Đi tìm nơi đồng đội tôi nằm

2018-04-19 18:34:14 0 Bình luận
Nhìn ông, vừa nể phục vừa thương, niềm cảm xúc trào dâng khi ông ao ước: “giá mình có tiền mua được thật nhiều tem thư và chiếc máy ảnh kỹ thuật số để đem theo chụp ảnh bia mộ liệt sĩ, về đưa lên mạng cho nhiều người biết cùng tra tìm thì tốt biết mấy...” Đó là tâm tình của cựu chiến binh Lê Văn Cam - Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh Thái Bình.
Lời tâm tình

“Được sống lành lặn trở về, như còn mắc nợ với đồng đội, mong sẽ góp phần làm vơi bớt nỗi đau chiến tranh còn để lại. Năm 1995, khi con cái trưởng thành mới có dịp thực hiện lời hứa đi tìm mộ một đồng đội cũ là liệt sĩ Trịnh Bá Chân, quê ở Bá Thước, Thanh Hóa, hy sinh tại chiến trường Thượng Lào. Với hoàn cảnh đặc biệt liệt sĩ hy sinh bị mất đầu trong khi đứng dưới hố cá nhân bắn thì bị quả pháo nổ trước mặt. Sau khi xuống xe ở huyện Anh Sơn vào thăm nghĩa trang, nơi đây được mai táng liệt sĩ đưa từ Lào về, tìm mãi không thấy tên liệt sĩ Chân, tôi vô cùng thất vọng. Trong lúc đang bần thần đứng giữa những hàng bia lặng im trong nắng, tôi lóe ra ý tưởng ghi chép để viết thư báo tin phần mộ các liệt sĩ cho thân nhân của họ. Rất có thể các liệt sĩ nằm đây nhưng thân nhân của các anh chưa biết. Cánh thư báo tin sẽ là tin vui, là cầu nối giữa liệt sĩ và thân nhân họ. Và tôi bắt tay vào việc... Hồi ấy tôi cứ nghĩ đơn giản, mình đi tìm hài cốt đồng đội là việc tốt chắc đến đâu cũng sẽ được mọi người giúp đỡ. Nhưng hành trình ấy cũng thật lắm gian nan! Lần vào nghĩa trang Anh Sơn (Nghệ An), đang ghi chép thông tin thì tôi bị quản trang giữ lại, kiểm tra giấy tờ rồi đuổi không cho ghi tiếp. Họ còn dọa sẽ cho bảo vệ nhốt lại nếu không rời khỏi nghĩa trang. Khi đó tôi buồn nản vô cùng. Tính đến nay, đã trên hai mươi năm tình nguyện là người "đưa thư" cho các liệt sĩ với thân nhân của họ. Ngần ấy năm, tôi không biết mình đã đi qua bao nhiêu nghĩa trang, đã đứng trầm ngâm trước bao nhiêu ngôi mộ. Chỉ nhớ nơi xa nhất là Nghĩa trang đảo Phú Quốc (Kiên Giang), gần nhất là nghĩa trang Tông Khao (Ðiện Biên). Nghĩa trang ở TP Buôn Ma Thuột (Ðăk Lăk), rồi ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Phú Yên, Tây Ninh, Long An... cũng đều in dấu chân chiếc xe đạp Thống Nhất cũ kỹ đã làm bạn qua khắp các chặng đường. Rất nhiều lần trên hành trình đến với những chiến sĩ đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc, lỡ đường phải xin cơm ăn. Ngoài những lần đi xa, còn cộng tác nhiều bạn bè, qua các đài báo để thu lượm thông tin, làm cho kho tư liệu ngày càng dày thêm. Tôi nghĩ các bạn trẻ bận học, lớn hơn thì bận công việc gia đình, rồi vợ con, cơm áo gạo tiền, những người có tuổi thì sức khỏe lại hạn chế... Tôi nghĩ phải có thêm kênh thông tin, nên thường nghe đài, rồi tìm mục kết bạn, khi thân tình, tôi nhờ bạn ghi giúp và gửi cho tôi thông tin trên mộ liệt sĩ ở nghĩa trang địa phương. Như ông Hà Đức Phùng đã gửi cho tôi 160 lá thư với hơn 5.700 thông tin tôi cần. Nhờ đó công việc của tôi thuận tiện rất nhiều. Vì do hoàn cảnh chiến tranh trên bia mộ chỉ ghi tên liệt sĩ... quê Thái Bình, chỉ mười phút sau là tôi đã biết liệt sĩ đó thuộc xã, huyện nào để biên thư báo cho thân nhân liệt sĩ. Trừ những ngày đi xa, hàng ngày tôi đều ngồi viết và đạp xe vào thành phố gửi thư, sau đó lang thang tìm kiếm thông tin từ bạn bè, chiều về lại viết tiếp. Ðều đặn như vậy, mỗi ngày gửi đi chừng 10 lá thư đến các gia đình thân nhân liệt sĩ mà tìm được và nhận về nhiều lá thư đáp lại.

 
Sau một lần bị quản trang huyện Anh Sơn (Nghệ An) đuổi đi khi tìm mộ đồng đội của mình - liệt sĩ Nguyễn Văn Hội, vì không phải là thân nhân liệt sĩ. Tôi về địa phương xin giấy giới thiệu của xã, xã không cho; lên tỉnh, Sở LÐ-TB và XH cũng không cấp vì không phải là thân nhân liệt sĩ. Sau đó tôi bảo không cần kinh phí, chỉ cần giấy giới thiệu để làm bằng; cuối cùng xã cũng cấp giấy xác nhận đi tìm đồng đội.
 
Thế là đã trên hai mươi năm miệt mài làm công việc không thuộc trách nhiệm của mình nhưng được thôi thúc bởi tình cảm đồng chí, đồng đội thiêng liêng. Không phải lá thư nào gửi đi cũng nhận được trả lời. Có thể thư không đến tay người nhận do một số địa danh thay đổi, hoặc người nhận thư đã chuyển đi nơi khác. Mỗi thông tin về phần mộ liệt sĩ trong cuốn sổ lưu giữ ở một trạng thái riêng, không cái nào giống cái nào. Ðể có thể tra cứu, trả lời thân nhân liệt sĩ khi họ đường đột xuất hiện, nếu không tìm cách sắp xếp khoa học, chắc chắn sẽ không có câu trả lời ngay. Những cánh thư lần lượt lên đường, và có cả thư hồi âm, và cả những cánh thư sai địa chỉ trả lại. Tính đến nay tôi đã gửi gần 20 nghìn lá thư.
 
Một tấm lòng và một gia tài
Hiện hai vợ chồng ông thuộc diện cận nghèo, hai lần đi chiến đấu nhưng không có lương, chỉ được chi trả một lần vì dưới 15 năm, thu nhập hàng ngày chỉ có hai sào ruộng khoán, trừ tất cả chi phí cũng chỉ còn có hai tạ thóc tương đương với 1 triệu đồng cho hai người mỗi vụ. Cuộc sống còn kham khổ, nhưng mỗi tháng ông đều để ra một khoản tiền nhất định cộng với bạn bè giúp đỡ để mua phong bì, tem thư và làm lộ phí cho công việc tìm và báo tin cho thân nhân liệt sĩ. Vợ bị mắc bệnh tim thường xuyên ốm đau, nhưng không trách hay than phiền điều gì, luôn ủng hộ công việc chồng mình đang làm. Từ ngày được nhà hảo tâm tặng bộ máy vi tính, có cả máy in để ghi chép lưu giữ thông tin và tra tìm được thuận lợi nhanh chóng “công nghệ thông tin” cập nhập tìm mộ được thuận tiện hơn. Qua phương tiện báo chí, nhiều bạn bè biết đến, đồng cảm công việc nên cũng nhiều người trợ giúp như mỗi khi máy tính hỏng, hoặc gửi về giúp đỡ phong bì, tem thư.


Cựu chiến binh Lê Văn Cam
Hỏi ông có điều gì lăn tăn trong những thời gian ông bỏ việc nhà, kinh tế gia đình gặp khó khăn? Ông cười, bộ mặt già nua khắc khổ của ông lão gần 80 tuổi, chợt như sáng lên: Tôi đang lưu giữ hơn 80 cuốn sổ, mỗi cuốn dày 72 trang với tựa đề “Đi tìm nơi yên nghỉ đồng đội” có ghi chép tỉ mỉ tên tuổi, quê quán và nơi an táng của 5 vạn thông tin phần mộ liệt sĩ. Vâng ông đã gửi khoảng 16.000 lá thư cho thân nhân liệt sĩ ở mọi miền đất nước và có khoảng 8.000 lá thư hồi âm. Mỗi tháng ông chi khoảng 500.000đ tiền phong bì, tem thư, điện, giấy, cước internet cho việc lập hồ sơ liệt sĩ và gửi thư cho thân nhân liệt sĩ. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ông phải chi tiêu dè xẻn lắm...


Những chiếc bút này đã gắn bó với ông Lê Văn Cam suốt 20 năm báo tin vui liệt sĩ
Nhìn những chồng thư của thân nhân gia đình liệt sĩ hồi âm về cho ông, có thư gửi trao đổi thông tin, có thư cảm ơn ông đã giúp gia đình tìm thấy người thân của mình,... mà tôi ứa nước mắt. Cầm lá thư của chị Nguyễn Thị Hồng ở xóm Khau Thúa, xã Ngọc Xuân, TP Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng) - con gái của liệt sĩ Nguyễn Văn Lệnh có đoạn viết: “công ơn của bác thật sâu nặng đối với gia đình cháu. Hoàn cảnh cháu còn gặp nhiều khó khăn chưa đến thăm bác được... Từ ngày cháu tìm được mộ bố là ngày 2/7/1999 (âm lịch), đã 7 năm rồi, cứ đến ngày 27/7, cháu lại nhớ đến bác...” Mới đây nhất, gia đình ông Võ Văn Quang, quê ở xã Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, sau khi nhận được tin báo của ông Lê Văn Cam đã lên đường vào Kon Tum đón liệt sĩ Tạ Văn Bịch (Bệch) về quê sau gần 50 năm xa cách.
 
Nhìn ông, vừa nể phục vừa thương, niềm cảm xúc trào dâng khi ông ao ước: “giá mình có tiền mua được thật nhiều tem thư và chiếc máy ảnh kỹ thuật số để đem theo chụp ảnh bia mộ liệt sĩ, về đưa lên mạng cho nhiều người biết cùng tra tìm thì tốt biết mấy...” Tôi ứa nước mắt, ông quên tuổi già, sức khỏe của mình, luôn nghĩ tới các đồng đội, các liệt sĩ đang còn ở đâu đó trên mọi miền Tổ quốc.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quận Đống Đa phát động thi viết báo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Đảng ủy Khối doanh nghiệp quận Đống Đa hưởng ứng Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
2024-03-29 10:26:56

KUN Happy Run Cần Thơ 2024 - Sân chơi thể thao đỉnh cao, căng trào cảm xúc

Trước thềm giải chạy VPBank Can Tho Music Night Run 2024, sáng ngày 13/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), thương hiệu KUN thuộc CTCP Sữa Quốc tế (IDP) và Nexus Sport Events sẽ phối hợp tổ chức giải KUN Happy Run Cần Thơ 2024. Giải chạy nhằm lan tỏa tình yêu thể thao, truyền cảm hứng về lối sống nhân văn, tích cực đến các mầm non tương lai của đất nước.
2024-03-29 10:04:15

Du khách được ăn hơn 400 món tại Lễ hội văn hóa ẩm thực TP.HCM

Lễ hội Văn hóa ẩm thực Món ngon Saigontourist Group 2024 hấp dẫn với hơn 400 món ăn, thức uống đặc trưng ba miền tại 40 gian hàng ẩm thực.
2024-03-28 22:55:00

Thành lập Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật TP Thái Nguyên

Ngày 28/3, tại TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên; Hội Người khuyết tật TP Thái Nguyên tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật.
2024-03-28 17:48:00

Về thăm chùa cổ Kiên Lao - Sùng Phúc tự

Chùa Kiên Lao (Sùng Phúc tự) ở làng Kiên Lao, xã Xuân Kiên (Xuân Trường, Nam Định) là một trong những danh lam cổ tự của vùng đất “Địa linh, nhân kiệt”. Nơi đây Hòa thượng Thích Thiện Tri trụ trì là bậc hoằng pháp chân tu cùng Hội phật tử dốc lòng tâm huyết, luôn mang lại phúc lành cho mọi người dân và tín đồ phật tử muôn phương.
2024-03-28 16:04:55

Khám phá những đường chạy cực chất tại VPBank Can Tho Music Night Run 2024

Chính thức khởi tranh vào chiều tối 13/4, VPBank Can Tho Music Night Run 2024 sẽ đưa runner băng qua cung đường ấn tượng gắn kết với những địa danh đã đi vào huyền thoại của thủ phủ miền Tây Nam Bộ.
2024-03-28 13:59:17
Đang tải...