Bài 2: Cưỡng chế tháo dỡ hay… huỷ hoại tài sản?

2018-10-26 14:35:59 0 Bình luận

Xin cũng… không cho?

Theo quy định tại Khoản 5, Điều 34 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì trường hợp cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế về việc tháo dỡ, di chuyển công trình xây dựng trái phép hoặc bàn giao đất mà trong công trình và trên đất đó có tài sản không thuộc diện phải cưỡng chế thì người tổ chức cưỡng chế có quyền buộc cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế và những người khác có mặt trong công trình ra khỏi công trình hoặc khu vực đất, đồng thời yêu cầu họ tự chuyển tài sản ra theo. Nếu họ không tự nguyện thực hiện thì người tổ chức cưỡng chế yêu cầu lực lượng cưỡng chế đưa họ cùng tài sản ra khỏi công trình hoặc khu vực đất đó.

Trường hợp họ từ chối nhận tài sản, người tổ chức cưỡng chế phải lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản và thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để trông giữ, bảo quản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan ra quyết định cưỡng chế và thông báo địa điểm, thời gian để cá nhân, tổ chức có tài sản nhận lại tài sản. Cá nhân, tổ chức có tài sản phải chịu các chi phí vận chuyển, trông giữ, bảo quản tài sản.

Quá thời hạn 06 tháng, kể từ ngày nhận được thông báo đến nhận tài sản mà cá nhân, tổ chức có tài sản không đến nhận thì tài sản đó được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Số tiền thu được, sau khi trừ các chi phí cho việc vận chuyển, trông giữ, bảo quản, xử lý tài sản sẽ được gửi tiết kiệm loại không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng và thông báo cho cá nhân, tổ chức có tài sản biết để nhận khoản tiền đó. Đối với tài sản hư hỏng và không còn giá trị, người tổ chức cưỡng chế tổ chức tiêu hủy theo quy định của pháp luật. Người tổ chức cưỡng chế phải lập biên bản ghi rõ hiện trạng của tài sản trước khi tiêu hủy.

Khoản 2, Điều 34 Nghị định 166/2013/NĐ-CP còn quy định: Trước khi tiến hành cưỡng chế, nếu cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế tự nguyện thi hành thì cơ quan chủ trì cưỡng chế lập biên bản công nhận sự tự nguyện thi hành.


Kế hoạch cưỡng chế được UBND huyện Phúc Thọ phê duyệt
 
 
 
 
 
 
 
 


Theo kế hoạch, buổi cưỡng chế được tổ chức vào ngày 1/8/2018 thì ngày 31/7/2018, ông Nguyễn Chí Ninh đã mang đơn xin tự tháo dỡ lên nộp tại UBND xã Liên Hiệp và UBND huyện Phúc Thọ. Trong đơn, ông Ninh trình bày rất rõ là chưa chuẩn bị được mặt bằng, cam kết sau 15 ngày sẽ tự tháo dỡ để tránh tổn thất, nếu không sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Ấy thế nhưng, UBND xã Liên Hiệp đã từ chối nhận đơn, buổi cưỡng chế vì thế vẫn được tiến hành đúng như kế hoạch và để lại hậu quả như Hoanhap.vn đã phản ánh trong bài viết trước.

UBND huyện cũng “đau đầu” vì… vịt?

Để giải quyết hậu quả hết sức bi hài của vụ cưỡng chế này, ngày 17/8/2018, UBND huyện Phúc Thọ đã phải có Văn bản số 859/UBND-TCKH gửi UBND TP.Hà Nội và các cơ quan: Văn phòng UBND Thành phố; Sở Tài nguyên và môi trường; Sở Tài chính; Sở Tư pháp và Thanh tra Thành phố đề xuất cho bán trực tiếp ngay trong tháng 8/2018 và xin ý kiến chỉ đạo. Lý do tài sản là vịt, ngan, lợn, gà… không để lâu được vì UBND xã gặp khó khăn về chuồng trại, kinh phí thuê người chăn nuôi, thức ăn, điều kiện phòng chống dịch bệnh... Ước tính, số tài sản này trị giá khoảng 60 triệu đồng nhưng chi phí trông nom, bảo vệ, thức ăn… ngốn khoảng 1,5 triệu đồng/ngày. Nếu phải trông giữ theo quy định là 06 tháng thì mức kinh phí mà UBND xã phải ứng ra là khoảng 270 triệu đồng. Tuyệt nhiên, Văn bản 859/UBND-TCKH ngày 17/8/2018, UBND huyện Phúc Thọ không hề đề cập đến số lượng cá các loại khoảng 5-6 tấn mà gia đình ông Nguyễn Chí Ninh thả dưới ao.


Văn bản 859/UBND-TCKH của UBND huyện Phúc Thọ


Được biết đến nay, sau gần 3 tháng, UBND TP.Hà Nội và các ngành liên quan cũng chưa có văn bản chỉ đạo nào “trái luật”, trái Nghị định 166/2013/NĐ-CP để có thể chiều theo đề xuất của UBND huyện Phúc Thọ.

Dối trên, lừa dưới?

Theo xác minh của phóng viên Hoanhap.vn, sau khi cưỡng chế từ ngày 1/10 đến 5/10/2018, ngoài việc phân công lực lượng công an xã bảo vệ, UBND xã Liên Hiệp đã khoán cho bà Vương Thị Hồi trú tại Cụm 3, xã Liên Hiệp chăm sóc số vật nuôi của gia đình ông Nguyễn Chí Ninh với số tiền 500.000 đồng/ngày. Từ ngày 5/10/2018, UBND xã Liên Hiệp lại thuê bà Đỗ Thị Hoa trú tại Cụm 6 xã Liên Hiệp chăm sóc với tiền công 200.000 đồng/ngày, thức ăn ngày 02 bao cám Việt - Pháp. Nhưng đến nay cả hai người mà UBND xã Liên Hiệp thuê trông coi, chăm sóc số vật nuôi của gia đình ông Ninh đều chưa ai nhận được một đồng tiền công nào. Vậy thử hỏi UBND xã Liên Hiệp lấy đâu ra con số chi phí 1,5 triệu đồng/ngày báo cáo UBND huyện Phúc Thọ để UBND huyện Phúc Thọ có văn bản số 859/UBND-TCKH đề xuất lên UBND TP.Hà Nội xin chủ trương tháo gỡ cho vụ việc này? Số tiền 70 - 80 triệu đồng mà cá nhân ông Nguyễn Quang Bình- Chủ tịch UBND xã Liên Hiệp nói phải ứng của cá nhân ra, chưa kể huy động của cán bộ xã mà chúng tôi đã đề cập trong bài viết trước là tiền gì, chi phí vào đâu, chi cho ai? Phải chăng Chủ tịch UBND xã Liên Hiệp đã “lừa trên, dối dưới”?


Bà Vương Thị Hồi và Đỗ Thị Hoa xác nhận được UBND xã Liên Hiệp thuê chăm sóc đàn vịt của gia đình ông Ninh


Chưa hết, lại nói đến việc tổ chức cưỡng chế, trong mục cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, Nghị định 166/2013/NĐ-CP có quy định rất rõ là cưỡng chế về việc tháo dỡ, di chuyển công trình xây dựng. Theo từ điển tiếng Việt thì tháo dỡ có nghĩa là tháo rời và lấy ra lần lượt từng cái, từng bộ phận hoặc từng thứ một, nói khái quát như tháo dỡ nhà cửa, tháo dỡ hàng hoá.

Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên và những gì còn sót lại tại hiện trường thì đoàn cưỡng chế đã thuê hẳn máy xúc vào đập phá, san phẳng toàn bộ công trình xây dựng của gia đình ông Nguyễn Chí Ninh. Gạch ngói thì nát vụn, những mái tôn, tuýp sắt dùng làm xà cột của công trình đã bị lưỡi gầu máy xúc hoặc vò nát, hoặc làm cong queo chỉ có thể đem bán đồng nát, tái chế chứ không thể tái sử dụng, ước tính thiệt hại lên đến hàng trăm triệu đồng.






Những gì sót lại sau vụ cưỡng chế 

  Máy xúc được đoàn cưỡng chế thuê để tổ chức cưỡng chế

Với hiện trường như vậy chỉ có thể dùng từ huỷ hoại tài sản để lột tả chứ không thể gọi là cưỡng chế tháo dỡ (còn tiếp).

1. Về nguồn gốc khu đất, tôi thấy đất này là đất chuyên dùng thuộc quyền quản lý, sử dụng của HTX Hạ Hiệp từ những năm 1960. Đến năm 2007, vẫn do HTX Hạ Hiệp quản lý và đứng ra cho thuê thầu, chứng tỏ không có biến động gì trong quá trình sử dụng. Thế nhưng, trong Quyết định 1827/QĐ-UBND thu hồi lại ghi là đất công ích là một câu chuyện rất đáng bàn.

2. Về việc tổ chức cưỡng chế, Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định rất rõ nếu tại khu vực cưỡng chế có tài sản không thuộc đối tượng cưỡng chế mà chủ tài sản không tự nguyện di chuyển thì lực lượng cưỡng chế phải lập biên bản, kiểm đếm, ghi rõ tình trạng, chủng loại… giao cho tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện trông giữ, bảo quản hoặc tại kho của cơ quan ra quyết định cưỡng chế. Như vậy, có nghĩa là số vật nuôi: lợn, gà, ngan, vịt các loại, đặc biệt là vịt đẻ phải được kiểm đếm và di chuyển xong thì mới cưỡng chế, nếu không sẽ hỏng hết cả đàn vịt. Vậy mà trong vụ này, lực lượng cưỡng chế lại dựng lều lán tạm tại khu vực vừa cưỡng chế để trông coi là không thể chấp nhận được. Đối với ao cá, chưa biết dưới ao số lượng cá là bao nhiêu, cũng cần phải bơm cạn, cân đong đo đếm và chuyển sang ao khác trước khi tổ chức cưỡng chế. Như vậy mới đầy đủ các bước về trình tự thủ tục và quy trình cưỡng chế.

(LS Nguyễn Mạnh Thảo - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội)

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng sớm 18/4, mặc dù trời mưa lớn nhưng từ khắp các ngả đường, dòng người đông đúc tiến về Khu di tích lịch sử đặc biệt Quốc gia Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, mùng 10/3 âm lịch.
2024-04-18 11:46:40

Lời chia buồn

Nhận được tin Cụ La Đức Đan là thân phụ ông La Đức Hùng- Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng đã tạ thế vào hồi 23h20’ ngày 17/04/2024 (tức ngày 9/3 năm Giáp Thìn), tại Lào Cai. Ban Biên tập và cán bộ, phóng viên của Tạp chí điện tử Hoà nhập gửi tới ông La Đức Hùng – Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng và gia quyến lời chia buồn sâu sắc.
2024-04-18 11:29:00

Chủ tịch HĐND Hải Phòng thăm cựu thanh niên xung phong Điện Biên Phủ

Chiều 17/4, Chủ tịch HĐND TP Phạm Văn Lập đi thăm, tặng quà thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến - những người đã có nhiều cống hiến to lớn, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”
2024-04-18 09:36:19

Bí thư Thành ủy Hải Phòng thăm chiến sĩ Điện Biên ở Hải An

Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đi thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến hiện đang sinh sống tại địa bàn quận Hải An.
2024-04-18 09:28:29

Nam Định: Thành lập Hội Thương binh nặng tỉnh

Đồng chí Nguyễn Trung Sơn - Trưởng Ban vận động thành lập Hội được bầu làm Chủ tịch Hội Thương binh nặng tỉnh Nam Định nhiệm kỳ 2024-2029.
2024-04-17 18:18:05

Khách hàng HDBank rộn ràng nhận thưởng “tiền tỷ”

HDBank hoàn tất trao thưởng 10 sổ tiết kiệm giá trị cao cho 10 khách hàng may mắn nhất trong chương trình “Khai Xuân Đắc Lộc - Năm Mới Phát Tài cùng HDBank”. Tỷ phú đầu năm 2024 của HDBank đến từ xứ rừng ngập mặn - huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
2024-04-17 16:35:01
Đang tải...