Hãy đảm bảo quyền cơ bản cho người khuyết tật

2017-08-20 16:06:12 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Mặc dù, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan tâm đến người khuyết tật (NKT) nhằm giúp họ hòa nhập cộng đồng nhưng những định kiến của xã hội đang khiến NKT tự ti, mặc cảm, cơ hội tự kiếm sống, có việc làm ngày càng khó khăn...

Nhiều NKT bị khiếm khuyết mặt này như họ lại giỏi mặt khác, họ có khả năng đóng góp cho xã hội rất lớn


Chị Hoàng Thị H (một NKT đang sinh sống Hà Nội) cho biết, mặc dù đã cầm hồ sơ đi xin việc hết nơi này đến nơi khác nhưng chị đều nhận được những cái lắc đầu từ chối. Có nơi tế nhị hơn thì nói “hết chỉ tiêu rồi”, hoặc “hẹn em lần sau”. Nhưng cũng có trường hợp từ chối thẳng thừng vì chị là NKT, không đủ tiêu chuẩn, khiến chị thất vọng và cảm thấy mình như “người thừa” trong xã hội.

“Tới một công ty da giày ở Hải Phòng, họ nói rằng do chân tôi ngắn không làm được việc, nên đã từ chối. Không những tôi, nhiều người khuyết tật khác cũng thấy rất khó khăn khi đi xin việc làm. Hầu hết các doanh nghiệp lớn, cơ quan bên ngoài không nhận chúng tôi, cho nên NKT chỉ biết tìm đến các trung tâm dành cho NKT” – chị H. chia sẻ.

Anh Vương Văn Triều ở Xuân Giang, Sóc Sơn (Hà Nội), một NKT vận động bẩm sinh ở chân cũng cho biết, 40 tuổi và không nhớ đã đi xin việc ở bao nhiêu nơi. Hễ có chương trình lao động nào dành cho NKT là anh tìm đến, nhưng để kiếm được một việc làm cho thu nhập nuôi bản thân và gia đình là rất khó khăn. Nhiều nơi cứ hứa với anh, nhưng kết cục vẫn là con số không. Nguyên nhân vẫn là “lý do sức khỏe”.

Do không kiếm được việc làm, nên công việc chính của anh là ở nhà trông con, nuôi lợn. Vợ anh làm công nhân ở nhà máy Samsung là lao động chính. Nhiều khi anh rất thương vợ, muốn đỡ đần vợ kiếm thêm thu nhập nhưng cảm thấy bất lực. Anh thừa nhận: “Những người tàn tật như chúng tôi khó tìm việc lắm. NKT vốn đã khó khăn, không có việc làm lại càng vất vả hơn. Ai có điều kiện thì mở cửa hàng kinh doanh, còn không chỉ biết ở nhà”.

Ông Tạ Xuân Tiếp, Giám đốc Công ty Phát triển việc làm thương binh Thái Nguyên (một đơn vị có nhiều năm tham gia hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho NKT) cho biết: Mặc dù, các cán bộ, giáo viên của Trung tâm dạy nghề của chúng tôi rất tâm huyết, NKT học nghề ở đây cũng rất chịu khó nhưng định kiến của xã hội vẫn như “bức tường vô hình” ngăn chặn NKT tiếp cận với thị trường lao động. Có nhiều NKT may rất giỏi, thêu rất đẹp, có khả năng sử dụng tốt máy tính nhưng vẫn bị các doanh nghiệp ngại ngần khi tuyển dụng. “NKT bị khiếm khuyết mặt này như họ lại giỏi mặt khác, họ có khả năng đóng góp cho xã hội rất lớn nhưng phần nhiều các cơ quan, doanh nghiệp có tâm lý e ngại khi nhận họ” ông Tiếp chia sẻ.

Một số chuyên gia nhận định: Rào cản lớn nhất hiện nay là xã hội vẫn nhìn NKT bằng con mắt thương hại, đối đãi với NKT theo quan điểm từ thiện, nhân đạo chứ chưa theo cách tiếp cận tích cực là bảo đảm quyền cơ bản của họ. Việc đi lại, giao tiếp của NKT còn khó khăn; trình độ văn hóa còn thấp. Nhiều NKT chưa được học nghề, chưa có việc làm dù chỉ là công việc giản đơn với thu nhập thấp. Phần lớn NKT có gia cảnh nghèo khó, thậm chí rất nghèo… Những yếu tố đó khiến NKT thường mang trong mình cảm giác tự ti.

Việc tuyển sinh học nghề đối với NKT rất khó khăn vì nhiều lý do, như: Gia đình NKT không muốn cho con đi học; NKT thường có trình độ học vấn thấp, thậm chí không biết chữ nên tự ti, mặc cảm và rất ngại tham gia học nghề; xã hội nhìn NKT với con mắt thiếu tin tưởng và cho rằng họ học nghề không để làm gì… Đó là chưa kể giáo trình, cách truyền đạt kiến thức cho NKT cũng gặp khó khăn do mức độ tật của từng NKT khác nhau.

Ông Greig Crapt- Chủ tịch tập đoàn Protec tại Việt Nam chia sẻ về chính đứa con khuyết tật của mình. Con trai ông vì một tai nạn “bỗng nhiên” thành NKT, phải ngồi xe lăn. Nhưng dù nó bình thường hay khuyết tật thì nó vẫn là con ông, vẫn được bình đẳng. Thế nên, ông Greig rất ngạc nhiên khi nhiều người tới thăm nhà máy sản xuất nhãn hiệu mũ bảo hiểm Protec rất nổi tiếng của ông đã khóc. Hỏi ra thì họ trả lời vì thấy dưới sàn nhà máy có nhiều NKT tham gia lao động quá. Ông Greig bảo, nếu đã coi họ bình thường như bao người bình thường khác thì sao phải xúc động.

Vấn đề ở đây là cái tâm lý sẻ chia, thương hại NKT đã tồn tại sâu trong tâm trí. Chính tâm lý này là sự bất bình đẳng, làm người khuyết tật rất buồn. Thế nên, theo Greig, phải giáo dục cho trẻ em có cái nhìn bình thường về NKT để không có sự phân biệt.

Đã đến lúc, xã hội phải thay đổi mạnh cách tiếp cận mang tính từ thiện, nhân đạo thuần túy hiện nay sang hướng bảo đảm quyền cơ bản của NKT; khuyến khích các tổ chức xã hội thực hiện các chương trình trợ giúp NKT theo cơ chế mềm dẻo, phù hợp với họ.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần khôi phục lại cơ chế bắt buộc doanh nghiệp tiếp nhận NKT vào làm việc theo một tỷ lệ nhất định (có thể là 1%), nếu không nhận đủ thì doanh nghiệp phải đóng một khoản tương ứng vào quỹ giải quyết việc làm cho NKT...

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
2024-04-24 20:12:49

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38

“Hành trình khôi phục phòng Nam dược chuẩn Y khoa”

Ngay từ ngày đầu thành lập Y Dược Việt đã xác định rõ hướng đi cho mình là phát triển các sản phẩm từ thảo dược, dược liệu có sẵn của đất nước Việt Nam (Nam Dược).
2024-04-23 15:35:00

SHB hai năm liền được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
2024-04-23 10:53:14
Đang tải...