Gặp tân sinh viên tật nguyền 12 năm chật vật đến lớp bằng đôi tay

2017-08-19 17:10:09 0 Bình luận
Dù 12 năm đi học bằng tay yếu ớt, cậu học trò Lương Văn Mậu (SN 1998, người dân tộc Thái, trú ở xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) khiến nhiều người cảm phục rơi nước mắt khi quyết tâm và đạt được ước mơ trở thành sinh viên.

Cách đây khá lâu, tình cờ trong chuyến công tác huyện miền núi Tương Dương, PV đã gặp cậu học trò Lương Văn Mậu trên cầu treo của xã Lượng Minh. Em đang trên đường từ trường về nhà. Cơ thể gầy gò, nhỏ bé, đôi tay yếu ớt của Mậu chật vật lê từng bước thay cho đôi chân teo tóp của mình.

Sau 12 năm vật lộn với bao khó khăn, cuối cùng thì cậu học trò tật nguyền này đã tốt nghiệp và trở thành tân sinh viên trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Việt Đức-Nghệ An.


Em Mậu trên cầu treo của xã Lượng Minh.


Hôm nay gặp lại, Mậu vẫn di chuyển bằng đôi tay. Mậu tâm sự: “Mẹ em đi tù vì tội buôn bán ma túy, bố phải đi làm thuê kiếm sống khắp nơi. Không ai chăm sóc, 5 anh em phải về ở với ông bà ngoại trú tại bản Minh Hương, xã Lượng Minh. Ông bà sức đã yếu, tuổi đã cao nên từ lâu cuộc sống vô cùng khó khăn”.

Một buổi đi học, buổi còn lại em ở nhà học bài, việc duy nhất mà Mậu có thể giúp bà ngoại đó là rửa bát, quét nhà và giặt quần áo.


Bà ngoại đã đưa em đi đến nhiều bệnh viện mong cứu chữa đôi chân nhưng các y, bác sỹ đều bó tay.


Thương cháu, bà Lương Thị Lan (bà ngoại của Mậu) đã lặn lội khắp nơi, đưa em đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác mong cứu chữa đôi chân cho Mậu nhưng các y, bác sỹ đều bó tay. Bởi thế, bao năm nay, em vẫn phải chật vật di chuyển bằng đôi tay yếu ớt thay cho đôi chân của mình.

Những năm học tiểu học và THCS, trường ở gần nhà, người dân bản Minh Phương, Xốp Mạt và các thầy cô, bạn bè dường như đã quen với hình ảnh cậu bé Mậu gầy gò với đôi mắt sáng thông minh chật vật dùng đôi tay kéo lê tấm thân trên đường. Hành trình đi tìm con chữ quá đỗi gian nan nhưng Mậu luôn thể hiện quyết tâm, gần như không bỏ buổi học nào.

Lên THPT, nhà cách trường hơn 20km, Lương Văn Mậu phải phải thuê phòng ở Thị trấn Hòa Bình để trọ học. Hai năm đầu, một mình cậu tự lo liệu tất cả mọi việc, từ học hành, nấu ăn, giặt giũ đến các sinh hoạt khác. Với một người tàn tật, đó thực sự là một thử thách lớn không dễ gì vượt qua, chưa kể việc chi tiêu hàng ngày cũng hết sức chật vật.


Chàng trai tật nguyền luôn có nghị lực vượt lên số phận để học tập tốt.


Mặc dầu vậy, Mậu vẫn luôn cố gắng nỗ lực, vượt lên số phận để học tập tốt. 12 năm học, năm nào em cũng đạt học sinh tiên tiến và là học sinh giỏi của trường cấp 2 Lượng Minh cũng như ở Trường cấp 3 Dân tộc nội trú huyện Tương Dương.

Bà Lương Thị Lan (bà ngoại Mậu) cho biết: “Em không được lành lặn như bạn bè cùng trang lứa. Nhưng may mắn là anh em chăm chỉ học tập. Hay tin Lương Văn Mậu sắp xuống Vinh nhập học, họ hàng và bà con bản Minh Phương kéo đến chúc mừng”.

Với người dân xã vùng cao Lượng Minh (Tương Dương), việc Lương Văn Mậu trở thành sinh viên Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Việt Đức là một kỳ tích. Bởi lẽ cuộc đời của em là những chuỗi ngày bất hạnh, khi vừa sinh ra đã phải chịu cảnh tật nguyền, thân hình nhỏ thó, chân tay co quắp, việc cử động rất khó khăn.

Mậu đăng ký dự thi và đỗ vào ngành điện dân dụng của Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Việt Đức (đóng ở TP Vinh).


Em Mậu đang chuẩn bị khăn gói đi nhập học


Không giấu được niềm vui, Mậu chia sẻ: “Nhà trường vừa thông báo cho em đỗ rồi. Em đã chuẩn bị đồ đạc, hành lý sẵn sàng, vài ngày nữa nhà trường sẽ cho xe lên đón em về Vinh nhập học”.

Mậu đỗ đại học, Bà Lương Thị Lan vui 1 nhưng lo lắng 10: “Hay tin cháu được xuống Vinh đi học, tôi vừa mừng, vừa lo. Mừng vì nó có cơ hội được tiếp tục học hành và kiếm được việc làm thích hợp để nuôi sống bản thân. Nhưng cũng lo lắm, nó tật nguyền, việc đi lại và sinh hoạt khó khăn như vậy, lại xa nhà hơn 200 cây số và một thân một mình liệu có ổn không?”.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hải Phòng tổ chức thi kể chuyện theo sách

Đây là hoạt động thường niên và là năm thứ 10 TP.Hải Phòng tổ chức, hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, khẳng định sách và văn hóa đọc mãi trường tồn.
2024-04-20 09:09:26

Hải Phòng tổ chức gặp mặt chiến sĩ Điện Biên và thân nhân

Sáng 19/4, TP.Hải Phòng tổ chức buổi gặp mặt thân nhân liệt sĩ, thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến, những người đã trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.
2024-04-20 08:25:46

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Cựu chiến binh xã Quảng Hải tổ chức nhiều mô hình phát triển kinh tế

Chiều 19/4, Hội cựu chiến binh xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 – 2024.
2024-04-19 16:20:00

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Cựu chiến binh xã Quảng Lưu xây dựng quỹ kết nối con em đồng hương ở TP.HCM

Sáng 19/4, Hội cựu chiến binh xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 – 2024.
2024-04-19 10:25:00
Đang tải...