Đăk Nông: Dấu hiệu oan sai từ 1 phiên tòa cấp huyện

2018-04-09 14:18:30 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Như Hòa Nhập đã phản ánh, trong 3 ngày từ 03 đến 05/4/2018, Tòa án nhân dân (TAND) huyện Đăk G’’Long đã đưa vụ án “hủy hoại rừng” mà bị cáo là thiếu tá công an Phạm Xuân Sáng và Trần Văn Tuân ra xét xử sơ thẩm. Tại phiên tòa, những chứng cứ, lập luận của 3 luật sư thể hiện rất rõ bị cáo Sáng và bị cáo Tuân không phạm tội. Nhưng sau 1 ngày nghị án, Hội đồng xét xử (HĐXX) vẫn tuyên 2 bị cáo phạm tội với mức án 9 tháng tù giam.

Khu vực này là nơi bị coi là bị cáo Phạm Xuân Sáng và Trần Văn Tuân đã có hành vi hủy hoại rừng vào tháng 3/2015, nhưng rừng đã bị phá xong từ trước 2014.
 
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Đắk G’Long, bị cáo Phạm Xuân Sáng và bị cáo Trần Văn Tuân đã bàn bạc với nhau để mua 3ha đất rừng của “sếp” tại lô 3 khoảnh 1, tiểu khu 1697 (đối diện với xưởng cưa của Công ty TNHH Thái Thịnh nằm trên QL28, cách thị xã Gia Nghĩa 26km) thuộc địa bàn xã Đăk Ha, huyện Đăk G’Long, tỉnh Đăk Nông. Do Tuân không có tiền nên Sáng nhờ vợ chồng Tuân vay giúp 161 triệu đồng để mua lại toàn bộ diện tích đất rừng nêu trên. 

Sau khi mua bán xong, Sáng nhờ Tuân tổ chức phát dọn. Trong quá trình phát dọn, Tuân và những người được Tuân thuê là ông Nguyễn Văn Dậu và bà Bùi Thị Hà đã chặt hạ hàng loạt những cây gỗ lớn bằng dao (!?). 


Phía trái lô 3, khoảnh 1- TK 1697 được UBND tỉnh Đăk Nông giao cho Công ty TNHH MTV Vận tải khách Quốc Long thuê 33.675m2 để xây dựng bãi xử lý rác thải ngày 12/8/20013 do hiện trạng không còn rừng.


Phía phải lô 3, khoảnh 1-TK1697, ngày 12/5/2014 UBND tỉnh Đăk Nông cho Công ty TNHH MTV Lâm Gia Phát thuê để trồng hoa và trồng rau sạch do không còn rừng trước thời điểm cho thuê đất.
 
Dựa vào “Biên bản khám nghiệm hiện trường” được điều tra viên Trương Văn Hùng chỉ đạo lập vào ngày 23/3/2017 và các “Biên bản xác minh” được lập vào tháng 11/2017 (sau 2 năm xảy ra vụ án) với hiện trạng rừng và diện tích rừng bị áp đặt, ông Phạm Văn Sơn, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa cho rằng: Bị cáo Sáng và bị cáo Tuân đã phạm tội “Hủy hoại rừng” với diện tích 8.404m2 tại lô 3, khoảng 1, tiểu khu 1697 nêu trên. 

Tại phiên tòa, luật sư Thái Văn Chung (Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh) và luật sư Hoàng Văn Hướng, luật sư Nguyễn Văn Thịnh (Đoàn luật sư TP Hà Nội) đã đưa ra nhiều bằng chứng kèm theo những lập luận với khẳng định: Vụ án có dấu hiệu oan sai!
 

Tại lô 3, khoảnh 1-TK 1697, ngày 30/6/2014 Công ty TNHH MTV Tân Địa Cầu và Xí nghiệp Lâm nghiệp Đăk Ha ký xác nhận vào “Bản đồ xác minh hiện trạng rừng” là “Đất trống có cây gỗ tái sinh” (không còn rừng)
 
Tại phiên tòa, ông Nguyễn Văn Dậu và bà Bùi Thị Hà (người bị coi là do cáo Tuân thuê để phá rừng) khai là: Trước khi thực hiện việc phát dọn các dây leo, cây chồi nhỏ, rừng ở đây đã bị tàn phá. Diện tích của cả 2 người (ông Dậu, bà Hà) phát dọn chỉ khoảng 2 sào rưỡi (2.500m2). Tại phiên tòa, ông Dậu và bà Hà đã bác bỏ những thông tin có trong lời khai do điều tra viên Trương Văn Hùng thực hiện. Bị cáo Tuân và ông Dậu cũng không thừa nhận những bức ảnh lưu trong hồ sơ vụ án gắn ông Tuân, ông Dậu đứng cạnh những cây gỗ to đã bị chặt hạ.

Nhiều nhân chứng tham dự phiên tòa là công dân của xã Đăk Ha biết về hiện trạng rừng, đã cho luật sư và các phóng viên biết là từ năm 2008 đến năm 2013, khu vực rừng này do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đăk Nông quản lý làm bãi diễn tập quân sự. Rừng đã bị phá trong thời gian bộ đội đào hầm hào, làm lô cốt tại đây. 

Thông tin do các nhân chứng cung cấp phù hợp với nội dung báo cáo (số 68/BC-XN) của Xí nghiệp lâm nghiệp Đăk Ha, do ông Lê Tuấn Khang, giám đốc ký ngày 21/11/2014 gửi Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông. Trong báo cáo này, vị trí rừng “bị phá trái phép” từ năm 2008 đến năm 2013 là “khoảnh 1,2,3,6,7,8-TK 1685; khoảnh 1, 3-TK 1697”. 
 

Tại hiện trường, những gốc cây có đường kính lớn hơn 20cm đã bị lâm tặc chặt hạ bằng cưa xăng, dấu vế đã rất cũ


Nguyên nhân mất rừng, báo cáo của ông Lê Tuấn Khang nêu rất rõ: “Từ ngày đầu Bộ chỉ huy QS tỉnh tiếp nhận đã đào hầm, hào xâm phạm vào rừng, chặt gỗ để dựng lô cốt, làm lán trại; năm 2008-2013 do công tác QLBVR chưa tốt nên nhiều hộ dân làm rẫy, cư trú gần khu vực này đã lợi dụng thực hiện phá rừng trái phép để lấy đất làm rẫy; đặc biệt là đầu năm 2013 hầu như Bộ chỉ huy QS tỉnh bỏ trực chốt nên việc phá rừng tại khu vực này diễn biến phức tạp”.

Từ thực trạng rừng bị phá hoại tàn bạo nêu trên, lẽ ra Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đăk Nông đã phải chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc ngay điều tra, truy tố, xét xử những “lâm tặc cổ cồn trắng” ngang nhiên vi phạm lâm luật. Nhưng cho đến nay, nhiều đối tượng phá rừng vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. 

Mất rừng, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Đắk Nông đã kịp thời chỉ đạo triển khai các dự án trồng rừng, trồng cỏ, chăn nuôi bò sữa trên các khu vực rừng đã bị phá. Một trong số những dự án lớn (chiếm khoảng 300ha đất rừng tại xã Đăk Ha và xã Quảng Sơn) được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đăk Nông rất quan tâm là “Dự án trồng rừng, trồng cỏ, chăn nuôi bò sữa do Công ty CP Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành làm chủ đầu tư”. Tuy nhiên, dự án này đến nay đã đổ vỡ.

Thực hiện chủ trương nói trên, tháng 8/2014, Xí nghiệp Lâm nghiệp Đăk Ha đã cùng Công ty TNHH MTV Tân Địa Cầu lập “dự án đầu tư trồng rừng nguyên liệu” tại “khoảnh 1,2,5,7- Tiểu khu 1685 xã Quảng Sơn; khoảnh 1,3 - Tiểu khu 1697 xã Đăk Ha, huyện Đăk G’Long, tỉnh Đăk Nông”.
 

Nhiều người dân sẵn sàng dẫn phóng viên đến hiện trường và sẵn sàng làm chứng (nếu không bị ép cung) cho các cơ quan tố tụng để minh oan cho ông Tuân, ông Sáng.
 
Căn cứ vào hiện trạng rừng tại lô 3, khoảnh 1 thuộc Tiểu khu 1697- là vị trí được Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đăk G’Long và Viện KSND huyện này cáo buộc bị cáo Trần Văn Tuân và Phạm Xuân Sáng đã thực hiện hành vi “hủy hoại rừng” vào tháng 3 năm 2015 cho thấy: Lô 3, khoảnh 1- Tiểu khu 1697 có diện tích 9.860m2. 

Theo “Bản đồ xác minh hiện trạng rừng” được Công ty TNHH MTC Tân Địa Cầu lập vào ngày 30/6/2014 (trước khi xảy ra vụ án thì vị trí “lô 3, khoảnh 1-TK 1697” được xác nhận là: “Đất trống có cây gỗ tái sinh”. 

Liền kề phía bên trái lô 3 là khu vực đất rừng (có hiện trạng tương tự), ngày 12/8/2013 đã được UBND tỉnh Đăk Nông ký quyết định số 1270/QĐ-UBND giao cho Công ty TNHH MTV Vận tải khách Quốc Long thuê 33.675m2 làm “bãi xử lý rác thải và trồng rừng”. Phía bên phải lô 3 được UBND tỉnh Đăk Nông giao cho Công ty TNHH MTV Lâm Gia Phát thuê 9,88ha để “trồng hoa và rau sạch” (quyết định số 197/QĐ-UBND ngày 12/5/2014). 
 

Phóng viên Hòa Nhập tại hiện trường nơi xảy ra vụ án
 
Phóng viên Hòa Nhập và một số phóng viên thường trú của các báo Trung ương đã đến hiện trường nơi xảy ra vụ án, gặp nhiều nhân chứng, thu thập được nhiều tài liệu quan trọng để chứng minh cho vụ án oan này. 

Như vậy, căn cứ vào lời khai của các bị cáo, của người làm chứng tại phiên tòa, đối chiếu với các tài liệu phóng viên thu thập được, có đủ cơ sở để khẳng định rằng: HĐXX sơ thẩm vụ án “hủy hoại rừng” của TAND huyện Đăk G’Long đã kết án oan đối với ông Trần Văn Tuân và thiếu tá Phạm Xuân Sáng.

Ngay tại phiên tòa cũng như sau khi bị tuyên án, bị cáo Sáng liên tục kêu oan. Bị cáo Sáng cho rằng: Do bị cáo đã tố cáo những kẻ bảo kê phá rừng, tố cáo nạn chạy chức diễn ra ngay trong lực lượng Công an tỉnh Đắk Nông nên đã bị trù dập. 

Các luật sư bào chữa cho bị cáo Sáng cũng đã tập hợp các tài liệu, chứng cứ, hoàn thiện thủ tục để kháng cáo minh oan cho bị cáo Sáng. 
Với niềm tin vào công lý, dư luận mong rằng, sự thật sẽ sớm được làm sáng tỏ, những kẻ bảo kê, trực tiếp phá hoại hàng trăm ha rừng ở Đăk Nông sẽ bị pháp luật nghiêm trị. 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51

Standard Chartered Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác đầu tư năng lượng sạch

Ngày 16/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, với cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam.
2024-04-19 09:42:00

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

UBND TP. Hải Phòng ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND về triển khai các hoạt động thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, là những người đã có nhiều cống hiến, hi sinh… trong chiến dịch lịch sử.
2024-04-19 08:15:51
Đang tải...