Mái Đình xưa...

2018-02-17 13:16:38 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Ngôi đình là một kiến trúc lớn của ông cha, là trung tâm sinh hoạt văn hóa của cộng đồng làng, xã. Phàm ở bất cứ nơi đâu có người Việt cư ngụ thì cứ có làng là có đình. Làng đông dân có khi lại có hai thậm chí ba ngôi đình: đình Thượng, đình Trung và đình Hạ. Những ngôi đình cổ kính có giá trị kiến trúc cao là chứng tích của nền văn hóa Việt Nam.

Đình là chốn thiêng liêng, nơi bái vọng của cộng đồng làng, xã, thường làm ở nơi có thế đất đẹp, không gian thoáng đãng, hướng quay ra sông, ra biển để hưởng gió mát trong lành. Nếu không có sông, có biển dân làng thường đào một cái ao lớn - gọi là ao Đình, trồng hoa sen để tạo cảnh, hương sen lan tỏa thơm mát.


Đình Chèm là đình của làng Chèm (Thủy Phương), phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm - Nguồn: Internet


Đình thường làm bằng gỗ Lim, đặc biệt Đình Quan Lạn ở huyện đảo Văn Đồn, Quảng Ninh làm bằng loại gỗ còn tốt hơn cả gỗ Lim mà dân địa phương gọi là gỗ Mần lái. Các cụ giải thích rằng: gỗ Lim mọc ở núi đất, còn gỗ Mần lái mọc ở núi đá, do vậy rắn hơn Lim nhiều.
Đình làm có nhiều kiểu, thông thường làm có một Bái đường phía trước, một ống muống và một hậu cung. Mái đình rộng, lợp ngói mũi hà, bốn góc đao cong, nóc đắp hình “lưỡng long triều nguyệt” mang hình dáng điển hình của bản sắc văn hóa người Việt. Các thành phần cơ bản của kiến trúc đều chạm trổ rất tinh vi. Rồng, phượng, hoa lá, mỗi chỗ một vẻ không trùng lặp.

Hiên của Bái đường lộng lẫy với những đầu bẩy chạm rồng. Mỗi đầu bẩy là một hình rồng khác nhau, con thì nổi bật trong những râu bờm dao mác to khỏe, con thì uốn mình bay trong sóng lửa, con thì ẩn hiện trong mây, con thì trạm khắc theo đề tài “trúc hóa long”. Mỗi vì kèo một đầu bẩy, mỗi đầu bẩy đều có hai mặt rồng, các câu đầu cũng đều được trạm nổi hình rồng nhiều sắc vẻ: Rồng nhe răng, rồng ngậm miệng, rồng ngậm chữ thọ, mắt to, râu dài, chân bám vào câu đầu, vùa chắc, vừa khỏe, vừa dữ tợn, ống muống hậu cung cũng kín đặc những hình điêu khắc sinh động như hình “trúc hóa long” được điểm thêm trên cành trúc những con chim nhỏ đang nhảy nhót vui mắt…

Đình Bình Trật (còn có tên là Đình Cả) là di tích lịch sử văn hóa quốc gia xã An Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình có kiến trúc “tiền nhất, hậu đinh”, tòa ngoài năm gian và ba gian hậu cung. Các nét chạm trổ ở đầu dư và vì kèo đều rất tinh xảo, nhuần nhuyễn. Ngoài điêu khắc gỗ, đình còn có những mảnh ghép gốm nghệ thuật mang phong cách kiến trúc cung đình Huế…

Đình là nơi thờ Thành Hoàng. Thành Hoàng thường là người có công khai phá, lập làng, hoặc một vị tổ nghề về truyền bá cho dân làng, được dân làng hàm ân, yêu quí nhất. Ngày tết, ngày lễ những người đi làm ăn nơi xa lại kéo về cùng cả làng đến lễ đình cầu mong được Thành Hoàng chở che và phù hộ cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, gia đình khỏe mạnh, yên vui, ăn lên, làm ra…

Đao Đình xưa - Nguồn: Internet


Đình còn là nơi chức sắc, dân làng họp bàn việc dân, việc nước, chứng kiến đủ việc lớn, nhỏ, văn minh, tích cực lẫn hủ tục lạc hậu, từ khao thưởng đến phạt vạ, từ việc đón rước ông nghè “vinh quy bái tổ” đến việc phạt gái trốn chúa lộn chồng “gọt tóc, bôi vôi” dong khắp đường làng, ngõ xóm. Thế kỷ thứ XIII, nước ta có giặc ngoại xâm đe dọa. Để tránh con mắt dò xét của xứ thần nhà Nguyên đang có mặt ở Thăng Long, tháng mười năm 1282, vua Trần Thánh Tông đã tổ chức cuộc họp ở một đình làng bên bến Bình Than, Chí Linh, Hải Dương để bàn cách chống giặc.

Tháng tám năm 1945, tình hình quốc tế biến chuyển, đất nước ta ở thời điểm thuận lợi để quyết định vận mệnh của dân tộc. Đảng ta đã tổ chức Đại hội đại biểu quốc dân toàn quốc ở đình Tân Trào, phát lệnh tổng khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân. Khí thế Cách mạng của nhân dân nổi dậy giành chính quyền ở hầu hết xóm, thôn trong cả nước. Đình còn là nơi dạy “i - tờ” diệt giặc dốt. Sân đình là sân khấu ngoài trời để biểu diễn nghệ thuật ca trù, múa hát chèo, hát quan họ, hát trống quân, kéo co, đánh đu… là nơi tiễn đưa các trai làng đầu quân Nam tiến, bảo vệ quê hương, chứng kiến bao cảnh cô thôn nữ tặng người yêu những bông hoa bưởi mà “hương thầm còn nhớ mãi người đi” thời kháng chiến chống Mỹ. Một ca trù nổi tiếng tiếp thêm nhiệt huyết cho người lính ra trận.

Đất nước Việt Nam đã trải qua sáu thời đại hòa đồng: Thời đại Hồng Bàng; thời đại Bắc thuộc; thời đại Tự chủ; thời đại Nam Bắc phân tranh; thời đại Cận kim; thời đại Hồ Chí Minh, đình làng xưa là biểu tượng của cộng đồng làng, xã, của văn hóa làng Việt Nam, là chứng nhân lịch sử hào hùng của dân tộc trong từng giai đoạn Cách mạng.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đại hội MTTQ thành phố Hạ Long: Đoàn kết, kỷ cương, dân chủ, đổi mới, phát triển

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) thành phố Hạ Long lần thứ XX, nhiệm kỳ 2024 - 2029 được tổ chức trong 2 ngày 19 và 20/4 đã thành công tốt đẹp. Đây là đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh với khát vọng: Xây dựng thành phố Hạ Long kiểu mẫu, hiện đại, giàu đẹp, văn minh, nghĩa tình.
2024-04-20 19:27:03

Phong Nha-Kẻ Bàng sẽ thành kinh đô du lịch mạo hiểm châu Á

Trên 200 km chiều dài của hệ thống hơn 425 hang động lớn nhỏ và các dòng sông ngầm đã tạo cho Phong Nha – Kẻ Bàng trở thành một trong những hệ sinh thái Karst trên núi đá vôi nổi bật nhất trên thế giới.
2024-04-20 16:00:00

Quảng Ninh: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh

Sau một ngày (19/4) làm việc khoa học, nghiêm túc, trách nhiệm, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Quảng Ninh khóa XIV nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 18 theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định pháp luật hiện hành.
2024-04-20 13:28:10

Hải Phòng tổ chức thi kể chuyện theo sách

Đây là hoạt động thường niên và là năm thứ 10 TP.Hải Phòng tổ chức, hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, khẳng định sách và văn hóa đọc mãi trường tồn.
2024-04-20 09:09:26

Hải Phòng tổ chức gặp mặt chiến sĩ Điện Biên và thân nhân

Sáng 19/4, TP.Hải Phòng tổ chức buổi gặp mặt thân nhân liệt sĩ, thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến, những người đã trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.
2024-04-20 08:25:46

Khai mạc hoạt động Giữ nghề xưa giữa lòng Phố cổ

Ban Quàn lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp một số tổ chức, cá nhân vừa tổ chức Khai mạc hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
2024-04-20 08:01:45
Đang tải...