Dịch vụ thanh toán ngân hàng trước làn sóng Fintech

2018-07-21 11:23:27 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Fintech là từ dùng để chỉ các công ty kinh doanh dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ. Sự bổ sung mạnh mẽ giữa các công nghệ này đang làm xuất hiện một mảng mới đầy ấn tượng các ứng dụng liên quan đến các dịch vụ từ thanh toán đến tài trợ, quản lý tài sản, bảo hiểm và tư vấn. Trong mảng thanh toán, Fintech với sức mạnh công nghệ tài chính có khả năng thay đổi cách thức, địa điểm và thời gian thanh toán thực hiện – cũng như tạo điều kiện tiếp tục khám phá và tận dụng công nghệ trong thanh toán.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet


Phát triển dịch vụ thanh toán của Fintech

Theo báo cáo về Fintech của KPMG (2017), đầu tư toàn cầu vào Fintech đã tăng từ 9 tỷ USD năm 2010 lên 25 tỷ USD năm 2016, riêng đầu tư Fintech châu Á là 8,6 tỷ USD năm 2016. Sự phát triển của Fintech đem lại nhiều cơ hội như tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính của người dân, cá nhân hóa các dịch vụ ngân hàng để phục vụ tốt hơn, chi phí giao dịch thấp, có thể giao dịch trong thời gian thực (real time), tăng cạnh tranh, tăng hiệu quả của giám sát thông qua sự hợp tác chéo giữa các ngành, các nước.

Về dịch vụ thanh toán, các công ty Fintech trên thế giới tập trung vào mảng thanh toán với việc thu hút được nhiều khách hàng nhanh chóng với chi phí thấp và các chương trình chuyển tiền nhanh nhất vận dụng công nghệ mới. Hai thị trường thanh toán Fintech tham gia bao gồm: thanh toán tiêu dùng và bán lẻ; thanh toán giữa các doanh nghiệp và bán buôn. Các khoản thanh toán là một trong những giao dịch bán lẻ được sử dụng nhiều nhất trên cơ sở hàng ngày, cũng như một trong những dịch vụ tài chính ít chịu kiểm soát nhất. Theo BNY Mellon (2015), Fintech thanh toán tiêu dùng và bán lẻ bao gồm ví điện thoại di động, thanh toán di động ngang hàng (P2P), ngoại tệ và kiều hối, thanh toán, theo thời gian thực và các giải pháp tiền tệ kỹ thuật số. Các dịch vụ này cải thiện trải nghiệm cho khách hàng tìm kiếm trải nghiệm thanh toán hợp lý về tốc độ, tiện ích và khả năng tiếp cận đa kênh. Các dịch vụ thanh toán di động có thể được sử dụng thuận tiện và an toàn trên các thiết bị di động là một mô hình kinh doanh phổ biến. Phương pháp tiếp cận thanh toán qua điện thoại di động bao gồm nhưng không giới hạn đối với việc tính phí vào hóa đơn điện thoại, thanh toán bằng công nghệ kết nối không dây trong phạm vi ngắn (NFC), mã vạch hoặc mã QR, thẻ tín dụng trên các trang web di động, đầu đọc thẻ điện thoại di động và thanh toán di động trực tiếp mà không sử dụng thẻ tín dụng công ty. Phương thức thanh toán di động dựa trên NFC được biết đến rộng rãi nhất là các ứng dụng Google Walltet, Apple Pay và Samsung Pay. Mô hình kinh doanh thanh toán phổ biến khác là dịch vụ thanh toán P2P. Người dùng có thể hoàn trả cho nhau với các ứng dụng như PayPal và Venmo miễn phí.

Đối với thanh toán bán buôn, trên thế giới các mô hình được sử dụng rộng rãi là trung tâm thanh toán ngân hàng (bank payments hubs), chuỗi cung ứng tài chính (supply chain finance) và giải pháp dựa trên tiền tệ số. Trung tâm thanh toán ngân hàng kết hợp những yếu tố khác nhau trong hệ thống thanh toán của các ngân hàng, cho phép quản lý tốt hơn thanh toán dòng chảy và cải thiện tính linh hoạt, do đó cho phép các ngân hàng đáp ứng dễ dàng và nhanh chóng hơn thay đổi nhu cầu và điều kiện thị trường. Việc ứng dụng một nền tảng chung cho phép các dịch vụ phụ trợ như chống rửa tiền sẽ được tích hợp tại một cấp độ tổ chức, cũng như cung cấp một nền tảng mở hơn mà theo đó các dịch vụ mới có thể dễ dàng được xây dựng (như dịch vụ quản lý tiền mặt). Các trung tâm thanh toán cũng giúp các ngân hàng giải quyết nhu cầu thanh toán và các hệ thống quản lý rủi ro nhanh hơn. Chuỗi cung ứng tài chính (SCF) giúp tăng cường quan hệ với nhà cung cấp là điều rất quan trọng khi giao dịch với các đối tác thương mại từ xa. Những đổi mới gần đây, chẳng hạn như bao thanh toán ngược, xem xét tối ưu hóa việc sử dụng vốn lưu động trong chuỗi cung ứng, tạo ra sự sắp xếp cùng có lợi giữa người mua và nhà cung cấp. Ngoài ra, chiết khấu năng động có thể cho phép người mua và nhà cung cấp thương lượng các điều khoản thanh toán và giảm giá; một phương pháp đặc biệt hấp dẫn khi người mua có vốn sẵn có thể được tái phân phối lại cho nhà cung cấp để đổi lấy các điều khoản hợp đồng tốt hơn. Tiềm năng mà cơ sở hạ tầng của Bitcoin, các blockchain, có thể giúp lợi nhuận doanh nghiệp và thanh toán bán buôn đang trở nên ngày càng gia tăng.


Thanh toán vé xe bus bằng điện thoại. Ảnh: Internet


Theo số liệu của Statista (2017), tổng giá trị giao dịch trên thị trường Fintech Việt Nam đạt 7,259 triệu USD và tổ chức này dự đoán giá trị giao dịch Fintech sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm sắp tới.

Tại Việt Nam, các lĩnh vực Fintech tham gia bao gồm dịch vụ thanh toán, cho vay và quản lý đầu tư. Trong đó, dịch vụ thanh toán của Fintech bao gồm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Khách hàng cá nhân gồm có: ví di động, chuyển khoản P2P, tiền điện tử. Khách hàng doanh nghiệp gồm có mạng lưới thanh toán, giao dịch Forex số lớn và sàn giao dịch số hóa. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có hơn 20 ví điện tử được cấp phép, trong đó có một số ví phổ biến bao gồm: Ví Momo của Công ty CP Dịch vụ Di động trực tuyến – M Service, đã nhận được một khoản đầu tư 28 triệu USD từ Standard Chartered và Goldman Sachs để phát triển sản phẩm vào năm 2016. Ví điện tử Mobivi là ví điện tử của VIB và Công ty CP hỗ trợ dịch vụ thanh toán Việt Phú. Ví điện tử Payoo là ví điện tử của Công ty CP dịch vụ trực tuyến Cộng đồng Việt (Vietunion). Ví điện tử VnMart của Vietinbank và Công ty CP giải pháp thanh toán Việt Nam (VnPay). Ví điện tử net Cash –PayNet là ví điện tử của Công ty CP mạng thanh toán VINA (PayNet) được công bố tháng 11/2008. Theo thống kê của NHNN, giá trị giao dịch qua ví điện tử năm 2016 đạt 53.109 tỷ đồng, tăng tới 64% so với năm 2015. Tuy nhiên, tỷ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán tại Việt Nam vẫn còn rất lớn.

Theo Fintech Việt Nam (2016), mảng thanh toán chiếm 59% tổng số các hoạt động của Fintech Việt Nam. Thị trường Fintech cũng có các tập đoàn công nghệ, startup khác của Việt Nam tham gia thị trường như VNG, VNPT phát triển ví điện tử Momo và VNPT Epay, VTC có VTC Pay, Viettel có BankPlus, Payoo do VietUnion và NTT Data (Nhật Bản) thực hiện, AliPay của Alibaba… tạo nên một làn sóng sôi động trong thanh toán điện tử. Việc áp dụng rộng rãi các công nghệ mới mang lại lợi thế nhưng cũng đặt ra những rủi ro. Fintech có thể thúc đẩy sự gia tăng hiệu quả trong lĩnh vực  tài chính, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn và tăng cường sự hội nhập tài chính ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, cũng có thể gây nguy hiểm nếu áp dụng nó làm suy yếu sự cạnh tranh, tin tưởng sự truyền tải chính sách tiền tệ và sự ổn định tài chính.

Cơ hội và thách thức đối với ngân hàng từ làn sóng Fintech
Trong thời kỳ công nghệ bùng nổ với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các phương thức thanh toán điện tử đã và đang trở thành xu hướng phổ biến trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, thị trường này tuy chưa thực sự tăng trưởng mạnh như các nước trên thế giới nhưng được đánh giá là đầy tiềm năng do có nền tảng cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển, 48,3% dân số sử dụng Internet, xếp thứ 3 khu vực ASEAN và xếp thứ 6 trong khu vực châu Á và đạt mức thâm nhập Internet/dân số đạt 48% năm 2015, cao hơn mức trung bình của khu vực châu Á (38,8%) hay của thế giới (45%). Theo báo cáo của Công ty CP Nghiên cứu ngành và tư vấn Việt Nam VIRAC, tính đến hết tháng 6/2017, số lượng thẻ ngân hàng phát hành đã đạt trên 121,5 triệu thẻ. Trung bình mỗi người dân đã sở hữu 1,3 chiếc thẻ ngân hàng. Cả nước có trên 76 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet và 39 đơn vị cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động.


Fintech được nhận định là xu hướng phát triển tất yếu nhưng cũng là thách thức của ngành ngân hàng. Ảnh: Internet


Những con số này là lý do chính khiến Việt Nam là một thị trường Fintech đầy tiềm năng. Tuy nhiên, thực tế chỉ có 30% dân số sử dụng tài khoản ngân hàng và con số sử dụng thẻ tín dụng chỉ dừng lại ở mức 2%. Đây là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp hợp tác lấp chỗ trống hoặc thay thế ngân hàng phục vụ thị trường còn lại. Bên cạnh đó, tính đến tháng 1/2017, số lượng thuê bao di động là 124,7 triệu, tỷ lệ 131% dân số. Nhưng hiện tại chỉ có 23% dân số sử dụng dịch vụ ngân hàng di động. Tiềm năng cho dịch vụ ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính được phản ánh qua các con số, và cơ hội ở Việt Nam là rõ ràng.

Năm 2015, hình thức thanh toán tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất 73%, tiếp theo là chuyển khoản ngân hàng 13,4%. Tỷ lệ thanh toán trực tuyến là 10% (trong đó 6,5% thông qua thẻ nội địa và 3,5% qua thẻ quốc tế) và thanh toán qua điện thoại di động chiếm 1%. Tính đến hết năm 2016, số lượng thẻ nội địa đạt gần 92,1 triệu thẻ, số lượng thẻ tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng những năm gần đây lại có xu hướng chậm lại. Doanh số dùng thẻ nội địa hiện chiếm tỷ trọng 89% tổng số các loại thẻ.

Với những nền tảng hạ tầng thanh toán như vậy nhưng phần lớn giao dịch thẻ vẫn chủ yếu là rút tiền mặt, chiếm 87% doanh số sử dụng của thẻ nội địa. Điều này vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho cả ngân hàng và Fintech phát triển.

Một số ngân hàng đã đưa ra các ứng dụng với những công nghệ mới nhất nhằm giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt hơn trong thanh toán, gửi, rút tiền, chuyển khoản, mua sắm online… trên các thiết bị di động hoặc qua Internet…

Tại Việt Nam thanh toán trực tuyến bằng thẻ là hình thức thanh toán đặc trưng nhất của giao dịch thương mại trực tuyến trên Internet. Các thanh toán này giúp cho người mua hàng trực tuyến có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch với nhà cung cấp ở mọi nơi mọi lúc một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, thanh toán thẻ cũng dần trở nên phổ biến. Theo Hội Thẻ ngân hàng Việt Nam, tính đến tháng 6/2017, số lượng thẻ phát hành của toàn thị trường đạt trên 112 triệu thẻ; toàn quốc có 17.586 máy ATM và 293.324 máy POS. Các POS được lắp đặt tại hầu hết các siêu thị, cơ sở, chuỗi phân phối, bán lẻ, khách sạn và đang được các ngân hàng mở rộng dần ra các cơ sở y tế, bệnh viện, trường học. Doanh số thanh toán qua thẻ tăng trưởng mạnh, tính từ 1/1 đến tháng 6/2017, đạt trên 1,2 triệu tỷ đồng. Bên cạnh đó, các công ty Fintech thực hiện dịch vụ thanh toán cho các khách hàng phần lớn còn phải thông qua tài khoản của khách hàng tại các NHTM, các dịch vụ thanh toán nộp tiền trực tiếp vào công ty Fintech ít hơn. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của NHTM trong việc thanh toán kỹ thuật số. Việc hợp tác giữa Fintech và ngân hàng phục vụ cho việc hiện thực hóa giao dịch tài chính trên nền tảng công nghệ cao để ngân hàng trở nên thông minh và hỗ trợ khách hàng tối ưu nhất. Nếu thiếu cấu trúc ngân hàng, Fintech sẽ gặp thách thức trong áp dụng công nghệ vào giao dịch; thiếu công nghệ tiên tiến, ngân hàng khó thực hiện smart banking. Do đó, khi liên kết với nhau, thời gian chuẩn hóa và chuyên nghiệp hóa loại hình dịch vụ sẽ giảm xuống, cạnh tranh được đảm bảo, ngân hàng và Fintech hoàn toàn có khả năng phát huy thế mạnh riêng trong những dịch vụ nhất định mà mình cung cấp.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đại hội MTTQ thành phố Hạ Long: Đoàn kết, kỷ cương, dân chủ, đổi mới, phát triển

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) thành phố Hạ Long lần thứ XX, nhiệm kỳ 2024 - 2029 được tổ chức trong 2 ngày 19 và 20/4 đã thành công tốt đẹp. Đây là đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh với khát vọng: Xây dựng thành phố Hạ Long kiểu mẫu, hiện đại, giàu đẹp, văn minh, nghĩa tình.
2024-04-20 19:27:03

Quảng Ninh: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh

Sau một ngày (19/4) làm việc khoa học, nghiêm túc, trách nhiệm, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Quảng Ninh khóa XIV nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 18 theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định pháp luật hiện hành.
2024-04-20 13:28:10

Hải Phòng tổ chức thi kể chuyện theo sách

Đây là hoạt động thường niên và là năm thứ 10 TP.Hải Phòng tổ chức, hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, khẳng định sách và văn hóa đọc mãi trường tồn.
2024-04-20 09:09:26

Hải Phòng tổ chức gặp mặt chiến sĩ Điện Biên và thân nhân

Sáng 19/4, TP.Hải Phòng tổ chức buổi gặp mặt thân nhân liệt sĩ, thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến, những người đã trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.
2024-04-20 08:25:46

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Cựu chiến binh xã Quảng Hải tổ chức nhiều mô hình phát triển kinh tế

Chiều 19/4, Hội cựu chiến binh xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 – 2024.
2024-04-19 16:20:00
Đang tải...