Giữ biển như giữ trái tim mình

2017-01-27 14:44:24 0 Bình luận
Là những ngư dân can trường ngày đêm bám biển, với họ biển không chỉ mang lại nguồn cá tôm, mà chính là nhà, là quê hương xứ sở. Dù nhiều lúc gặp khó khăn, hoạn nạn song họ vẫn vững tin vươn khơi với quyết tâm son sắt “giữ biển như giữ trái tim mình”.

Ngư dân Trần Văn Mười bên con tàu vỏ thép. Ảnh: VGP/Lưu Hương

Không rời xa biển

Sáng sớm trên bến cảng Thọ Quang, TP. Đà Nẵng, hàng trăm tàu cá vào ra tấp nập, tiếng nói cười rạng ngời của bà con ngư dân xua tan đi cái lạnh của buổi sớm mai.

Gương mặt cương nghị, da sạm mùi biển mặn, ngư dân Trần Văn Mười (phường Mân Thái, quận Sơn Trà) cho biết: Mặc dù một năm gặp nhiều khó khăn, song hành trình chuyến biển cuối năm tàu đạt hiệu quả tương đối tốt, có chi phí cho gia đình, bạn thuyền sắm Tết, nên ai cũng vui. Sau chuyến biển này, chúng tôi tạm xa biển 15 ngày để mọi người về quê đón Tết, về nhà cũng vui, nhưng vẫn nhớ biển lắm…

Kể về nghề biển, ngư dân Trần Văn Mười tâm sự ông yêu và gắn bó với biển từ những câu chuyện về biển của cha mình. “Ngày đó, mỗi lần đi biển về, cha tôi lại kể về những ngày được khám phá những chân trời mới, những cảnh đẹp êm đềm của buổi sớm mai trên biển, là niềm vui khi tìm được luồng cá và tình người trên biển…”.

Vì nghề biển của người cha đã ngấm vào máu thịt nên sau khi tốt nghiệp đại học và đi làm ở một công ty nhưng ông quyết định nghỉ làm, về cùng cha đi biển. “Những chuyến vươn khơi trên vùng biển Tổ quốc, tôi mới cảm nhận được rõ nét hơn tình yêu đối với biển, đó là niềm cảm hứng không bao giờ vơi cạn”.

Gia đình có truyền thống vươn khơi bám biển, coi biển như là máu thịt mình. Thế nên dù gặp khó khăn, hoạn nạn, như cơn bão Chan Chu mười năm trước dù đã làm nhiều người dừng nghề biển, nhưng gia đình ông vẫn tiếp tục vươn khơi.

“Số phận người đi biển nhỏ bé lắm, nằm lại trên biển là chuyện có thể xảy ra bất cứ lúc nào, tuy nhiên gia đình tôi đã xác định mình sinh ra từ biển thì chỉ biết gửi tình yêu vào biển mà thôi, không bao giờ bỏ biển”, ông Trần Văn Mười trầm giọng.

Thoăn thoắt đôi tay đan lại những mắt lưới rách trước khi kéo neo, ngư dân Lê Văn Chiến (phường Xuân Hà, quận Thanh Khê) nói: “Mấy tháng rồi biển động, tàu chỉ đánh bắt ở vịnh Bắc Bộ. Bây giờ lặng gió, biển êm, chúng tôi chuẩn bị thẳng tiến ra Hoàng Sa.

50 tuổi với hơn 30 năm đạp sóng bạc Hoàng Sa, thuyền trưởng Lê Văn Chiến đã bao lần vượt sóng to gió cả, bão tố, lốc xoáy, tàu nước ngoài đe dọa nhưng không làm vơi đi tình yêu của ông đối với biển.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống làm ngư nghiệp lâu đời. Năm 13 tuổi, ông đã đi biển. Năm 21 tuổi, ông được cha chính thức giao cho làm thuyền trưởng con tàu 60 CV cùng hơn 10 lao động rong ruổi khắp ngư trường Hoàng Sa theo luồng cá, thoả nguyện vùng vẫy giữa trùng khơi.

Đôi mắt sáng bừng khi nói về biển, ông tâm sự đối với mỗi ngư dân “tàu là nhà, biển là quê hương”. Thế nên, chúng tôi vươn khơi không chỉ để mưu sinh, mà còn để thể hiện trách nhiệm đối với chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, cũng là giữ ngư trường truyền thống bao đời của cha ông mình.


Ngư dân Lê Văn Chiến được bà con gọi tin yêu, kính trọng. Ảnh: VGP/Lưu Hương

Can trường giữ biển

Ngư dân Trần Văn Mười hiện sở hữu 3 tàu công suất lớn trị giá gần 30 tỷ đồng thường xuyên bám biển Hoàng Sa. Tháng 3/2016, ông đã hạ thuỷ con tàu vỏ thép trị giá 18,5 tỷ đồng đóng bằng nguồn vốn vay ưu đãi theo Nghị định 67 của Chính phủ. “Có tàu vỏ thép, tôi cùng bạn thuyền tự tin đi biển dài ngày hơn, không còn lo sóng to, gió lớn. Con tàu này đã thoả nguyện tung hoành biển khơi của tôi bấy lâu nay”.

Có tàu công suất lớn, khai thác khơi xa nên mỗi chuyến đi biển, ngoài việc tham gia phát triển kinh tế biển, ông Mười rất tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Trong hoạt động khai thác đánh bắt, khi gặp sóng to gió lớn hay sự cố chìm tàu trên biển, tàu của ông Mười cùng anh em thuyền viên luôn sẵn sàng giúp đỡ.

Được ví là “sói biển” giữa Hoàng Sa, câu chuyện dặm dài theo sóng nước biển khơi của ngư dân Lê Văn Chiến lại trở về với câu chuyện đêm ngày bám biển.

Để những chuyến biển vươn xa hơn, ông Chiến đã mạnh dạn vay vốn đóng tàu công suất lớn theo Nghị định 67 của Chính phủ, mua sắm trang thiết bị, ra khơi bám biển tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho hàng chục lao động trên địa bàn.

Ông đã từng cứu sống 17 thuyền viên tàu bị nổ bình gas bốc cháy khi đang câu mực ở Biển Đông. Tàu ông cũng kịp thời lai dắt tàu ĐNa 90385 bị chết máy ở ngoài khơi.

Đặc biệt, trong năm 2014, khi tàu ĐNa 90152 của bà Huỳnh Thị Như Hoa bị đâm chìm giữa biển, ông đã nhanh chóng cho tàu mình lao đến cứu giúp bạn nghề, động viên mọi người kiên cường vượt hiểm nguy, bảo vệ biển, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Gần 40 năm trên biển, trải qua những thăng trầm, khó khăn, nhưng ông vẫn vững tay lái, khao khát được vươn đến tận cùng hải phận Tổ quốc.

Ngư dân Lê Văn Chiến tâm sự: “Có những lúc lòng mình cũng yếu đuối, sợ thiên tai, sợ những mất mát…nhưng nhờ tình yêu biển quê hương đã giúp mình vững vàng, vượt qua khó khăn. Mình là thuyền trưởng mình phải là tấm gương can trường giữ biển, thắp lên tình yêu biển thì các thành viên trong tàu mới có thể vững tin để vươn khơi”.


Ra khơi. Ảnh: VGP/Lưu Hương

Những đợt gió lạnh cuối mùa dường như đang tan dần nhường cho ánh nắng ấp áp của mùa xuân đang tới. Phía cầu cảng hàng trăm ngư dân đang rộn ràng tất bật để chuẩn bị vươn khơi một chuyến biển dài.

Hành trang của họ là tình yêu biển, là việc phải bám giữ ngư trường truyền thống của cha ông.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng sớm 18/4, mặc dù trời mưa lớn nhưng từ khắp các ngả đường, dòng người đông đúc tiến về Khu di tích lịch sử đặc biệt Quốc gia Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, mùng 10/3 âm lịch.
2024-04-18 11:46:40

Lời chia buồn

Nhận được tin Cụ La Đức Đan là thân phụ ông La Đức Hùng- Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng đã tạ thế vào hồi 23h20’ ngày 17/04/2024 (tức ngày 9/3 năm Giáp Thìn), tại Lào Cai. Ban Biên tập và cán bộ, phóng viên của Tạp chí điện tử Hoà nhập gửi tới ông La Đức Hùng – Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng và gia quyến lời chia buồn sâu sắc.
2024-04-18 11:29:00

Chủ tịch HĐND Hải Phòng thăm cựu thanh niên xung phong Điện Biên Phủ

Chiều 17/4, Chủ tịch HĐND TP Phạm Văn Lập đi thăm, tặng quà thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến - những người đã có nhiều cống hiến to lớn, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”
2024-04-18 09:36:19

Bí thư Thành ủy Hải Phòng thăm chiến sĩ Điện Biên ở Hải An

Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đi thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến hiện đang sinh sống tại địa bàn quận Hải An.
2024-04-18 09:28:29

Nam Định: Thành lập Hội Thương binh nặng tỉnh

Đồng chí Nguyễn Trung Sơn - Trưởng Ban vận động thành lập Hội được bầu làm Chủ tịch Hội Thương binh nặng tỉnh Nam Định nhiệm kỳ 2024-2029.
2024-04-17 18:18:05

Khách hàng HDBank rộn ràng nhận thưởng “tiền tỷ”

HDBank hoàn tất trao thưởng 10 sổ tiết kiệm giá trị cao cho 10 khách hàng may mắn nhất trong chương trình “Khai Xuân Đắc Lộc - Năm Mới Phát Tài cùng HDBank”. Tỷ phú đầu năm 2024 của HDBank đến từ xứ rừng ngập mặn - huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
2024-04-17 16:35:01
Đang tải...