Du lịch biển tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường

2017-05-29 09:04:39 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Du lịch biển đảo hiện đang là loại hình du lịch chủ đạo, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Với đường bờ biển dài 3260km, hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ,nhiều bãi tắm cát trắng, nước trong xanh là những điều kiện thuận lợi giúp du lịch biển Việt Nam phát triển. Tuy nhiên, song song với nguồn lợi từ làm du lịch biển còn ẩn chứa tác hại về ô nhiễm môi trường.
Tiềm năng du lịch biển của Việt Nam

Theo Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (Tổng cục Du lịch), Việt Nam có hơn 3.260km bờ  biển, hơn 1 triệu km2 diện tích mặt nước biển, và hơn 3.000 hòn  đảo, với những bờ cát trắng, vịnh biển hoang sơ,  cùng hàng loạt các bãi tắm đẹp từ Bắc vào Nam với những đặc trưng khác nhau. Đó là lợi thế thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam để phát triển du lịch.  

Theo xếp hạng quốc tế, Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới, là nước có diện tích ven biển lớn ở khu vực Đông Nam Á. Và có tới 125 bãi biển mà hầu hết là các bãi tắm đẹp, trong đó bãi biển Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes bầu chọn là 1 trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh. Việt Nam cũng là 1 trong 12 quốc gia có các vịnh đẹp nhất thế giới là Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang.
 

Vịnh Hạ Long 

Bên cạnh đó, lãnh thổ vùng đất ven biển, vùng biển và hệ thống các đảo, nơi diễn ra du lịch biển đảo và vùng ven biển tập trung tới 7/13 di sản thế giới ở Việt Nam; 6/8 các khu dự trữ sinh quyển; nhiều vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên…
Biển đảo không chỉ là nơi cung cấp nguồn sống, mà còn là không gian để cộng đồng người Việt tạo lập nên một nền văn hóa biển đảo, với những di sản văn hóa đặc sắc, hệ thống di tích lịch sử - văn hóa liên quan đến môi trường biển, xác lập và thực thi chủ quyền quốc gia trên biển...; các lễ hội dân gian của cư dân miền biển; tín ngưỡng, phong tục tập quán liên quan đến biển ... Ðây chính là nguồn tài nguyên giàu có để phát triển du lịch biển đảo bền vững.

Những nguồn lợi mà biển mang lại

Với sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng cùng các dịch vụ giải trí, du lịch biển đã thu hút hàng triệu lượt khách đến thăm quan và nghỉ dưỡng mỗi năm. Hoạt động du lịch biển đảo hiện chiếm khoảng 70% hoạt động của ngành du lịch Việt Nam.

Có hơn 30 trong số các vịnh, bãi biển phát triển du lịch đã được các địa phương khai thác tốt để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Có thể kể đến một số khu vực đã được khai thác du lịch biển như Hạ Long – Đồ Sơn - Cát Bà (Hải Phòng); Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam, Vân Phong - Đại Lãnh - Nha Trang, Phan Thiết - Mũi Né, Kiên Giang - Phú Quốc, Côn Đảo -Vũng Tàu...

Một số địa điểm du lịch biển đảo nổi tiếng thu hút nhiều du khách quốc tế tới du lịch hàng năm. Đó là Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang, bãi biển Đà Nẵng hàng năm cũng thu hút khoảng 70% số lượng khách quốc tế tới Việt Nam và 50% khách nội địa, mang lại 70% doanh thu cho ngành du lịch cả nước.
 

Bãi tắm Đồ Sơn

Việc du lịch biển, đảo Việt Nam có lượng du khách lớn, đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường đầu tư vào lĩnh vực này. Chỉ tính đến năm 2015, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực du lịch biển, đảo đã có ở 23 tỉnh/thành phố của cả nước, chiếm trên 70% số các dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch. Trong đó có một số dự án lớn như: Dự án của tập đoàn Platinum Dragon Empire (Mỹ) phát triển khu du lịch vui chơi giải trí tại Bà Rịa-Vũng Tàu với số vốn đầu tư lên đến 550 triệu USD; dự án đầu tư của Tập đoàn Rockingham (Anh) xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp và các khu vui chơi giải trí, trường đua ô tô 1.000 ha tại Phú Quốc, quy mô dự án lên đến 1 tỷ USD…
Du lịch biển phát triển góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác; tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội dải ven biển, nơi hiện có khoảng 21,2 triệu người trong độ tuổi lao động và góp phần bảo đảm an ninh - quốc phòng, bảo vệ môi trường biển.
Vấn nạn ô nhiễm môi trường biển

Song song với nguồn lợi từ du lịch biển thì du lịch biển cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Công tác vệ sinh môi trường biển chưa được các tổ chức, doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Chưa có phương án thu gom, xử lý và xử phạt triệt để nên dẫn tới ô nhiễm, đặc biệt ở bãi tắm ven bờ, gần các nhà nghỉ khách sạn. Hệ thống xử lý rác thải chưa được hoàn thiện và đồng bộ; nước thải sinh hoạt chưa được xử lý trước khi xả thải ra biển mà chủ yếu vẫn xả thẳng ra biển.

Đặc biệt là ý thức của du khách (chủ yếu là du khách nội) chưa cao, hiện trạng tùy tiện xả rác trên các bãi biển vẫn còn phổ biến. Người dân sống ven biển cũng lấy bờ biển làm nơi xả rác. Hành động thiếu ý thức của mỗi cá nhân làm môi trường biển ngày càng bị ô nhiễm.

Sự thiếu kết hợp giữa cơ quan quản lý, cơ quan khoa học, doanh nghiệp, du khách và người dân là nguyên nhân khiến cảnh quan và môi trường biển mất dần vẻ đẹp vốn có mà thiên nhiên ban tặng.

Quy hoạch nhiều bãi biển ở Việt Nam bị phá vỡ, khai thác lãng phí, đầu tư manh mún và khó điều chỉnh. Mặt khác, do đô thị hóa, khách sạn hóa ven biển nên các rừng cây chắn sóng hầu như bị chặt phá, cảnh quan bị tàn phá,.. Hậu quả đã và đang phải trả giá khi bão mạnh tàn phá nhà cửa dân ven biển, cây trồng đổ hàng loạt, đê kè chắn sóng bị sạt lở.

Theo kết quả điều tra của Viện Hải dương học, đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) là một khu du lịch lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nhu cầu xây dựng lớn để phát triển du lịch tại đây dẫn đến tình trạng sạt lở, xói mòn bờ, giảm thể tích chứa nước ngầm dẫn đến tình trạng nước mặn xâm nhập, tăng độ đục... làm thay đổi cảnh quan, mất đi vẻ đẹp tự nhiên của vùng biển đảo này.

Còn tại Côn Đảo, các nhà khoa học cũng phát hiện nhiều bãi san hô ở đáy biển sâu đang chết dần do ô nhiễm môi trường. Chính quá trình đô thị hóa và gia tăng dân số cơ học; việc xây dựng bến cảng, nhà máy; phát triển cơ sở hạ tầng của ngành du lịch, dịch vụ; ô nhiễm do rác thải sinh hoạt và chế biến; việc khai thác, đánh bắt theo phương thức tận diệt, cũng như nuôi trồng thủy sản tràn lan, thiếu quy hoạch… được xem như những tác nhân chính gây suy giảm nhanh các loài sinh vật đang sinh sống tại khu vực này.

Du lịch biển kết hợp bảo vệ môi trường

Năm 2016 chương trình “Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường biển” đã được tổ chức bằng chuỗi hoạt động tại Cát Bà (Hải Phòng), TP Hội An, TP Đà Nẵng, chương trình tiếp tục thực hiện tại các tỉnh Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hòa, Bình Thuận… Thông qua đó, người dân sẽ chung tay làm sạch môi trường biển, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ đến toàn xã hội, cộng đồng dân cư cả nước cam kết bảo vệ môi trường.

Là một hãng lữ hành lớn tại Việt Nam, nhiều năm qua, Công ty Du lịch Vietravel rất chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường. Vietravel đã thực hiện nhiều hoạt động cộng đồng trên toàn quốc như ra quân dọn vệ sinh trong khu vực dân cư, chợ họp trên bãi biển, tuyên truyền bằng pano, áp phích, tặng túi đựng rác tự hủy, trồng cây vì môi trường; đạp xe diễu hành… với mong muốn ngành du lịch chung tay cùng cả nước quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên, môi trường.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã duyệt đề án: “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020”. Mục tiêu: du lịch biển sẽ trở thành động lực của kinh tế biển Việt Nam, đưa nước ta thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu và bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển đảo. Đề án cũng đề ra mục tiêu năm 2020, du lịch biển thu hút 22 triệu lượt khách quốc tế, 58 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch biển đạt 200.000 tỷ đồng.

Để du lịch biển đảo phát huy được hết thế mạnh, phát triển bền vững cần có sự đầu tư, quản lý về cơ sở vật chất, dịch vụ và con người. Cần có sự phối hợp giữa các cấp, các  ngành cũng như người dân và khách du lịch để có được môi trường du lịch đẹp và an toàn cho sức khỏe. Để người dân ý thức được việc bảo vệ môi trường, không xả rác ra môi trường, hướng dẫn du khách cùng tham gia vào việc bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó cần tổ chức một số  hoạt động bảo vệ môi trường cho khách du lịch tham gia, như: khuyến khích di chuyển bằng phương tiện thân thiện với môi trường, nói không với túi ni-lon, tiết kiệm nguyên liệu từ tự nhiên, tổ chức tuần lễ bảo vệ môi trường, ngày bảo vệ môi trường tại các khu du lịch với sự tham gia của cả người dân và khách du lịch.

Phát biểu với giới truyền thông, ông Đỗ Quốc Thông, Phó Tổng giám đốc Công ty Du lịch Bến Thành nói: Quan trọng nhất là xây dựng ý thức người dân và du khách trong việc bảo vệ môi trường biển. Chẳng ai có thể đi nhặt rác hoài để giữ bờ biển sạch. Chỉ cần người dân và du khách đừng xả rác nữa thì chúng ta mới có những bãi biển xanh và sạch, ngành du lịch mới có thể xây dựng “Thương hiệu biển Việt Nam” cũng như hướng tới phát triển đất nước xanh, sạch, đẹp, mạnh về biển và làm giàu từ biển.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51

Standard Chartered Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác đầu tư năng lượng sạch

Ngày 16/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, với cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam.
2024-04-19 09:42:00

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

UBND TP. Hải Phòng ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND về triển khai các hoạt động thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, là những người đã có nhiều cống hiến, hi sinh… trong chiến dịch lịch sử.
2024-04-19 08:15:51
Đang tải...