Ký ức xuân 68 và niềm vui 50 năm chưa trọn

2018-02-16 21:54:24 0 Bình luận
HOANHAP.VN - “Biệt động Sài Gòn” cái tên từng là nỗi ám ảnh cho quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Với những bóng người thoắt ẩn thoắt hiện gây ra không biết bao nhiêu thiệt hại cho đối phương khiến không ít lãnh đạo cảnh sát Việt Nam tức giận quyết tâm diệt trừ lực lượng này. Đỉnh điểm của sự trả đũa dược ghi lại là bức hình “Hành quyết tại sài Gòn” đối với Biệt động Sài Gòn. Bức ảnh lột tả được bản chất khắc nghiệt, tàn bạo của chiến tranh.

Tết Mậu Thân 1968, đúng thời điểm Sài Gòn đang chuẩn bị mừng năm mới, hàng chục chiến sỹ biệt động thành âm thầm tiếp cận nhiều mục tiêu đã định sẵn. Đúng giờ G, hàng loạt tiếng súng vang lên ở các địa điểm như dinh Độc lập, Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh hải quân, đài phát thanh, biệt khu thủ đô, tổng nha cảnh sát, khám Chí Hòa... Cả Sài Gòn chìm trong hỗn loạn.

Sáng mùng 2 Tết, sau khi khiến các tuyến phố của Sài Gòn nhốn nhao, nhiều chiến sỹ bị bắt giữ. Trong số ấy có đại úy chỉ huy đội 3 Biệt động Sài Gòn tên Bảy Lốp (Nguyễn Văn Lém), đơn vị đánh vào Bộ Tư lệnh Hải quân. Khi đại úy Bảy Lốp được dẫn đến trước mặt tướng Nguyễn Ngọc Loan, Giám đốc Nha An ninh quân đội Việt Nam Cộng hòa, không cần xét hỏi, không cần tòa án, Tướng Loan rút súng bắn thẳng vào thái dương người chiến sỹ biệt động.

Bức ảnh nổi tiếng “Hành quyết tại Sài Gòn”.


Khoảnh khắc đó đã được Eddie Adams, phóng viên ảnh của Hãng Thông tấn AP (Mỹ) chụp lại. Hôm sau, bức ảnh mang tên Saigon Execution (Hành quyết ở Sài Gòn) đồng loạt xuất hiện trên trang nhất của nhiều tờ báo quốc tế. Nó khiến hàng triệu người trên thế giới căm phẫn vì tính phi nhân đạo đối với tù nhân chiến tranh, nó làm dấy lên phong trào phản chiến tại Mỹ và nhiều quốc gia khác.

 Ký ức lớn nhất đối với ngươi thân Liệt sĩ Bảy Lốp vẫn là bức hình khiến cả thế gới chấn động về cuộc chiến tại Viêt nam. Trong ngôi nhà của đại úy Bảy Lốp tại quận Tân Phú (TP.HCM), bà Nguyễn Ngọc Loan và ông Nguyễn Dũng Thông, năm nay đều ngoài 50, 2 con của đại úy Bảy Lốp.

Dù là con của chiến sỹ biệt động nổi tiếng nhưng 2 chị em bà không ai làm việc trong hệ thống Nhà nước, họ tất bật mưu sinh với cuộc sống bên ngoài. Bà Loan có mở một quán tạp hóa nhỏ trên đường Âu Cơ (phường Phú Trung, quận Tân Phú) để buôn bán, còn ông Thông cũng bận rộn với công việc của riêng mình. Nhưng cứ hễ đến Tết, cả 2 lại tạm gác những gánh nặng mưu sinh hàng ngày để tiếp tục hành trình tìm kiếm hài cốt cha mình.

Bằng chất giọng điềm đạm, từ tốn, ông Thông nói: "Chiến tranh đã qua đi nhiều năm rồi, nhưng nỗi đau với gia đình tôi thì vẫn còn nguyên. Thậm chí bây giờ chúng tôi cũng không dám giữ những bức ảnh đó (Hành quyết tại Sài Gòn - PV), vì mỗi lần nhìn thấy là một lần đau đớn".

Theo ông Thông, ngày cha ông hy sinh, ông vẫn còn trong bụng mẹ, nhưng những câu chuyện về cha qua lời kể của mẹ luôn được ông ghi nhớ. Còn bà Loan, người con thứ 2 của đại úy Bảy Lốp không ngừng rơi nước mắt và luôn lặp lại câu nói: "Chúng tôi tự hào về ba lắm". Rồi bà kể về cha trong chất giọng nghẹn ngào.

Hai người con của đại úy Bảy Lốp kể về cha mình.


Ông Bảy Lốp vốn quê gốc ở huyện Bình Chánh (TP.HCM). Năm 1947 ông tham gia lực lượng Việt Minh hoạt động tại vùng ven Sài Gòn. Năm 1953, ông bị bắt nhưng sau đó vượt ngục thành công.

Khi biệt động Sài Gòn được thành lập, vì là người am hiểu địa hình nên đại úy xin vào lực lượng dù đang trong diện được cử ra Bắc học tập. Những ngày vào hoạt động trong lực lượng, đại úy Bảy Lốp cũng không dám về nhà.

“Mẹ tôi kể hồi đó nhiều lần ba đi ngang qua nhà (ngôi nhà ở quận Tân Phú hiện gia đình ông Thông đang ở - PV) rồi ngó vào vậy thôi, chứ không dám vào thăm. Hồi đó hoạt động bí mật mà, người cùng đơn vị còn không biết mặt nhau chứ nói gì đến người nhà, ba cứ đi miết đi miết cho đến Tết năm 68 thì mẹ đưa mấy chị em tôi lên thăm ba.

Nhưng gặp được có một chút là ba nói mấy mẹ con về nhà ngoại mà ăn tết, xong việc ba về. Nhưng cuối cùng ba tôi không về nữa”, bà Loan nghẹn ngào.

Đó là lần cuối cùng người thân đại úy Bảy Lốp nhìn thấy ông. Mãi cho đến năm 1985, 17 năm sau khi chiến dịch Mậu Thân qua đi, khi phái đoàn của Nhật sang thăm Việt Nam, vợ đại úy Bảy Lốp và những đứa con của ông mới biết chồng – cha mình đã hy sinh.

“Hồi đó mẹ được người ta đưa cho bức ảnh, rồi mẹ xem xong nhận ra ba ngay. Nhưng hình ảnh đó đau đớn quá, cứ mỗi lần nghĩ đến thôi chúng tôi lại quặn lòng”, bà Loan tâm sự.

Tiếp lời chị gái, ông Thông cho biết từ ngày biết cha đã hy sinh, cả nhà ông đã cất công đi tìm nơi chôn cất của Đại úy Bảy Lốp nhưng vô ích. “Nghe ở đâu có thông tin là chúng tôi tìm đến, biết ai từng là biệt động gia đình cũng đến gặp. Thậm chí khi có người ở Mỹ gọi điện sang, chúng tôi cũng nhờ người ta nhắn với tướng Nguyễn Ngọc Loan là cho biết nơi chôn cất ba tôi.

Vì ổng là người bắn chắc ổng phải biết, nhưng ổng nói bắn xong ổng bỏ đi chứ không biết lính đưa đi đâu. Chúng tôi không còn hận thù gì vì chiến tranh đã qua đi, mong muốn duy nhất là tìm thấy hài cốt ba mà càng ngày càng mong manh. Những người trực tiếp tham gia sự việc đó, trong đó có cả tướng Loan đều lần lượt mất đi hết rồi”, ông Thông ngậm ngùi chia sẻ.

Chân dung của đại úy Bảy Lốp.


ơi nghi vấn là địa điểm tướng Loan bắn cha mình ở đường 20 cũ (Lý Thái Tổ hiện nay) cũng được ông Thông tìm đến, nhưng những người ngày xưa giờ đa số đều không còn ở lại chốn cũ.

Tại nhà ông Tư Chu ở Thủ Đức (TP.HCM), Tư lệnh Biệt động Sài Gòn, cứ vào mùng 6 Tết lại tổ chức một ngày giỗ chung cho các chiến sỹ biệt động Sài Gòn đã hy sinh. Lần mò từ manh mối của những người còn sống tham dự ngày giỗ chung ấy, chị em bà Loan cũng chỉ được ông Đinh Văn Hỷ, người lái xe chở đội của ông Bảy Lốp đến Bộ tư lệnh Hải quân kể lại những điều mơ hồ.

Theo đó, khi ông Hỷ lái xe chở đội trưởng đội 3 Biệt động thành Bảy Lốp cùng 3 người nữa đến vị trí tác chiến. Đến sáng hôm sau, cả đội hy sinh gần hết. Đại úy Bảy Lốp là người hy sinh sau cùng. Tuy nhiên ông Hỷ cũng chỉ biết vậy, không ai biết người ta đã đưa thi thể Bảy Lốp đi đâu.

"Nhiều lần nhớ ba quá, chị em tôi lại lên cái nghĩa trang liệt sỹ của biệt động ở Thủ Đức ngồi khóc chán rồi về. Ở đó người ta có lập 1 mộ giả cho ba tôi, nhưng đâu có hài cốt đâu, mà nhớ quá không biết làm sao lại tìm đến. Chúng tôi hy vọng, các cơ quan, đoàn thể nếu có thông tin gì về ba tôi thì gia đình rất mang ơn.

Khi mẹ và chị gái tôi mất đều nắm tay tôi dặn dò nhất định phải tìm thấy hài cốt của ba, nếu không tìm thấy mẹ nhắm mắt cũng không yên tâm”, bà Loan nấc nghẹn chia sẻ.

Chiến tranh đã qua đi hàng chục năm, sự kiện Tết Mậu Thân vẫn sẽ là một trong những điều tự hào nhất của dân tộc. Sự ra đi của những chiến sỹ biệt động Sài Gòn đã viết lên những trang sử hào hùng, nhưng nó cũng để lại không ít nước mắt cho người ở lại.

Những đứa con của họ, những đứa con biệt động Sài Gòn nổi tiếng đến nay vẫn chưa thôi trăn trở với việc tìm lại thân nhân của mình. Cứ mỗi khi Tết đến, khi cả dân tộc chuẩn bị kỷ niệm cuộc chiến Mậu Thân, cũng là lúc những gia đình biệt động như các con của đại úy Bảy Lốp tìm đến các ngôi mộ giả kia để xót xa, khóc lóc, cũng là mong tìm được chút an ủi ấm áp của người đã khuất.


Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thành lập Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật TP Thái Nguyên

Ngày 28/3, tại TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên; Hội Người khuyết tật TP Thái Nguyên tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật.
2024-03-28 17:48:00

Về thăm chùa cổ Kiên Lao - Sùng Phúc tự

Chùa Kiên Lao (Sùng Phúc tự) ở làng Kiên Lao, xã Xuân Kiên (Xuân Trường, Nam Định) là một trong những danh lam cổ tự của vùng đất “Địa linh, nhân kiệt”. Nơi đây Hòa thượng Thích Thiện Tri trụ trì là bậc hoằng pháp chân tu cùng Hội phật tử dốc lòng tâm huyết, luôn mang lại phúc lành cho mọi người dân và tín đồ phật tử muôn phương.
2024-03-28 16:04:55

Khám phá những đường chạy cực chất tại VPBank Can Tho Music Night Run 2024

Chính thức khởi tranh vào chiều tối 13/4, VPBank Can Tho Music Night Run 2024 sẽ đưa runner băng qua cung đường ấn tượng gắn kết với những địa danh đã đi vào huyền thoại của thủ phủ miền Tây Nam Bộ.
2024-03-28 13:59:17

T&T Group hợp tác quản lý vận hành "chuẩn Nhật Bản" tại dự án T&T City Millennia Long An

Công ty Cổ phần Thái Sơn Long An (đơn vị trong hệ sinh thái Tập đoàn T&T Group) và đối tác Nhật Bản – Tập đoàn Anabuki vừa ký kết hợp tác quản lý vận hành dự án T&T City Millennia tại Long An.
2024-03-28 13:53:20

Cao Bằng tổ chức khám sàng lọc cho đối tượng khuyết tật cơ quan vận động

Theo kế hoạch, trong 3 ngày đầu tháng 4/2024 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cao Bằng sẽ tổ chức khám sàng lọc cho đối tượng khuyết tật cơ quan vận động trên địa bàn.
2024-03-27 13:39:07

Dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Ngày 20/3/2024, Công ty cổ phần quảng cáo Hà Thái, công ty TNHH quảng cáo Ngọc Hà là hai thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam do ông Hà Đình Thái, Ủy viên ban chấp hành dẫn đoàn có chuyến viếng thăm, thắp hương tri ân các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sĩ A1.
2024-03-26 21:16:00
Đang tải...