Chuyện cổ tích về lão nông mù sửa điện tử giỏi nhất xã

2018-12-25 11:54:12 0 Bình luận
Bị tai nạn mù 2 mắt từ khi mới lên 12 tuổi, cuộc đời gặp nhiều biến cố bất trắc, tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng, ông Đinh Văn Sỹ (SN 1965, trú xã Cẩm Yên, Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) đã khiến nhiều người khâm phục về khả năng làm kinh tế của mình.

Tìm về thôn Bình Thọ, xã Cẩm Yên, khi được hỏi về ông Sỹ “mù” giỏi làm kinh tế, chúng tôi được người dân ở đây chỉ đường tận tình. Cảm nhận chung khi được hỏi về ông Sỹ là người “tàn nhưng không phế”, mọi người dân thôn Bình Thọ đều khâm phục về sự nỗ lực không ngừng nghỉ để vượt qua hoàn cảnh của ông Sỹ “mù”.

Tai nạn cướp mất đôi mắt

Đón tiếp chúng tôi trong căn nhà khang trang, ông Sỹ vui vẻ rót nước mời khách rồi trầm ngâm kể về cuộc đời nhiều sóng gió thăng trầm mà ông đã trải qua.


Sau trận ốm ông Sỹ tự mày mò thiết bị điện tử để rồi trở thành một người thợ sửa đồ điện ở trong xã.


Ông Sỹ nhớ lại, năm 12 tuổi, chưa học xong lớp 3, trong một lần đi chăn trâu chơi đùa cùng bạn bè không may ông bị trượt ngã đứt dây thần kinh thị giác. Mặc dù gia đình đã đưa ông đi chữa trị ở nhiều nơi nhưng vẫn không khỏi. Cuộc đời ông từ đó trời đất, ngày đêm một màu đen, nét mặt cha mẹ, anh chị em và bạn bè cùng trang lứa chỉ còn trong trí nhớ.

“Ngày đó gia đình đưa tôi đi chữa các thầy lang trong vùng, họ dùng vôi và trầu xát vào mắt tôi. Càng chữa tôi càng đau đớn cuối cùng đôi mắt tôi mờ hẳn, không còn thấy bất cứ thứ gì. Từ đó tôi dần quen với bóng tối” – ông Sỹ kể.

Không đầu hàng số phận, ông Sỹ đã cố gắng vượt qua những ngày dài chìm trong nỗi tuyệt vọng, sự tự ti, mặc cảm, tự rèn luyện bản thân quen dần với hoàn cảnh hiện tại, học cách di chuyển, tự làm những việc vặt giúp cha mẹ…Dần dần ông đã có thể theo bạn bè đi mò cua, bắt cá khắp làng kiếm thêm phụ giúp gia đình.

Năm 20 tuổi, thông qua mai mối, ông và một cô gái sống cùng huyện Cẩm Xuyên kết hôn, có 2 con. Ngỡ rằng niềm hạnh phúc đó có thể mang đến sức mạnh để vợ chồng ông Sỹ vượt qua những khó khăn của cuộc sống, thế nhưng, số phận nghiệt ngã chưa buông tha người đàn ông khiếm thị. Năm 1995, trong lần đi chăn bò, hai con 5 và 8 tuổi của ông bị ngã sông chết đuối.

"Biến cố ấy khiến cả gia đình suy sụp. Tôi và vợ sống với nhau thêm một thời gian nữa nhưng không thể sinh thêm con. Cô ấy buồn rầu, bỏ về nhà ngoại, tôi một mình cô đơn" - ông Sỹ nhớ lại.

Sau những nỗi đau, sụp đổ tinh thần, bản lĩnh vốn có trong con người ông tiếp tục trỗi dậy, ông tiếp tục gắng gượng vượt qua tất cả. Thế rồi, số phận sắp đặt, trong một lần bà Nguyễn Thị Nguyệt (cùng huyện Cẩm Xuyên, người đã 1 lần dang dở) đi gặt lúa gặp ông Sỹ.

Ngay lần đầu gặp gỡ, những cảm thông thấu hiểu giữa 2 người khiến họ như đã tìm lại được những gì còn thiếu trong cuộc đời. Từ đó “mối tình rổ rá” bện chặt, họ quyết định cùng nhau bước thêm một lần nữa.

Năm 1999, họ tổ chức đám cưới, tuy không có mâm cao cỗ đầy, nhưng đầm ấm, hạnh phúc của hai bên gia đình. Ba năm sau ngày cưới, bà Nguyệt sinh cô con gái Đinh Thị Huế khỏe mạnh, xinh xắn.

Làm kinh tế giỏi, sửa đồ điện hay

Sau những năm đến với nhau, vợ chồng ông Sỹ không ai bảo ai mà cứ thế cố gắng làm lụng nuôi con khôn lớn.

Từ ruộng vườn rộng hơn 1 mẫu của cha mẹ để lại, vợ chồng ông quyết tâm cải thiện kinh tế, tăng thu nhập từ trồng lúa, rau màu, chăn nuôi bò, lợn, gà và chim bồ câu… Ông bà tích lũy, vay mượn để mua con bò nái đầu tiên, rồi dần nhen lên 3 con bò sinh sản, mỗi năm lại sinh bê con để ông bà chăm sóc, tăng nguồn thu.

Cũng với cách làm lấy ngắn nuôi dài, mô hình chăn nuôi tổng hợp của gia đình ông hiện đã có thêm 1 con heo nái và gần 10 con lợn thịt, hàng trăm con chim bồ câu và gà... Trừ mọi chi phí, mỗi năm gia đình ông Sỹ còn tích lũy được 30 - 40 triệu đồng.


Ngôi nhà khang trang, nổi bật ở vùng quê nghèo xã Cẩm Yên của ông Sỹ "mù"


“Ngày trước, tôi thường đi mò cua bắt ốc, thả lưới bắt cá, sau một lần đi bắt cá dầm mưa về bị cảm hàn nặng nên từ đó tôi không đi nữa mà dành thời gian để nghiên cứu các thiết bị điện trong nhà, mày mò sửa chữa quạt điện, đài radio, loa máy...”, ông Sỹ cho biết về cơ duyên với nghề sửa đồ điện tử của mình.

Ông có riêng một bì tải đựng đồ nghề như ốc vít, tuốc nơ vít, các thiết bị điện. Trong nhà luôn có quạt điện, loa hỏng của người dân tới nhờ sửa chữa. Cứ thiết điện bị nào gặp vấn đề, khi qua tay ông Sỹ đều hoạt động trở lại. Hệ thống điện trong nhà mỗi khi gặp trục trặc, ông Sỹ đều ngắt cầu dao và tự sửa.

"Để sửa chữa một thiết bị, tôi thường mở nó ra lần mò các dây, mạch của nó. Có khi phải mở cái hoạt động bình thường để tìm hiểu rồi mới sửa cái đã hỏng. Nhiều lúc sửa chữa một thiết bị, tôi phải căng dây điện, tìm mạch đứt, có khi mất vài tiếng mới xong”, ông Sỹ cho biết cách ông làm việc với các thiết bị điện tử.

Ông Sỹ cũng cho biết, thiết bị nào cháy hẳn thì ông chịu, còn hỏng hóc mạch bên trong thì tự nối được. "Cứ đến mùa hè, tôi đắt khách hơn, mọi người thường đem quạt điện hỏng tới sửa. Tiền công để mua thêm ít thực phẩm, cải thiện bữa ăn cho gia đình", ông Sỹ nói.

Nói về cuộc sống gia đình, vợ ông Sỹ chia sẻ, dù cả 2 đến với nhau đều khó khăn nhưng vợ chồng bà luôn “đồng sức đồng lòng” vượt qua tất cả. Quá trình sinh sống, bà rất hạnh phúc khi ông tâm lý, giỏi việc đồng áng. Không nhìn thấy ánh sáng, nhưng ông luôn giành làm hết các phần việc nặng hơn về mình.

“Bây giờ chúng tôi không phải tự hào gì nhưng nhìn lại những chuỗi ngày khó khăn để có kết quả như ngày hôm nay thì cũng thấy khá bằng lòng. Nhìn ra xã hội thì mình không bằng ai nhưng so với thân phận của vợ chồng tôi như thế cũng được rồi. Đặc biệt hơn là chúng tôi luôn hạnh phúc vì con gái ngoan ngoãn, học giỏi tạo niềm hãnh diện cho bố mẹ với bà con lối xóm” – bà Nguyệt vui vẻ chia sẻ.

Ông Nguyễn Đức Vinh, Chủ tịch xã Cẩm Yên cho biết, bằng sự nỗ lực, vượt qua nghịch cảnh, hiện gia đình ông Sỹ có kinh tế tốt, xứng đáng là tấm gương cho nhiều người noi theo. Với tài năng và sự đóng góp cho địa phương, ông Sỹ nhiều lần được huyện và tỉnh tặng bằng khen.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Trường trung học Việt-Úc Hà Nội tổ chức sự kiện để tôn vinh Tiếng Việt

Sau 3 tuần tập luyện, VASers Trung học đã biểu diễn một sân khấu tuyệt vời, gây ấn tượng sâu sắc với khán giả, tạo nên một sân khấu đầy cảm xúc mang tên "Hoa nắng - Tiếng mẹ thân thương"
2024-03-29 20:38:29

Quận Đống Đa phát động thi viết báo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Đảng ủy Khối doanh nghiệp quận Đống Đa hưởng ứng Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
2024-03-29 10:26:56

KUN Happy Run Cần Thơ 2024 - Sân chơi thể thao đỉnh cao, căng trào cảm xúc

Trước thềm giải chạy VPBank Can Tho Music Night Run 2024, sáng ngày 13/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), thương hiệu KUN thuộc CTCP Sữa Quốc tế (IDP) và Nexus Sport Events sẽ phối hợp tổ chức giải KUN Happy Run Cần Thơ 2024. Giải chạy nhằm lan tỏa tình yêu thể thao, truyền cảm hứng về lối sống nhân văn, tích cực đến các mầm non tương lai của đất nước.
2024-03-29 10:04:15

Du khách được ăn hơn 400 món tại Lễ hội văn hóa ẩm thực TP.HCM

Lễ hội Văn hóa ẩm thực Món ngon Saigontourist Group 2024 hấp dẫn với hơn 400 món ăn, thức uống đặc trưng ba miền tại 40 gian hàng ẩm thực.
2024-03-28 22:55:00

Thành lập Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật TP Thái Nguyên

Ngày 28/3, tại TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên; Hội Người khuyết tật TP Thái Nguyên tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật.
2024-03-28 17:48:00

Về thăm chùa cổ Kiên Lao - Sùng Phúc tự

Chùa Kiên Lao (Sùng Phúc tự) ở làng Kiên Lao, xã Xuân Kiên (Xuân Trường, Nam Định) là một trong những danh lam cổ tự của vùng đất “Địa linh, nhân kiệt”. Nơi đây Hòa thượng Thích Thiện Tri trụ trì là bậc hoằng pháp chân tu cùng Hội phật tử dốc lòng tâm huyết, luôn mang lại phúc lành cho mọi người dân và tín đồ phật tử muôn phương.
2024-03-28 16:04:55
Đang tải...