng gió

Lúc chúng tôi đến ông Chính đang cùng nhân viên bàn về kế hoạch dạy nghề cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn trong huyện thấy khách lạ ông vồn vã mời vào nói như reo: “Các cô, các chú vào đây! Lâu rồi Trung tâm không có khách đến chơi”. Nhìn căn phòng nhỏ treo rất nhiều bằng khen chúng tôi hiểu để có thành quả ngày hôm nay ông đã phải vất vả như thế nào. Rót nước mời khách, bên chén chè nóng hổi ông kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời không may mắn của mình.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, năm lên 3 tuổi thì bị một trận ốm thập tử nhất sinh dẫn đến liệt hai chân. Thấy cậu con trai đang đi lại bình thường sau trận ốm thập tử nhất sinh bỗng dưng nằm một chỗ hai chân cứ teo dần bố mẹ cậu lo lắng đưa con đi viện nhưng ngày đó cuộc sống khó khăn cả nhà chỉ trông vào vài sào ruộng. Dù thương con nhưng bố mẹ Chính cũng đành phải chấp nhận số phận. Liệt hai chân cả ngày cậu bé Chính lê lết quanh chiếc phản nhiều hôm bố mẹ bận việc đồng áng mấy chị em tự nấu cơm cho nhau ăn. Năm 6 tuổi, thấy bạn bè cùng trang lứa cắp sách tới trường học con chữ Chính đòi bố mẹ cho cậu đi học và cảm giác thiệt thòi mới bắt đầu nhen nhóm trong tâm hồn non nớt của cậu. “Sáng nào cứ chuông đồng hồ báo 6 giờ tôi lại “đi” bằng hai tay ra đầu ngõ ngóng các bạn đi học nhiều hôm cứ thẫn thờ trông theo cho đến khi khuất bóng mới quay vào. Tôi về nhà đòi mẹ cho đi học, mẹ tôi thương con nhưng chẳng biết làm thế nào thật sự có nhiều lần tôi đã khóc vì tủi thân. Nhìn các bạn được đi học mà thèm quá, tôi đánh bạo xin đi cùng lúc đầu lũ bạn cũng ái ngại nhưng thấy tôi cứ nài nỉ chúng cũng đồng ý. Tôi trốn nhà lết đến trường đoạn nào khó thì nhờ bạn cõng đến nơi tôi đứng ngoài nghe thầy giảng nhiều hôm mải nghe muỗi đốt sưng cả chân. Một lần bố tôi về nhà không thấy con hớt hải đi tìm nghe mọi người bảo tôi theo bạn đến trường bố chạy đến nhìn thấy tôi hai bố con ôm nhau khóc” - Ông Chính ngậm ngùi nhớ lại.

Không chịu đầu hàng số phận cậu bé Chính vẫn theo bạn đến lớp tối về không có sách vở cậu dùng gạch non nguệch ngoạc tập viết, tập làm toán theo trí nhớ. Là cậu bé sáng dạ tuy chỉ học lỏm nhưng Chính làm toán nhanh hơn các bạn. Thương đứa con thiệt thòi nhưng hiếu học bố mẹ Chính đành đánh liều đến trường xin cho cậu được đi học. Vậy là sáng sáng mọi người trong thôn lại thấy hình ảnh trong đám học sinh tung tăng cắp sách đến lớp có một cậu bé vai đeo chiếc túi vải lớn “đi” bằng hai tay đến lớp. Nhấp thêm ngụm nước ông tiếp tục kể cho chúng tôi nghe về những ngày đã xa: “Trường cách nhà 2 cây số, sáng nào mẹ cũng gọi tôi lúc 5 giờ rồi gói cho tôi một nắm cơm to. Nhiều hôm mưa gió đến được lớp thì ướt hết sách vở, thấy hoàn cảnh tôi như vậy cô giáo bèn cử mấy bạn gần nhà sáng qua rủ tôi đi học. Ấy thế mà 6 năm trời ròng rã “thằng bé không chân” như tôi đến lớp đều đặn không nghỉ buổi nào”.

Học hết lớp 6, gia đình vì hoàn cảnh kinh tế gia đình, Chính không thể tiếp tục theo học cậu đành nói lời chia tay trường lớp. Nhưng không vì thế mà Chính từ bỏ ý định học của mình. Ban ngày ở nhà giúp mẹ làm việc nhà thổi cơm, trông gà tối đến cậu lại mượn sách vở của bạn về tự học. Năm 14 tuổi, Chính theo người họ hàng lên Lai Châu học Đông y nhưng được một thời gian cậu lại phải nghỉ vì thầy dạy lâm bệnh nặng. Đang loay hoay không biết phải làm gì thì Chính gặp một thầy địa lý người Trung Quốc đang lưu lạc tại Lai Châu tìm huyệt long mạch. Thấy Chính có khuôn mặt khôi ngô lại bất hạnh nên ông thầy đã nhận cậu làm đệ tử.

Bươn trải để... thành công

Vậy là cuộc đời của Chính bắt đầu những tháng ngày theo thầy đi lang thang khắp vùng Tây Bắc để học nhưng chẳng được bao lâu một lần nữa số phận lại đùa cợt với một người không may như ông Chính. “Tôi theo thầy được một thời gian học đủ các ngón nghề từ cảm xạ học, huyệt long mạch học, tướng học đến pháp học và nhiều thứ khác nhưng tôi không có chủ định học thầy bói nên kiến thức rơi rụng mất. Rồi thầy ốm nặng, trước khi qua đời ông đã bói cho tôi một quẻ và phán: Đời con suốt đời làm ông chủ nhưng gian nan hơn người khác, phải đi nhiều hơn người khác và phải chịu khó “cạy cục” hơn những ông chủ khác. Thầy tôi nói không sai tí nào, đến nay đã bao nhiêu năm rồi tôi càng nghiệm thấy đúng. Số làm ông chủ nhưng không sướng, khổ nữa là đằng khác, thậm chí nhiều lúc rơi nước mắt” - Giọng ông chùng xuống.

Câu chuyện về ông giám đốc đi bằng… tay
Ông Chính tỉ mỉ truyền nghề cho từng học viên

Nơi đất quê người không người thân, một mình ông Chính đứng lên lo tang ma cho thầy rồi lại vác ba lô lang bạt khắp nơi làm đủ mọi nghề. Từ rửa bát, nhặt rau, đến giao hàng và nhiều thứ nghề không tên khác với mong muốn khẳng định mình cũng có ích như bao người lành lặn. Năm 1975, ông trở về quê hương gia nhập Hợp tác xã Xuân Trạch. Thấy nghề thêu ren đang phát triển, ông đánh bạo mời giáo viên về mở lớp thêu ren dạy cho bà con trong xã. Lúc đầu nghe ông Chính đề xuất việc mở lớp dạy thêu bà con trong xã ai cũng lắc đầu tự hỏi không hiểu ông đang định làm gì. Bỏ qua những lời khuyên ông vẫn quyết tâm mở lớp, mở xưởng. Rồi lại một mình đi khắp nơi tìm các mẫu đẹp về cho thợ thêu. Khi những sản phẩm đầu tiên ra lò ông lại lo tìm cách đưa hàng ra thị trường trong nước và xuất khẩu hàng ra nước ngoài.

Lô hàng đầu xuất đi bị khách nước ngoài trả về vì chê xấu, tay nghề chưa cao. Nhìn lô hàng lỗi xếp xó nơi góc phòng lòng ông như có lửa đốt. Ông bàn với mọi người một mặt nâng cao tay nghề một mặt cải tiến mẫu mã. Chọn ra một sô sản phẩm ưng ý ông gửi đi chào hàng ở Liên Xô cũ và ngay lập tức ông nhận được những cái gật đầu hài lòng vậy là xưởng thêu đã có cơ hội phát triển. Chỉ tay vào một tấm thêu được lồng trong khung kính treo trang trọng trên tường ông Chính hồ hởi nói: “Hàng làm ra đến đâu hết đến đấy. Xưởng mở ra giúp công ăn việc làm cho hàng trăm lao động của xã, có thời điểm còn tuyển thêm cả lao động của các xã bên”. Năm 1985, thị trường các nước Đông Âu không còn chuộng hàng thêu ren Việt Nam nữa xưởng của ông mới chính thức đóng cửa. Không chịu ngồi không ông lại một mình sang Bắc Ninh tìm đất mở xưởng đóng gạch vùng Đa Hội, Bắc Ninh vẫn nhắc đến xưởng gạch ông Chính vì nhờ nó mà đã giải quyết việc làm cho thanh niên trong vùng trong suốt 20 năm trời.

Năm 2006, xưởng gạch của ông Chính đóng cửa ông về quê được sự tín nhiệm của mọi người hưởng ứng chương trình “Vì người nghèo” của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, “người đàn ông không chân” đã đứng ra thành lập Trung tâm nhân đạo của huyện Đông Anh.

Những ngày Trung tâm mới thành lập gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn không có nguồn thu để đào tạo học viên. Ông Chính lại phải dùng đến đôi tay thay cho đôi chân bại liệt đi “gõ cửa” các cơ quan ban ngành xin hỗ trợ cho các học viên. Ngày khai giảng khoá học đầu tiên ông mừng rơi nước mắt khi nhìn thấy 65 mảnh đời bất hạnh về học nghề tại đây.

Câu chuyện về ông giám đốc đi bằng… tay
Nhiều người khuyết tật đã “tìm thấy nhau” ở trung tâm

Sau 6 năm thành lập từ chỗ phải mượn cơ sở vật chất Trung tâm đã xin được một mảnh đất làm trụ sở riêng, mở được 4 khóa học đã khai giảng với trên 500 em khuyết tật, mồ côi đến đây. Đến với Trung tâm các em được học nghề, ăn ở miễn phí và có việc làm ổn định sau khi kết thúc khóa học. Nhìn bức tường treo kín bằng khen chúng tôi hiểu công sức của Giám đốc Bùi Văn Chính quả thật không hề nhỏ. Ông Chính kể: “Dạy nghề cho các em khuyết tật không đơn giản, mình phải biết truyền nhiệt huyết, nói bằng con tim để các em cảm nhận và hành động. Nhiều em khi đến với Trung tâm không biết đọc biết viết nhưng vào được một thời gian các em đã đọc thông viết thạo. Ở đây phương châm của chúng tôi là không chỉ dạy các em có được một cái nghề mà dạy các em biết đi lên bằng nghị lực của mình”.

Học viên của trung tâm đến từ khắp nơi, từ Điện Biên, Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh… với đủ mọi số phận thiệt thòi khác nhau. Nhưng mừng nhất, khi họ đến chung một mái nhà để học cho mình một thứ nghề kiếm sống, để thành người có ích cho xã hội. Không chỉ tạo cho các em khuyết tật có công ăn việc làm, Trung tâm còn làm mối cho nhiều học viên thành vợ thành chồng. Rất nhiều “ vầng trăng khuyết” đã tìm được một nửa của mình khi đến học nghề tại Trung tâm. Ông Bùi Văn Chính đã thay mặt những người cha người mẹ của các em dẫn dắt các em tới tương lai bằng chính nghị lực và khối óc của mình. Giờ đây người đàn ông đi bằng tay ấy vẫn ngày ngày miệt mài mở những cánh cửa tương lai cho những vầng trăng khuyết của mình.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51

Standard Chartered Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác đầu tư năng lượng sạch

Ngày 16/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, với cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam.
2024-04-19 09:42:00

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

UBND TP. Hải Phòng ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND về triển khai các hoạt động thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, là những người đã có nhiều cống hiến, hi sinh… trong chiến dịch lịch sử.
2024-04-19 08:15:51
Đang tải...