Lễ hội chùa Keo - Di sản tâm linh đặc biệt

2018-10-21 11:17:11 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Từ ngàn năm xưa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đã nổi danh là vùng quê văn hiến, đất và người nơi đây có bề dày truyền thống lịch sử cách mạng, yêu nước, bất khuất kiên cường, cần cù, năng động, hiếu học và bao dung, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn cho dân tộc.

Các thế hệ tiền nhân không ngừng sáng tạo, tỏa sáng với non sông đất Việt. Đã khơi dựng và để lại đậm đặc những quần thể, công trình, thắng tích, danh lam, điểm sáng tâm linh tiêu biểu nhất, đó là Chùa Keo - ngôi cổ tự, tuyệt tác về nghệ thuật kiến trúc, độc nhất vô nhị, có sức hấp dẫn lan tỏa sâu sắc, đồ sộ, lộng lẫy, cổ kính thể hiện chiều sâu văn hóa của vùng đất và con người Thái Bình. Gác chuông Chùa Keo, được coi là biểu tượng của Thái Bình, Kiến trúc Chùa Keo trở thành một công trình kiến trúc Phật giáo sáng giá nhất trong toàn bộ kiến trúc Phật giáo Việt Nam, xứng tầm là bảo vật thiêng liêng của Quốc gia.


Ông Phạm Công Diện, phó Chủ tịch UBND huyện Vũ Thư, trưởng ban tổ chức lễ hội, trịnh trọng khai mạc lễ hội Chùa Keo mùa Thu năm 2018.


Câu ca bao đời truyền tiếp “Dù cho cha đánh mẹ treo. Em không bỏ được hội Keo hôm rằm”. Níu kéo du khách về với hội Keo hàng năm, như một nét giao hòa, đến hẹn lại lên, lễ hội Chùa Keo duy trì đều đặn, tưởng nhớ công đức to lớn của Quốc sư Dương Không Lộ, Vương triều nhà Lý và những người có công xây dựng chùa.

Trong tiết trời mùa Thu thanh bình, yên ả, một vùng quê hiền hòa, thân thiện, mến khách, ngày 18 tháng 10 năm 2018, tại xã Duy Nhất huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình, ông Phạm Công Diện, Phó Chủ tịch UBND huyện Vũ Thư, Trưởng ban tổ chức lễ hội chùa Keo, long trọng tổ chức lễ hội Chùa Keo – Di sản đặc biệt cấp Quốc gia với những nghi thức phong phú, đậm đà sắc thái dân gian.

Tới dự lễ hội, có các đồng chí Lãnh đạo tỉnh, thành phố Thái Bình, Hội Phật giáo, Lãnh đạo các cơ quan trong tỉnh, huyện, xã và các đoàn đại biểu xa, gần tặng hoa, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, con em quê hương cùng các tăng ni, phật tử, tín đồ thập phương cả nước hành hương thành kính tri ân đức Phật, đức Thánh cõi thăm thẳm cao xanh, chiêm bái tưởng nhớ bậc Danh thần, tiên hiền, nghĩa sỹ đức cao, vọng trọng có công hộ quốc, an dân.

Toàn cảnh Chùa Keo xây dựng khởi đầu gồm 21 công trình với 157 gian trên khu đất rộng 58.000m2. Hiện nay toàn bộ kiến trúc Chùa Keo còn 17 công trình với 128 gian, phân bố trên 2.022m2 . Đó là các công trình kiến trúc chính như: Tam quan, chùa phật, điện thánh, gác chuông, hành lang và khu tăng xá, vườn tháp…



Văn nghệ khai mạc lễ hội Chùa Keo


Từ trên mặt đê xuống qua bậc tam cấp, có một sân nhỏ lát đá tảng, công trình đầu tiên là tam quan ngoại, rẽ phải hoặc trái theo con đường men theo hồ nước hai bên tả, hữu là hai cổng tò vò, giữa là tam quan nội. Điều đáng quan tâm nhất ở tam quan nội là bộ cánh cửa gian trung quan - một kiệt tác chạm khắc gỗ thế kỷ thứ 17, chạm khắc một ổ rồng mang phong cách mỹ thuật thời Lê Trung Hưng với những đường vân mây, đao rồng vuốt ngược từ dưới lên vô cùng độc đáo. Ngoài hình tượng rồng mẹ dữ dội, xa xa còn hình tượng rồng con thấp thoáng nhẹ nhàng núp bóng mẹ. Khi đóng cửa, bộ cánh cửa trở thành một bức phù điêu hoàn chỉnh hình 4 con rồng chầu nguyệt, thể hiện tính nghệ thuật độc đáo của điêu khắc Việt Nam. Từ tam quan nội, qua sân rộng ta đến khu chùa phật gồm Chùa ông Hộ, tòa thiêu hương (ống muống) và điện phật. Khu chùa phật là nơi tập trung nhiều nhất các pho tượng Phật có giá trị nghệ thuật cao thế kỷ 17, 18, đó là tượng Tuyết Sơn, La Hán, quan thế âm Bồ Tát…

Khu đền Thánh được nối tiếp với khu thờ Phật gồm tòa giá roi, tòa thiêu hương, tòa phục quốc và thượng điện. Những công trình này nối tiếp với nhau tạo thành một kết cấu kiểu chữ công. Sau cùng là gác chuông 3 tầng nguy nga bề thế.

Hai dãy hành lang đông, tây nối từ chùa ông Hộ đến gác chuông thẳng tắp, dài hun hút hàng chục gian bao bọc cả khu chùa làm thành “bốn mặt tường vây kín đáo” cho một kiến trúc “ tiền Phật, hậu Thần”.

Hàng năm tại Chùa Keo diễn ra hai kỳ hội: Hội xuân và hội thu. Hội xuân diễn ra vào ngày 4 tháng giêng âm lịch với các trò thi bắt vịt, thi ném pháo, thi nấu cơm… Hội thu diễn ra vào ngày 13, 14, 15 tháng 9 âm lịch mang đậm tính chất hội lịch sử, gắn liền với cuộc đời của Quốc sư Dương Không Lộ.

Ngoài việc tế lễ, rước kiệu, hội còn thi bơi trải trên sông và các nghi thức bơi trải cạn chầu Thánh, múa ếch vồ…

Năm 2017 Lễ hội Chùa Keo được công nhận là Di Sản Văn Hóa phi vật thể, một di tích lịch sử - văn hóa đặc biệt tiêu biếu của đất nước.

Chùa Keo trước đây gọi là Nghiêm Quang, năm 1167 Vua Lý Anh Tông Thiên Tộ xuống chiếu đổi thành Thần Quang và tên Thần Quang có xuất xứ từ ngày ấy. Chùa được tọa lạc tại làng Keo trên một thế đất rộng, thoáng mát, cảnh vật hữu tình. Phía trước là con đê bảo vệ cho dòng chảy sông Hồng cuồn cuộn màu mỡ phù xa và những cánh đồng hai mùa lúa thơm, tỏa hương ngào ngạt, cư dân đông đúc, làng xóm trù phú, thịnh vượng.

Theo sử sách lưu truyền: Đầu thế kỷ XI (năm 1016) thời nhà Lý trị vì, ở hương Hải Thanh (nay là xã Xuân Hồng, huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Định) có gia đình họ Dương làm nghề chài lưới, sinh được một trang nam tử khôi ngô tuấn tú, dung mạo kỳ vĩ khác thường đặt tên là Dương Minh Nghiêm xuất gia tu hành, năm 44 tuổi Ngài đến Chùa Hà Trạch kết nghĩa bằng hữu cùng Thiền Sư Giác Hải và Thiền sư Từ Đạo Hạnh, cùng nhau chuyên tâm nghiên cứu đạo Thiền. Cõi Tây trúc nơi trụ trì của đức Phật Tổ Thích ca mâu ni, xa xăm cách trở nghìn trùng chưa từng ai được biết, nhưng với lòng mộ đạo cao siêu, ba Thiền Sư đã đóng thuyền, rồi ngược dòng sông Hồng lặn lội sang Tây Trúc thỉnh Phật, khổ hạnh tu hành để được đắc đạo. Năm 1061 thời Vua Lý Thánh Tông, Thiền sư về nước dựng chùa Nghiêm Quang ẩn nhẫn thuyết pháp, giảng đạo, truyền bá đạo Phật, giác ngộ chúng sinh.

Từ đó, Thiền sư bôn ba xuôi ngược khắp vùng Sơn Thủy rộng lớn của Châu thổ Bắc Bộ, dựng chùa, hộ quốc, an dân và được suy tôn là Đức Thánh Tổ thứ 9 của phái Thiền Việt Nam. Thiền sư có công chữa bệnh cho Vua lý Thánh Tông nên được vua khai ân, ban phong làm Quốc sư Triều Lý. Ngày 3 tháng 6 năm giáp Tuất (1094). Đời Vua Lý Nhân Tông, Đức Thánh Tổ Dương Không Lộ viên tịch hưởng thọ 79 tuổi.

Để chi ân công lớn, nghĩa dày, năm 1167, Vua Lý Anh Tông Thiên Tộ xuống chiếu đổi Chùa Nghiêm Quang thành Thần Quang Tự.

Theo thần tích - Văn bia chỉ dẫn: Chùa Keo (Thần Quang Tự), do Quận công Hoàng Nhân Dũng và vợ là Lai Thị Ngọc Lễ thời Lê - Trịnh đứng ra vận động và chịu trách nhiệm xây dựng lại Chùa. Đông cung - Vương phi Trịnh Thị Ngọc Trân làm Hội chủ danh dự. Hai ông bà tâu trình, xin Chúa Trịnh Giang cho mời cường dũng hầu Nguyễn Văn Trụ thiết kế kiểu dáng. Thời ấy diễn ra Trịnh - Nguyễn phân tranh, Chúa Trịnh chỉ cung cấp 100 cây gỗ lim để xây dựng chùa, còn tất cả các vật liệu khác đều do dân đóng góp. Tương truyền rằng, những người thợ Sơn Tràng lên rừng lấy gỗ, ghi rõ ký hiệu làm Chùa Thần Quang, rồi đóng bè thả theo dòng về xuôi, mỗi khi bè dạt vào đâu thì dân sở tại lại đẩy ra giữa dòng, nhờ thế mà không hề hư hao, mất mát. Năm 1630, Chùa keo được khởi công, có 42 hiệp thợ tham gia xây dựng. trong vòng 28 tháng, toàn bộ công trình đã hoàn thành (tháng 11/1632) trong niềm hân hoan toại nguyện của tất cả mọi người.

Gần 400 năm đã đi qua, với vô vàn biến động, nhiều cuộc binh lửa ba đào, thiên tai, địch họa, sự tàn phá của nắng mưa. Chùa Keo đã được nhiều lần tu bổ, tôn tạo, phục dựng nhưng vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo thời Lê Trung Hưng (Thế kỷ 17).

Tháng 10 năm 2017, Thủ Tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể Chùa Keo với phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch là 13,5 ha. Tháng 5 năm 2018, UBND tỉnh Thái Bình, Quyết định phê duyệt dự toán lập quy hoạch tổng thể và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Chùa Keo, trong đó có nhiều công trình phụ trợ như: bãi xe, khu dịch vụ… để xứng tầm là điểm du lịch quốc gia.

Về lễ hội Chùa Keo, đứng trước viên ngọc sáng của nghệ thuật kiến trúc độc đáo, nơi thờ tự Đức Phật, Đức Thánh thiêng liêng, sâu lắng ân tình, ta thanh thản soi lại lòng mình, suy ngẫm… điều chỉnh tiến, thủ, để khi bôn ba rộng dài khắp bốn phương trời, vẫn trĩu nặng về một Miền Di sản tâm linh đặc biệt Chùa Keo, đậm đà bản sắc, tâm hồn Việt Nam, để lòng mình trong sáng hơn.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51

Standard Chartered Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác đầu tư năng lượng sạch

Ngày 16/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, với cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam.
2024-04-19 09:42:00

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

UBND TP. Hải Phòng ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND về triển khai các hoạt động thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, là những người đã có nhiều cống hiến, hi sinh… trong chiến dịch lịch sử.
2024-04-19 08:15:51
Đang tải...