Điệp khúc giải cứu: Bao giờ mới chấm dứt?

2018-03-23 11:13:28 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Trong khi câu chuyện hơn 500 giáo viên hợp đồng tại huyện KRông Păk- Đăk Lăk đang đứng trước nguy cơ thất nghiệp mà chưa tìm được giải pháp, dư luận lại được một phen hoang mang khi nông sản ở nhiều tỉnh thành được mùa mất giá đồng loạt cầu cứu. Câu hỏi đặt ra là, sau giáo viên, củ cải, su hào, chúng ta còn phải làm người hùng giải cứu đến bao giờ?

Củ cải rớt giá bị nhổ bỏ. (Nguồn ảnh: Internet)


Thiếu tầm nhìn và thiếu sự quan tâm

Vụ việc hơn 500 giáo viên sắp mất việc đang dần hé lộ những tình tiết mới. Sự suy thoái của cán bộ ngành giáo dục tỉnh Đăk Lăk khi nhận tiền chạy việc, ăn chặn tiền lương của giáo viên và sự kém bản lĩnh của những nhà giáo đang khiến dư luận vô cùng bức xúc.

Đây không phải là lần đầu các giáo viên hợp đồng phải cầu cứu. Năm 2015, cả nước cũng từng xôn xao khi 214 giáo viên tại Hà Tĩnh bị buộc thôi việc ngay trước thềm năm học mới. Hay ngay đầu năm nay, rất nhiều giáo viên mầm non tại Thanh Hóa cũng khóc òa kêu cứu vì mất việc làm.

Câu chuyện không hề mới này đã cho thấy rõ: chúng ta đang thiếu tầm nhìn và chiến lược trong quy hoạch, dự báo, đào tạo, sử dụng giáo viên tại các cấp học. Tình trạng mất cân đối giữa đào tạo và sử dụng, thừa thiếu giáo viên cục bộ đã diễn ra từ lâu trên phạm vi cả nước, nhưng các cơ quan có trách nhiệm quản lý điều hành thì vẫn lúng túng, mặc cho thực tế “tự điều chỉnh”.

Một câu chuyện cũng không mới khác là được mùa mất giá. Tuần qua, dư luận cả nước đã không khỏi xót xa cho những người nông dân ở Mê Linh (Hà Nội) và Hưng Đạo (Hải Dương) khi hàng ngàn tấn củ cải, su hào phải nhổ bỏ chờ hỏng vì mất giá. Bộ Nông nghiệp ngay lập tức chỉ đạo khẩn “giải cứu”. Người dân thủ đô ra sức kêu gọi nhau mua củ cải, su hào giúp nông dân. Điệp khúc “người hùng” lại bắt đầu.

Đáng nói là, câu chuyện này năm nào cũng tái diễn. Chúng ta đã cùng nhau giải cứu nông sản hết năm này qua năm khác: từ hành, tỏi, lợn, dưa hấu, cà chua,… và đến bây giờ là su hào, củ cải. Tình trạng cung vượt cầu, được mùa mất giá năm nào cũng xảy ra. Thế nhưng, trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong việc dự báo nhu cầu thị trường dường như vẫn chưa được quan tâm đúng mực.

Chúng ta hiện có hàng ngàn giáo sư, tiến sĩ, viện nghiên cứu khoa học, cùng đầy đủ các cơ quan có chức năng và thẩm quyền để giải quyết các vấn đề này. Thế nhưng, năm nào chúng ta cũng đau đầu với bài toán giải cứu. Dường như bây giờ, chúng ta đã có thừa quá nhiều, chỉ thiếu tầm nhìn chiến lược và thiếu sự quan tâm!

Chúng ta còn phải giải cứu gì nữa?

Trong phiên chất vấn trước Quốc hội ngày 13/6/2017, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã thẳng thắn thừa nhận trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp trong việc chưa làm tốt công việc, còn để tình trạng được mùa mất giá diễn ra, khiến nông dân phá sản. Tuy nhiên, về phương hướng giải quyết vấn đề, Bộ vẫn chưa đề ra được giải pháp tỏa đáng.


Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn. (Nguồn ảnh: Internet)


Tương tự, với câu chuyện của các giáo viên hợp đồng, hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa hề lên tiếng. Theo Infonet.vn, ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) chỉ trả lời ngắn gọn: “Sau khi nhận thông tin về sự việc này, chúng tôi đã tiến hành xác minh làm rõ để có phương án xử lý kịp thời”.

Trước thực trạng trên, dư luận hiện vô cùng hoang mang. Câu hỏi lớn nhất mà công chúng quan tâm hiện nay là: sau giải cứu giáo viên, giải cứu củ cải, su hào, còn gì đang chờ chúng ta “giải cứu”?

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51

Standard Chartered Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác đầu tư năng lượng sạch

Ngày 16/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, với cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam.
2024-04-19 09:42:00

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

UBND TP. Hải Phòng ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND về triển khai các hoạt động thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, là những người đã có nhiều cống hiến, hi sinh… trong chiến dịch lịch sử.
2024-04-19 08:15:51
Đang tải...