Đường sắt muốn xóa đường ngang dân sinh ngăn cái chết bất ngờ

2018-05-06 10:41:48 0 Bình luận
Dù tai nạn giao thông đường sắt đã giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương, nhưng với hàng nghìn đường ngang dân sinh (lối đi tự mở), tai nạn giao thông đường sắt vẫn luôn thường trực mỗi ngày.

Một đường ngang dân sinh trên đường Lê Duẩn khuất tầm nhìn lại không có rào chắn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)


Để giảm tai nạn giao thông, ngành đường sắt kiến nghị phải gắn kết quả thực hiện với trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương đồng thời phối hợp với các tỉnh, thành rà soát, xây dựng lộ trình xóa bỏ, giảm dần các lối đi tự mở trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, 2025.
 
“Tử thần” luôn… rình rập 
 
Theo báo cáo của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), (tính từ ngày 16/9/2017-15/4/2018), tai nạn giao thông đường sắt đã giảm cả 3 tiêu chí số vụ, số người bị thương, số người chết so với cùng kỳ 
 
Cụ thể, số vụ tai nạn giao thông đường sắt là 199 vụ, giảm 7 vụ (-3,4%), trong đó do khách quan 195 vụ, giảm 2 vụ (-1%), do chủ quan 4 vụ, giảm 5 vụ (-55,6%); làm chết 91 người, giảm 4 người (-4,2%), làm bị thương 122 người, giảm 15 người (-10,9%).
 
Một con số thống kê của VNR cho thấy, trên hệ thống đường sắt quốc gia hiện có 1.517 đường ngang hợp pháp trong đó 652 đường ngang có người gác, 380 đường ngang cảnh báo tự động, 485 đường ngang biển báo.
 
Trong khi đó, dọc tuyến đường sắt còn 4.211 đường ngang dân sinh trái phép, VNR đã có báo cáo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chỉ đạo rà soát các điểm đen bố trí người canh gác, cảnh giới thu gom làm đường gom, gờ giảm tốc, tăng cường biển cảnh báo để giảm tai nạn giao thông.
 
Đánh giá của lãnh đạo VNR cho biết, tai nạn chủ yếu là do khách quan và xảy ra nhiều tại các lối đi tự mở và dọc trên đường sắt (chiếm 80%), còn lại là tại đường ngang cảnh báo tự động và đường ngang biển báo.
 
Lãnh đạo ngành đường sắt đưa ra nguyên nhân về khách quan do người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ cố tình vượt qua đường sắt không chú ý quan sát, hoặc cố tình phóng nhanh, vượt ẩu qua đường sắt khi tàu đến gần bị tàu đâm va, cán, gạt... 
 
“Một phần tai nạn giao thông đường sắt do công nhân viên đường sắt chưa chấp hành nghiêm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy trình liên quan trong đảm bảo an toàn giao thông đường sắt; chất lượng bảo trì kết hạ tầng đường sắt; vật tư, phụ tùng; công tác sửa chữa, chỉnh bị phương tiện vận tải chưa đảm bảo yêu cầu theo quy định dẫn đến tai nạn, sự cố,” lãnh đạo VNR nhìn nhận.
 
Tại Quyết định 994 của Thủ tướng Chính phủ cam kết bố trí hơn 24.000 tỷ đồng để cải tạo đường sắt và đóng các đường ngang dân sinh nhưng tính từ thời điểm “vốn rót” đến nay chỉ có khoảng 200 tỷ. Với việc “liệu cơm, gắp mắm”, ngành đường sắt chủ động xác định tâm thế chỉ xin những hạng mục cần thiết với số vốn ngân sách có thể đáp ứng nhằm đảm bảo an toàn chạy tàu.
 
Hàng nghìn đường ngang, lối đi dân sinh luôn tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt và “tử thần” có thể gọi tên bất cứ lúc nào nếu chính quyền địa phương không vào cuộc quyết liệt và ý thức lái xe, người dân chưa được nâng cao cũng như phụ thuộc nhiều vào chiếc hàng rào thủ công thường ngày vẫn được nhân viên đường sắt đều đặn đẩy ra dù bất kể nắng, mưa.

Gắn trách nhiệm người đứng đầu
 
Nhằm kéo giảm tai nạn và đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt, VNR kiến nghị Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia nghiên cứu, phát động xã hội hóa công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các lối đi tự mở qua đường sắt nhằm kêu gọi, thu hút sự góp sức của cộng đồng thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông tại các vị trí giao cắt.
 
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt, trong đó có hành vi lấn chiếm hành lang giao thông đường sắt, chạy quá tốc độ, chở quá tải khi đi qua đường ngang...
 

Những hàng rào chắn thủ công vẫn là giải pháp mà ngành đường sắt trông chờ để giảm tai nạn giao thông. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
 
Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua tiếp tục thực hiện quyết liệt quy chế phối hợp về đảm bảo an toàn giao thông tại các vị trí giao cắt đường bộ-đường sắt gắn kết quả thực hiện với trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương; tích cực khắc phục các tồn tại; chủ trì, phối hợp với VNR tiến hành rà soát, xây dựng lộ trình xóa bỏ, giảm dần các lối đi tự mở trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, 2025.
 
Bộ Giao thông Vận tải nâng mức đầu tư ngân sách hàng năm (nguồn vốn sự nghiệp kinh tế) cho công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia nhằm đảm bảo chất lượng kết cấu hạ tầng phục vụ chạy tàu an toàn; có cơ sở nâng đơn giá tiền lương cho lực lượng lao động làm công tác quản lý, bảo trì hạ tầng đường sắt. 
 
Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Thủ tướng Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm thông qua việc quyết định giành 7.000 tỷ đồng nguồn vốn dự phòng ngân sách Trung ương (2016-2020) để triển khai thực hiện 4 dự án nâng cấp, cải tạo các công trình thiết yếu trên tuyến đường sắt Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh mà VNR đã báo cáo Bộ trong thời gian vừa qua.
 
Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Chính phủ sớm cân đối bố trí kinh phí thực hiện các hạng mục, dự án tập trung ưu tiên nâng cấp, chuyển đổi đường ngang phòng vệ bằng biển báo lên thành đường ngang phòng vệ bằng tín hiệu cảnh báo tự động có lắp đặt cần chắn tự động; xây dựng hàng rào cách ly, đường gom để tiến tới xóa bỏ, giảm dần lối đi tự mở.
 
Trước mắt có thể ưu tiên thực hiện tại một số địa phương có mật độ lối đi tự mở nhiều và tình hình tai nạn phức tạp như Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.../.
 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chủ tịch HĐND Hải Phòng thăm cựu thanh niên xung phong Điện Biên Phủ

Chiều 17/4, Chủ tịch HĐND TP Phạm Văn Lập đi thăm, tặng quà thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến - những người đã có nhiều cống hiến to lớn, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”
2024-04-18 09:36:19

Bí thư Thành ủy Hải Phòng thăm chiến sĩ Điện Biên ở Hải An

Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đi thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến hiện đang sinh sống tại địa bàn quận Hải An.
2024-04-18 09:28:29

Nam Định: Thành lập Hội Thương binh nặng tỉnh

Đồng chí Nguyễn Trung Sơn - Trưởng Ban vận động thành lập Hội được bầu làm Chủ tịch Hội Thương binh nặng tỉnh Nam Định nhiệm kỳ 2024-2029.
2024-04-17 18:18:05

Khách hàng HDBank rộn ràng nhận thưởng “tiền tỷ”

HDBank hoàn tất trao thưởng 10 sổ tiết kiệm giá trị cao cho 10 khách hàng may mắn nhất trong chương trình “Khai Xuân Đắc Lộc - Năm Mới Phát Tài cùng HDBank”. Tỷ phú đầu năm 2024 của HDBank đến từ xứ rừng ngập mặn - huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
2024-04-17 16:35:01

Giỗ Tổ Hùng Vương - Nét đẹp văn hóa tinh thần của người Việt

Ngày giỗ Tổ Hùng Vương, tức ngày mười tháng ba âm lịch - là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của dân tộc Việt Nam
2024-04-17 15:17:09

Hải Phòng có công viên ánh sáng đầu tiên

Hải Phòng - Trong dịp lễ 30/4 & 1/5 tới đây, thành phố Cảng sôi động nhất miền Bắc lần đầu tiên xuất hiện một không gian một trải nghiệm mới mẻ, sáng tạo và đầy màu sắc - Công viên Ánh Sáng Đồi Rồng tại Khu du lịch Quốc tế Đồi Rồng.
2024-04-17 15:10:12
Đang tải...