Hàn Quốc: Trăn trở bài toán giáo dục cho người khuyết tật

2016-05-07 09:40:09 0 Bình luận
Những nỗ lực của Chính phủ Hàn Quốc nhằm đảm bảo cho các học sinh khuyết tật được tiếp cận với một môi trường giáo dục bình đẳng dường như vẫn chưa thực sự thu được kết quả như mong muốn…
Năm ngoái, cô Doh Woo-gyung, 44 tuổi ở Busan quyết định gửi cậu con trai khuyết tật đến học tại một trường trung học công lập trong thành phố thay vì trường học dành riêng cho người khuyết tật. “Tôi hy vọng thông qua việc giao tiếp và học tập với các bạn cùng lớp, con trai mình sẽ hòa nhập tốt hơn với cộng đồng”, cô Doh chia sẻ.
 
Kỳ vọng từ lớp học hòa nhập
 
Giống như cô Doh, rất nhiều phụ huynh Hàn Quốc đã mạnh dạn gửi con đến các trường phổ thông theo mô hình lớp học hòa nhập (lớp học cho phép học sinh khuyết tật học cùng với các học sinh bình thường) với kỳ vọng con mình sẽ được giáo dục và đối xử bình đẳng như những học sinh khác.
 
Năm 1994, mô hình này bắt đầu triển khai tại Hàn Quốc sau một loạt những cải cách về giáo dục và khuyến học hướng tới bảo vệ quyền bình đẳng trong giáo dục của những người khuyết tật. Nhiều trường công lập từ tiểu học đến trung học phổ thông tại các tỉnh, thành phố đã mở thêm các lớp học hòa nhập với nhiều trang thiết bị hỗ trợ chuyên dụng dành cho các học sinh khuyết tật.

Các trường phổ thông công lập là môi trường lý tưởng giúp học sinh khuyết tật thêm hứng thú học tập. (Ảnh minh họa)
 
Theo thống kê của Bộ Giáo dục Hàn Quốc, năm 2015, nước này có 2,4 triệu người khuyết tật, trong đó khoảng 88.000 người ở độ tuổi đi học và 70% số này đang tham gia các lớp học hòa nhập.
 
Để nâng cao chất lượng của hoạt động giáo dục đặc biệt này, năm 1994, Chính phủ Hàn Quốc thành lập Viện Giáo dục đặc biệt quốc gia, chịu trách nhiệm xây dựng các chương trình giáo dục và đào tạo các giáo viên chuyên biệt cho mô hình giáo dục hòa nhập tại các trường phổ thông.
 
“Môi trường tại các trường phổ thông công lập là lý tưởng giúp học sinh khuyết tật thêm hứng thú học tập. Không chỉ được học kiến thức, các em sẽ có cơ hội tương tác và hòa nhập với xã hội xung quanh, từ đó bớt cảm giác tự ti, mặc cảm”, Giáo sư chuyên ngành Giáo dục đặc biệt Cho Hong-joong thuộc Đại học Quốc gia Chonnam (tỉnh Gwangju) cho biết.
 
Những phản ứng trái chiều
 
Dù tỷ lệ học sinh khuyết tật tham gia vào các lớp học hòa nhập khá cao nhưng không ít ý kiến cho rằng, mô hình này chưa thực sự phát huy hiệu quả. Một trong những trở ngại lớn nhất là tình trạng thiếu giáo viên và phương tiện hỗ trợ thích hợp giúp học sinh khuyết tật làm quen với môi trường học đường. Hàn Quốc hiện chỉ có khoảng 18.000 giáo viên được đào tạo chuyên ngành về giáo dục đặc biệt, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ giáo viên được đào tạo các chuyên ngành khác.
 
Bên cạnh đó, cũng không ít trường công lập Hàn Quốc có xu hướng tách riêng các lớp cho học sinh khuyết tật. Các em sẽ theo học một chương trình đặc biệt dưới sự hướng dẫn của các giáo viên chuyên ngành giáo dục đặc biệt cùng các trợ giảng.
 
Báo cáo mới nhất của Bộ Giáo dục Hàn Quốc cho thấy, trong số 70% học sinh khuyết tật tại các trường công lập, chỉ có khoảng 18% học sinh thực sự được tham gia vào các lớp học hòa nhập. Năm 2015, khoảng 9.900 lớp học dành cho trẻ khuyết tật đã bị tách ra khỏi hệ thống giáo dục chung, tăng 42% so với năm 2007.
 
Sau khi được công bố, báo cáo này gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ từ phía các bậc phụ huynh và các chuyên gia giáo dục. Nhiều người nhận định, những nỗ lực của Chính phủ thời gian qua nhằm đảm bảo cho những người khuyết tật – nhóm người yếu thế trong xã hội được tiếp cận hệ thống giáo dục một cách bình đẳng- trên thực tế là những nỗ lực “nửa vời”.
 
“Đã đến lúc cần phải đánh giá lại chương trình giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật. Mang tiếng là đến trường học để hòa nhập cùng các bạn nhưng nhiều học sinh khuyết tật vẫn bị phân biệt đối xử”, ông Lee Moon–hi, Chủ tịch một tổ chức đại diện cho quyền của người khuyết tật Hàn Quốc bức xúc.
 
Bộ Giáo dục Hàn Quốc lý giải, việc tổ chức các lớp học đặc biệt dành riêng cho người khuyết tật xuất phát từ nhu cầu thực tế là không phải học sinh khuyết tật nào cũng đủ khả năng theo kịp các chương trình thông thường. “Tùy theo trình độ nhận thức của từng em và dựa trên những tiêu chí nhất định mà các mỗi học sinh khuyết tật có thể được bố trí vào một môi trường giáo dục phù hợp”, một quan chức ngành giáo dục Hàn Quốc khẳng định.
 
Một số tổ chức đại diện cho quyền lợi của người khuyết tật cũng cho rằng, phương pháp giáo dục hòa nhập nếu không được triển khai thích hợp có thể gây tác dụng ngược, vô hình chung sẽ tạo áp lực không nhỏ lên những em học sinh không may bị khuyết tật nặng.
 
“Hệ thống giáo dục của Hàn Quốc cũng như nhiều quốc gia châu Á hiện nay đang quá tập trung vào thi cử và điểm số. Nếu không thay đổi, sẽ khó có chỗ cho người khuyết tật. Mục tiêu cuối cùng của phương pháp giáo dục hòa nhập là phải tôn trọng sự khác biệt, từ chủng tộc, giới tính cho tới khả năng thể chất”, một chuyên gia giáo dục khuyến nghị.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Khám phá những đường chạy cực chất tại VPBank Can Tho Music Night Run 2024

Chính thức khởi tranh vào chiều tối 13/4, VPBank Can Tho Music Night Run 2024 sẽ đưa runner băng qua cung đường ấn tượng gắn kết với những địa danh đã đi vào huyền thoại của thủ phủ miền Tây Nam Bộ.
2024-03-28 13:59:17

T&T Group hợp tác quản lý vận hành "chuẩn Nhật Bản" tại dự án T&T City Millennia Long An

Công ty Cổ phần Thái Sơn Long An (đơn vị trong hệ sinh thái Tập đoàn T&T Group) và đối tác Nhật Bản – Tập đoàn Anabuki vừa ký kết hợp tác quản lý vận hành dự án T&T City Millennia tại Long An.
2024-03-28 13:53:20

Cao Bằng tổ chức khám sàng lọc cho đối tượng khuyết tật cơ quan vận động

Theo kế hoạch, trong 3 ngày đầu tháng 4/2024 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cao Bằng sẽ tổ chức khám sàng lọc cho đối tượng khuyết tật cơ quan vận động trên địa bàn.
2024-03-27 13:39:07

Dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Ngày 20/3/2024, Công ty cổ phần quảng cáo Hà Thái, công ty TNHH quảng cáo Ngọc Hà là hai thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam do ông Hà Đình Thái, Ủy viên ban chấp hành dẫn đoàn có chuyến viếng thăm, thắp hương tri ân các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sĩ A1.
2024-03-26 21:16:00

Quốc Oai: Đến bao giờ mới trả lại đất cho thương binh Nguyễn Hữu Minh

Ngày 22/3/2024, Tạp chí điện tử Hoà nhập có nhận được đơn tố cáo của thương binh Nguyễn Hữu Minh thường trú tại: Số 28, ngõ 3, đường Âu Cơ, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội phản ánh việc bị chiếm đoạt, sử dụng đất bất hợp pháp.
2024-03-26 19:23:00

Khu vực sôi động nhất thủ đô “đón sóng”

Bước sang năm 2024, chung cư tiếp tục là phân khúc “vàng” khi có những dấu hiệu tăng trưởng tích cực, ghi nhận lượng quan tâm lớn từ các nhà đầu tư và khách hàng có nhu cầu ở thực, nhất là khu vực phía Tây Hà Nội.
2024-03-26 09:22:59
Đang tải...