Đắk Lắk: Hệ thống giao thông xuống cấp, người dân huyện Ea Súp bao giờ hết nghèo?

2016-05-28 14:50:39 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Huyện Ea Súp là một trong 5 huyện nghèo nhất tỉnh Đắk Lắk, bà con nơi đây chủ yếu dựa vào nguồn thu từ củ mì, củ sắn. Ấy vậy mà những đồng tiền ít ỏi từ những sản phẩm này có khi bị ép giá xuống một nửa, một phần ba hay thậm chí là phải để vậy cho lên mầm không thể bán vì các tuyến đường giao thông huyết mạch của huyện không thể đi được.

Công nghệ lấy đất vá đường nhựa!

PV có mặt tại huyện Ea Súp vào một ngày cuối tháng 4, cái nắng gió của đất Tây Nguyên như làm tăng thêm sự khắc nghiệt của vùng đất này. Ngay từ đoạn đường bước vào huyện  Ea Súp đã xuất hiện những ổ voi, ổ gà chằng chịt, công nghệ “lấy đất vá đường nhựa” phổ biến đến nỗi con đường này hầu như đã biến thành đường đất, không có dấu hiệu gì cho thấy nó từng là đường nhựa!


Tỉnh lộ, con đường dẫn vào huyện Ea Súp đầy ổ voi, ổ gà

 

Huyện Ea Súp có ba quốc lộ chính đi qua, đó là quốc lộ 29 nối từ cảng Vũng Rô đi qua một số huyện của tỉnh và đi tới của khẩu Đắk Ruê, Quốc lộ 14C đi dọc biên giới và nối với huyện Ea H’leo, tuyến tỉnh lộ 1 nối từ Buôn Mê Thuột qua huyện Buôn Đôn tới Ea Súp cùng một số tuyến đường liên xã, liên huyện nối với huyện Cư M’Nga. Gần như tất cả các tuyến đường này đều xuống cấp trầm trọng, rất khó đi. Thực tế cho thấy, nếu tiếp tục duy trì những con đường này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội kể cả vấn đề an ninh quốc phòng của huyện.

Vừa dắt xe đạp vừa lau mồ hôi, em Đàm Thị Hồng Bạch, học sinh lớp 10 trường THPT Ea Súp cho biết: “đoạn đường này bọn em phải đi lại hằng ngày, mùa này có bụi thật nhưng vẫn còn đỡ, mùa mưa đường trơn nhiều người đã ngã xuống những vách nước như thế này, nhiều hôm bọn em không thể đi học được, có tới trường quần áo, sách vở cũng lấm lem hết rồi”.


Em Đàm Thị Hồng Bạch, học sinh lớp 10 trường THPT Ea Súp

 

Chỉ cần trực tiếp đứng trên con đường độc đạo của huyện Ea Súp, con đường hằng ngày hàng trăm, hàng ngàn học sinh và bà con nhân dân đi lại mới thấu hiểu hết nỗi khổ của họ. Đường lỗ chỗ đất đá, chỉ cần một cơn gió nhẹ bụi đã tung mù mịt, mùa mưa thì mưa lầy lội. Người dân cho biết, không chỉ khó khăn trong việc đi lại mà những con đường hư hỏng này khiến các phương tiện đi lại của bà con cũng hư hỏng theo, không phương tiện nào có thể trụ được với những ổ voi, ổ gà lởm chởm đất đá như vậy.


Những tảng đá hộc to được dùng vá đường


Xe của anh Võ Đình Hợp, thôn 2, xã Cư M’Lan không khác gì đống sắt vụn di động

 


Một chiếc xe khác đèn được bỏ túi bóng


Bà H’ Miăn Ksơr, trú buôn 1, thị trấn Ea Súp nói : “Tôi đề nghị Nhà nước, làm lại cái đường cho đồng bào dân tộc ở đây đi lại và vận chuyển cho nó dễ dàng hơn. Vì đường hỏng mà trồng mì, trồng bắp bữa nay không có giá”



Bà H’ Miăn Ksơr, trú buôn 1, huyện Ea Súp chia sẻ với PV


Rất nhiều lần bà con kiến nghị với chính quyền địa phương nhưng là một huyện nghèo, ngân sách hạn hẹp, để đầu tư được hạ tầng giao thông với mức kinh phí lớn như vậy tỉnh cũng đành bó tay. Tất cả hy vọng của cán bộ và nhân dân trong huyện đều nhìn vào sự giúp sức của Bộ, Ngành Trung ương. Tuy nhiên, hết năm này qua năm khác, những kiến nghị, ước muốn của bà con vẫn chưa đến được với Bộ giao thông, Bộ kế hoạch đầu tư và nhiều bộ ngành liên quan khác?


Nông sản bị ép giá

Không chỉ nhức nhối bởi vấn đề lưu thông hằng ngày, sự xuống cấp nghiêm trọng của các tuyến đường trong huyện Ea Súp khiến bà con nông dân ở đây phải khóc ròng vì nông sản bị ép giá, thậm chí là không ai mua bởi đường quá xấu.

Nét mặt in hằn sự khắc khổ chị Nguyễn Thị Nhàn, người dân thôn 7, xã Cư M’Lan cho biết: “Bà con chúng tôi ở đây sống chủ yếu dựa vào của mì, củ sắn vậy mà khi nông sản của chúng tôi có rồi cũng được mua với giá rất thấp tại vì con đường này xe hàng không thể đi được, mắc lầy rồi họ tính thêm tiền thuê xe giật xe hàng đó lên cho nên nông dân bị ép giá dữ dằn lắm. Nhất là bắp, bắp là ra không được, bắp là vô phương luôn!”. Chị cho biết thêm: “mùa này còn đỡ, mùa mưa có khi đi chợ 3,4 ngày chưa về được đến nhà, phải xin ngủ lại ở các gia đình bên ngoài vì đường không thể đi được. Ước mong lớn nhất của bà con chúng tôi là được các cấp, các ngành quan tâm xây dựng con đường để đi lại, làm ăn đỡ khổ”



Chị Nguyễn Thị Nhàn, thôn 7, xã Cư M’Lan trăn trở

 

Chị Lương Thị Mỹ Châu, trú thôn 7, Cư M’Lan huyện Ea Súp chia sẻ: “Đường này mùa nắng đi nó còn đỡ tí nhưng mưa cái là các loại xe hàng, nông dân đi làm nó lầy lội khó đi, con cháu đi học trong đây cũng khó khăn lắm”.



Chị Lương Thị Mỹ Châu, trú thôn 7, Cư M’Lan huyện Ea Súp chia sẻ


Những chiếc xe “Cà Tàng” các bộ phận chực rớt ra bất cứ lúc nào không khác gì đống sắt vụn di động của nhiều bà con đủ để chúng tôi hiểu rằng con đường này thực sự đã xuống cấp đến mức độ nào.

Ông Nguyễn Văn Đông, Chủ tịch UBND huyện Ea Súp cho biết: “Huyện Ea Súp là một trong năm huyện nghèo của tỉnh Đắk Lắk, cũng là huyện trong tốp cuối của năm huyện nghèo đồng thời lại có đường biên giới, người dân ở khắp nơi đi đến chính vì vậy điều kiện kinh tế rất khó khăn, thu ngân sách hằng năm rất thấp, năm 2015 chỉ có 20 tỷ trong khi đó chi của chúng tôi lên đến 400 tỷ. Việc trích ngân sách của tỉnh để đầu tư, kiên cố hóa toàn bộ các con đường trên địa bàn rất khó khăn chính vì vậy huyện chỉ trông chờ vào nguồn vốn của Trung ương, đặc biệt là sự quan tâm của các Bộ như: Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ GTVT…Ông Đông chia sẻ thêm: “Việc các nông sản như lúa, ngô, sắn, hoa màu của bà con không thể xuất được đành phải bỏ đó lên mầm, cái này bản thân chúng tôi cảm thấy rất áy náy với bà con nhân dân trên địa bàn.”


Ông Nguyễn Văn Đông, Chủ tịch UBND huyện Ea Súp


Muốn kinh tế phát triển, trước hết cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông phải đi trước một bước. Nhưng với hệ thống giao thông huyết mạch đã xuống cấp nghiêm trọng như ở huyện Ea Súp thì cuộc sống nghèo khó của bà con nơi đây biết bao giờ mới thay đổi? Nông sản của bà con đến khi nào thôi bị ép giá? Nhân dân đi lại, con em đi học đến khi nào thôi lấm lem bùn đất? Đó là một bài toán còn chờ các Bộ, Ngành chung tay tháo gỡ.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51

Standard Chartered Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác đầu tư năng lượng sạch

Ngày 16/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, với cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam.
2024-04-19 09:42:00

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

UBND TP. Hải Phòng ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND về triển khai các hoạt động thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, là những người đã có nhiều cống hiến, hi sinh… trong chiến dịch lịch sử.
2024-04-19 08:15:51
Đang tải...