Giữa Thủ đô học sinh vẫn phải đi học nhờ

2016-06-12 09:30:46 0 Bình luận
Theo quy định, mỗi lớp mẫu giáo nhận tối đa không quá 35 trẻ. Tuy nhiên qua khảo sát thực tế, hầu hết các trường ở khu vực nội thành Hà Nội có sĩ số lớp vượt quá quy định. Thậm chí có những trường sĩ số lớp lên tới trên 73 cháu/lớp.

Nhiều trường mầm non ở Thủ đô quá tải

Đây là một trong những hạn chế vừa được Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội chỉ rõ sau đợt khảo sát quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên đối với các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo đó, Ban Văn hóa, xã hội HĐND thành phố Hà Nội đã làm việc với các quận, huyện: Bắc Từ Liêm, Mê Linh, Phúc Thọ đồng thời khảo sát thực tế các trường mầm non Liên Mạc (quận Bắc Từ Liêm), Tam Đồng (huyện Mê Linh), Xuân Phú (huyện Phúc Thọ).

Sĩ số lớp tăng gấp đôi so với quy định


Trưởng Ban Văn hóa Xã hội HĐND thành phố khóa XIV Nguyễn Thị Thùy cho biết, ngoài các địa bàn đến làm việc, khảo sát thực tế, Ban còn tổng hợp chung qua báo cáo của các quận, huyện, thị xã gửi về Ban. Qua nghiên cứu cho thấy, trong những năm gần đây, thành phố Hà Nội đã đặc biệt quan tâm đến phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, trong đó chỉ tiêu xây dựng trường lớp, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên đối với các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố là một nội dung trọng tâm.

Tính đến tháng 5/2016, toàn thành phố có 1.003 trường mầm non (công lập và công lập tự chủ 733 trường; dân lập, tư thục 270 trường). Về cơ bản, mỗi xã, phường thị trấn đều có ít nhất một trường mầm non công lập, đáp ứng đủ chỗ học cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi theo tiêu chuẩn phổ cập. Quy mô giáo dục mầm non hiện có hơn 510.000 trẻ; đã huy động 78,7% trẻ khuyết tật được giáo dục hòa nhập; số trẻ học tại trường mầm non công lập chiếm tỷ lệ 78%.

Tuy nhiên qua khảo sát thực tế, đoàn giám sát đã nhìn thấy rõ những điểm hạn chế cần được quan tâm, khắc phục, giải quyết sớm. Đó là mức 35,3% tỷ lệ trẻ dưới 3 tuổi đến trường toàn thành phố đạt kế hoạch, nhưng quá thấp so với nhu cầu thực tế. Trong đó, một số đơn vị tỷ lệ trẻ dưới 3 tuổi đến trường đạt rất thấp (Mê Linh đạt 21,4%, Sóc Sơn 15,4%, Chương Mỹ 18,1%, Ba Vì 20,8%, Ứng Hòa 22,3%).

Một số quận, huyện có trẻ bình quân/lớp vượt quá quy định, nhiều trường ở khu vực nội thành có số trẻ nhiều gấp đôi so với quy định (quận Cầu Giấy có 58,1 trẻ/nhóm lớp; quận Ba Đình có 52,5 trẻ/nhóm lớp; quận Hoàng Mai có 50,9 trẻ/nhóm lớp; quận Đống Đa có 49,8 trẻ/nhóm lớp; quận Hai Bà Trưng có 48,5 trẻ/nhóm lớp. Đặc biệt, nhiều trường thuộc quận Đống Đa có trên 60 trẻ/nhóm lớp như mầm non Tuổi Hoa (Đống Đa) có 73,7 trẻ/nhóm lớp; mầm non Cát Linh (Đống Đa) có 71,7 trẻ/nhóm lớp; mầm non Sơn Ca (Cầu Giấy) có 70,4 trẻ/nhóm lớp; mầm non Đống Đa (Đống Đa) có 65,9 trẻ/nhóm lớp.

Vẫn còn 1.000 phòng học tạm, học nhờ, phòng học cấp 4

Bên cạnh việc đông trẻ, một số trường cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu, vẫn còn khoảng hơn 1.000 phòng học tạm, học nhờ, phòng học cấp 4. Nhiều trường mầm non có nhiều điểm lẻ không đủ điều kiện, nằm xen kẽ trong các khu nhà ở, thiếu sân chơi; công trình phụ trợ ở một số trường còn thiếu và không đúng quy cách, quy định; nhiều trường sử dụng nguồn nước tự khai thác nhưng chưa được cơ quan chức năng kiểm định.

Theo thống kê, tiến độ xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia và trường chất lượng cao trên địa bàn thành phố còn chậm. Tính đến tháng 5/2016, toàn thành phố mới có 301/1.003 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (đạt 30%). Nhiều quận, huyện có tỷ lệ đạt thấp như: quận Ba Đình 23,8%, huyện Ba Vì 7,5%, Quốc Oai 11,5%, Phú Xuyên 13,3%, Hoài Đức 16,6%, Mê Linh 20%, Thường Tín 20,6%, Phúc Thọ 28%, thị xã Sơn Tây 28%. Hiện tại, tỷ lệ cán bộ quản lý đạt chuẩn về trình độ lý luận, quản lý nhà nước còn thấp. Nguyên nhân, do số lượng cán bộ quản lý lớn tuổi và mới bổ nhiệm khá nhiều, bên cạnh đó một số quận, huyện chưa thực hiện chủ trương kịp thời cử cán bộ nguồn, cán bộ quản lý mới đi đào tạo. Một số cán bộ quản lý, giáo viên chưa chủ động trong việc tự nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn, quản lý nhà nước, còn trông chờ vào sự phân công.

Bà Nguyễn Thị Thùy cho biết, sau đợt khảo sát, Ban Văn hóa Xã hội HĐND thành phố đã kiến nghị với UBND thành phố sớm xây dựng đề án “Nâng cao chất chất lượng giáo dục mầm non thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020”. Chỉ đạo triển khai thực hiện theo quy định việc bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập để làm cơ sở thi thăng hạng. Để giải quyết những phòng học tạm, học nhờ, UBND thành phố tiếp tục ưu tiên các khu đất thu hồi được do di dời các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp không có nhu cầu sử dụng để xây dựng trường mầm non.

Đặc biệt, UBND thành phố cần giao cho UBND các quận, huyện, thị xã làm chủ đầu tư các quỹ đất xây dựng trường học trong các khu đô thị mới. Ban Văn hóa Xã hội HĐND thành phố cũng yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sớm tham mưu cho UBND thành phố đề án phát triển giáo dục mầm non trong giai đoạn mới theo hướng nâng cao chất lượng giáo dục, nâng tỷ lệ trẻ trong độ tuổi ra trường, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, chú ý duy dinh dưỡng thể béo phì.

UBND TP cũng cần tiếp tục triển khai các giải pháp nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non; thường xuyên tập huấn phương pháp dạy học mới, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đồng thời, chỉ đạo các trường mầm non tuyển sinh năm học 2016 - 2017 theo đúng quy định, hạn chế thấp nhất tình trạng quy mô số học sinh/lớp quá lớn so với quy định ở các trường nhất là các trường học thuộc khu vực nội thành.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chủ tịch HĐND Hải Phòng thăm cựu thanh niên xung phong Điện Biên Phủ

Chiều 17/4, Chủ tịch HĐND TP Phạm Văn Lập đi thăm, tặng quà thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến - những người đã có nhiều cống hiến to lớn, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”
2024-04-18 09:36:19

Bí thư Thành ủy Hải Phòng thăm chiến sĩ Điện Biên ở Hải An

Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đi thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến hiện đang sinh sống tại địa bàn quận Hải An.
2024-04-18 09:28:29

Nam Định: Thành lập Hội Thương binh nặng tỉnh

Đồng chí Nguyễn Trung Sơn - Trưởng Ban vận động thành lập Hội được bầu làm Chủ tịch Hội Thương binh nặng tỉnh Nam Định nhiệm kỳ 2024-2029.
2024-04-17 18:18:05

Khách hàng HDBank rộn ràng nhận thưởng “tiền tỷ”

HDBank hoàn tất trao thưởng 10 sổ tiết kiệm giá trị cao cho 10 khách hàng may mắn nhất trong chương trình “Khai Xuân Đắc Lộc - Năm Mới Phát Tài cùng HDBank”. Tỷ phú đầu năm 2024 của HDBank đến từ xứ rừng ngập mặn - huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
2024-04-17 16:35:01

Giỗ Tổ Hùng Vương - Nét đẹp văn hóa tinh thần của người Việt

Ngày giỗ Tổ Hùng Vương, tức ngày mười tháng ba âm lịch - là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của dân tộc Việt Nam
2024-04-17 15:17:09

Hải Phòng có công viên ánh sáng đầu tiên

Hải Phòng - Trong dịp lễ 30/4 & 1/5 tới đây, thành phố Cảng sôi động nhất miền Bắc lần đầu tiên xuất hiện một không gian một trải nghiệm mới mẻ, sáng tạo và đầy màu sắc - Công viên Ánh Sáng Đồi Rồng tại Khu du lịch Quốc tế Đồi Rồng.
2024-04-17 15:10:12
Đang tải...