Công ty CP Đầu tư Vĩnh Cát tiếp tục bị “tố” vô trách nhiệm với người lao động

2018-05-03 09:10:34 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Sáng Chủ nhật ngày 22/4/2018, bà Lại Thị Toàn (sinh năm 1959) cùng anh Lê Ngọc Phương (sinh năm 1984, con rể bà Toàn) từ xã Việt Cường, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái tìm về Hà Nội gặp phóng viên Hoà Nhập. Bà không kìm được nước mắt, ngẹn ngào trình bày: “Con gái tôi đang ở Ả rập Xê út, nó nhắn tin về nói bố mẹ phải xuống Hà Nội tìm đến báo Hà Nhập gấp để nhờ họ kêu cứu giúp con. Con ở bên này khổ cực lắm! Tình trạng này kéo dài chắc con sẽ phải tử tử”...

Từ Yên Bái, bà Lại Thị Toàn đã lặn lồi về Hà Nội để tìm gặp cán bộ của Công ty CP Đầu tư Vĩnh Cát đã đưa con bà sang Ả rập Xê út nhưng không chịu đưa về nước khi chính Công ty vi phạm hợp đồng


Ả rập đi dễ, khó về…

Theo trình bày của bà Toàn, con gái bà tên là Hà Thị Hương, sinh năm 1980, là nạn nhân do bà Lê Thị Vân- cán bộ của Công ty CP Đầu tư Vĩnh Cát môi giới đưa sang Ả rập Xê út đúng vào ngày 02/9/2017. Từ khi sang tới Ả rập Xê út đến nay, chị Hương đã phải trải qua tới 5 chủ sử dụng với cường độ lao động rất cao- làm việc 17 tiếng mỗi ngày. Do chị Hương có chút nhan sắc nên bị 2 ông chủ đòi quan hệ tình dục, một ông chủ đề nghị chị đẻ con.

Các bà vợ của những ông chủ đó biết chuyện nên đã hành hạ, đánh đập chị Hương, cho chị ăn toàn đồ thừa ôi thiu và bánh mì đã nguội ngắt. Cả 5 lần chị Hương trốn thoát chạy ra văn phòng đại diện của công ty xin về nước thì đều bị khước từ và họ giải quyết bằng việc “đổi từ chủ này sang chủ khác”.

Từ khi Hoà Nhập thực hiện loạt bài về tình trạng phụ nữ Việt Nam đi làm “ô-sin” tại Ả rập Xê út bị ngược đãi, bị bạo hành, mỗi ngày phóng viên nhận được rất nhiều tin nhắn của lao động từ thị trường này kêu cứu xin được giúp đỡ trở về nước. Bên cạnh đó, một số kẻ lạ mặt đã lập “nick ảo” gạ gẫm, đe dọa, bôi nhọ, xúc phạm phóng viên.

Hầu hết các trường hợp kêu cứu đến Hoà Nhập đều có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, phần lớn đều đã ly hôn chồng và một mình nuôi con. Nhiều trường hợp là đồng bào dân tộc. Họ bị môi giới của các công ty phía Việt Nam dụ dỗ rất ngon ngọt với những mỹ từ: “đi không mất tiền, còn được công ty hỗ trợ thêm tiền”, “mỗi tháng chỉ làm việc 26 ngày nhưng lương gấp đôi ở Việt Nam”. “Được nhân viên đại diện công ty bên đó hỗ trợ, giúp đỡ khi cần thiết”… Nhiều nạn nhân kêu cứu đến Hoà Nhập hiện nay là lao động do Công ty CP Đầu tư Vĩnh Cát đưa đi.

Không gặp được giám đốc Lê Thị Vân, bà Toàn và anh con rể đã liên tục gọi điện vào số điện thoại 098888978… nhưng không thấy bà Vân nghe máy.


Chị Nguyễn Thu Hiền, sinh năm 1986, quê ở Ấp Tân Thành, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Chị Hiền cũng do bà Lê Thị Vân, cán bộ của Công ty CP Đầu tư Vĩnh Cát làm thủ tục đưa sang Ả rập Xê út ngày 19/12/2017. Theo hợp đồng Công ty CP Đầu tư Vĩnh Cát ký với chị Hiền, sau khi sang Ả rập Xê út, lao động này sẽ làm việc tại nhà ông Akha Daghash ở Riyadh, thời gian làm việc là 26 ngày/tháng. Toàn bộ chi phí dịch vụ, làm hộ chiếu, khám sức khỏe, đào tạo kỹ năng công việc, học tiếng, phí visa, vé máy bay, tiền ăn, phí đưa lao động ra sân bay do ông Akha Daghash chi trả kèm theo khoản tiền 22.000SR thanh toán cho môi giới 2 nước. Mỗi tháng, chị Hiền được nhận 1.300SR, nếu làm cả 4 ngày nghỉ trong tháng sẽ được nhận thêm 200SR…

Tuy nhiên, khi sang Ả rập Xê út nhận việc tại chủ nhà, trải qua 2 tuần làm “ô-sin”, chị Hiền bị ông chủ đòi quan hệ tình dục nên đã bị chị kháng cự. Sau đó, ông chủ nói với vợ thế nào mà những ngày tiếp theo chị Hiền bị đánh đập, hành hạ bằng việc cho ăn thức ăn ôi thiu.

Chị Hiền yêu cầu ông chủ trả về nước. Ông chủ đưa chị Hiền ra văn phòng đại diện của Công ty CP Đầu tư Vĩnh Cát nhưng không được giải quyết theo đề nghị trên mà họ đưa chị sang chủ sử dụng thứ 2. Tại nhà chủ thứ 2, chị Hiền tiếp tục bị bắt làm việc 17 tiếng mỗi ngày. Chị Hiền bị ốm nhưng chủ không cho nghỉ mà vẫn phải lau nhà, giặt quần áo, nấu ăn. Biết không thể trông chờ vào công ty và văn phòng đại diện nên ngày 22/02/2018, chị Hiền đã bỏ trốn đến đồn cảnh sát và chấp nhận vào trại tị nạn để mong ngày về quê hương.

Không chịu được cường độ làm việc và thái độ ngược đãi, bạo hành của chủ sử dụng lao động, sự vô trách nhiệm của đại diện công ty, nhiều chị đã trốn ra ngoài, chấp nhận vào trại tị nạn mong ngày về nước


Phóng viên điện thoại hỏi ông Nguyễn Thanh Sơn- giám đốc Công ty về trường hợp chị Hiền, ông Sơn trả lời một câu ngắn gọn: “Cô Hiền chỉ còn nước vào tù thì may ra được về” (!?)

Trường hợp của chị Y Thứk, dân tộc Ba Na (trú tại xã Ngok Bay, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Ngày 09/01/2018, Công ty CP Đầu tư Vĩnh Cát đã đưa chị Y Thứk sang Ả rập Xê út làm “ô-sin” với những lời hứa rất ngọt ngào. Sang đến Ả rập Xê út, chị Y Thứk cũng phải làm việc 17 tiếng mỗi ngày nhưng ăn uống rất kham khổ. Quá vất vả, Y Thứk đã liên lạc về Việt Nam đề nghị Công ty CP Đầu tư Vĩnh Cát cho về nước nhưng đến nay vẫn không được giải quyết. Sau khi thông tin về chị Y Thứk được phóng viên phản ánh lên báo, từ đó đến nay, không thấy Y Thứk xuất hiện trên facebook nữa (!?).

Chị Phạm Thị Mai, sinh năm 1994, quê ở thôn Đồng Minh, xã Thượng Ninh, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hòa cũng do Công ty CP Đầu tư Vĩnh Cát đưa sang Ả rập Xê út. Chị Mai được công ty “hỗ trợ” 35 triệu đồng trước khi xuất cảnh. Theo hợp đồng, chị Mai làm việc tại chủ sử dụng là ông Naif Saeed Abbad Almutairi. Tuy nhiên, sang đến Ả rập Xê út, chị Mai bị ông chủ bắt làm việc nhà cho cả mấy gia đình. Quá vất vả vì cường độ làm việc, chị Mai đã nhắn tin về cho chồng là anh Bùi Văn Tài (sinh năm 1989) vay mượn ngân hàng 38 triệu đồng để “nộp phạt hợp đồng” theo yêu cầu của công ty và trả lại 35 triệu đồng mà công ty đã “hỗ trợ” trước đó.

Bà Lại Thị Toàn, dân tộc Tày, từ xã Việt Cường, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái cùng con rể tìm về Hà Nội để nhờ Tạp chí điện tử Hòa Nhập cứu giúp con gái bà về nước


Những kiến nghị bị rơi vào vô vọng?

Từ các trường hợp cụ thể như Hoà nhập đã phản ánh: chị Vũ Thị Nguyệt, Trương Thị Ánh, Tòng Thị Dăm, Nguyễn Thu Hiền, Y Thứk, Triệu Thị Nga, Đặng Thị Nga, Nguyễn Thị Thanh Yên, Nguyễn Thị Nhung… phóng viên đã liên hệ trực tiếp và cung cấp thông tin cho các cán bộ, chuyên viên ở Cục Quản lý lao động ngoài nước. Sau những bằng chứng phóng viên đưa ra chứng minh rằng các công ty đã vi phạm pháp luật trước và sau khi đưa lao động ra nước ngoài làm việc (Công ty CP Nguồn nhân lực và phát triển kinh tế hợp tác- Labcoop.,JSC; Công ty CP Đầu tư Vĩnh Cát; Công ty CP XKLĐ và thương mại du lịch - COLECTO; Công ty CP Cung ứng nhân lực Việt Nhật- VITECH.,JSC…) đến nay vẫn chỉ nhận được những câu trả lời từ cán bộ của phòng Thanh tra: “Vâng”, “Chúng tôi đang chỉ đạo doanh nghiệp giải trình vụ việc báo nêu”, “Vâng, tuần tới Cục sẽ mời đại diện công ty lên làm việc”…

Từ bài đầu tiên trong loạt bài này được đăng tải trên Hòa Nhập vào ngày 09/3/2018, đến nay, Cục Quản lý lao động ngoài nước vẫn chưa hề có văn bản nào phúc đáp cho tòa soạn về kết quả giải quyết các vấn đề báo chí nêu. Ngược lại, đại diện các doanh nghiệp bị phản ánh tỏ ra rất thản nhiên và còn thách thức, đe dọa phóng viên và cả... Tổng Biên tập.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo Công ty CP Đầu tư Vĩnh Cát vào sáng thứ 6 tuần trước theo đề xuất của DN này, ông Nguyễn Thanh Sơn lớn tiếng khẳng định “công ty chúng tôi không sai” trong khi nhân chứng là chị V.T.N ngồi ở ngay trước mặt ông thừa nhận “đã có thai trước khi sang Ả rập Xê út”. Sau khi Hoà Nhập phản ánh, công ty đã đưa chị N về nước mà không bắt lao động N bồi thường hợp đồng.

Tại buổi làm việc với Tổng Biên tập và phóng viên Hòa Nhập, mặc dù nhân chứng V.T.N thừa nhận “có thai trước khi xuất cảnh” và đã được công ty giải quyết về nước nhưng lãnh đạo Công ty CP Đầu tư Vĩnh Cát vẫn nói “báo viết sai sự thật”


Với kiểu ứng xử với các sai phạm trong việc tuyển dụng, đào tạo, đưa lao động ra nước ngoài và bỏ mặc họ như vậy, liệu rằng những kiến nghị, những tiếng kêu của các lao động Việt Nam ở Ả rập Xê út sẽ vọng tới đâu? Cục Quảng lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và xã hội) và Cục Lãnh sự (Bộ Ngoài giao) đã và đang thực thi quyền lực của mình như thế nào trước những vi phạm đã quá rõ ràng như thế?

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quận Đống Đa phát động thi viết báo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Đảng ủy Khối doanh nghiệp quận Đống Đa hưởng ứng Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
2024-03-29 10:26:56

KUN Happy Run Cần Thơ 2024 - Sân chơi thể thao đỉnh cao, căng trào cảm xúc

Trước thềm giải chạy VPBank Can Tho Music Night Run 2024, sáng ngày 13/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), thương hiệu KUN thuộc CTCP Sữa Quốc tế (IDP) và Nexus Sport Events sẽ phối hợp tổ chức giải KUN Happy Run Cần Thơ 2024. Giải chạy nhằm lan tỏa tình yêu thể thao, truyền cảm hứng về lối sống nhân văn, tích cực đến các mầm non tương lai của đất nước.
2024-03-29 10:04:15

Du khách được ăn hơn 400 món tại Lễ hội văn hóa ẩm thực TP.HCM

Lễ hội Văn hóa ẩm thực Món ngon Saigontourist Group 2024 hấp dẫn với hơn 400 món ăn, thức uống đặc trưng ba miền tại 40 gian hàng ẩm thực.
2024-03-28 22:55:00

Thành lập Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật TP Thái Nguyên

Ngày 28/3, tại TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên; Hội Người khuyết tật TP Thái Nguyên tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật.
2024-03-28 17:48:00

Về thăm chùa cổ Kiên Lao - Sùng Phúc tự

Chùa Kiên Lao (Sùng Phúc tự) ở làng Kiên Lao, xã Xuân Kiên (Xuân Trường, Nam Định) là một trong những danh lam cổ tự của vùng đất “Địa linh, nhân kiệt”. Nơi đây Hòa thượng Thích Thiện Tri trụ trì là bậc hoằng pháp chân tu cùng Hội phật tử dốc lòng tâm huyết, luôn mang lại phúc lành cho mọi người dân và tín đồ phật tử muôn phương.
2024-03-28 16:04:55

Khám phá những đường chạy cực chất tại VPBank Can Tho Music Night Run 2024

Chính thức khởi tranh vào chiều tối 13/4, VPBank Can Tho Music Night Run 2024 sẽ đưa runner băng qua cung đường ấn tượng gắn kết với những địa danh đã đi vào huyền thoại của thủ phủ miền Tây Nam Bộ.
2024-03-28 13:59:17
Đang tải...