Món tiết canh là nguyên nhân gây ra 70% ca bệnh liên cầu lợn

2018-02-08 10:15:35 0 Bình luận
Ngày 7/2, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết theo thống kê từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Cục Y tế dự phòng, năm 2017 cả nước ghi nhận 171 ca mắc bệnh liên cầu lợn, trong đó 14 người tử vong.

Đây là bệnh lây truyền từ động vật sang người nguy hiểm do liên cầu khuẩn Streptococcus suis (S. suis).

Bệnh có diễn biến nhanh và nặng, thời gian điều trị kéo dài và chi phí điều trị tốn hàng trăm triệu đồng mỗi ca nhưng nhiều trường hợp vẫn không thể qua khỏi hoặc qua khỏi nhưng gặp biến chứng nặng nề.

Thống kê cũng cho thấy bệnh liên cầu lợn xảy ra rải rác quanh năm nhưng thường vào những tháng cuối năm và đầu năm âm lịch bệnh có xu hướng gia tăng.


Nguyên nhân là do trong thời gian này, nhiều gia đình mổ lợn để ăn Tết và nhiều nơi có tập tục ăn bát tiết canh cho may mắn. Chính vì vậy, số ca mắc liên cầu lợn thường tăng lên trong dịp này.

Món tiết canh gây ra 70% ca bệnh liên cầu lợn

Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh lợn mang liên cầu khuẩn là nguồn lây nhiễm chính. Bệnh có thể lây truyền trực tiếp cho con người thông qua việc ăn thịt lợn và các sản phẩm từ lợn bệnh hay lợn mang mầm bệnh chưa nấu chín (như tiết canh, nem chua, nem chạo…) hoặc do tiếp xúc với mầm bệnh thông qua các tổn thương, trầy xước trên da (đặc biệt là những người giết mổ, chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, chế biến thực phẩm…).

Phân, chất độn chuồng, các loại thức ăn và nước uống trong chuồng nuôi cũng có thể trở thành nguồn bệnh thứ cấp. Ở nhiệt độ 25 độ C, liên cầu khuẩn lợn sẽ sống được 24 giờ trong bụi và 8 ngày trong phân.

Điều tra các ca bệnh nhiễm liên cầu lợn trên người cho thấy khoảng 70% bệnh nhân mắc liên cầu lợn có ăn tiết canh lợn. Các ca mắc còn lại do ăn nem chạo sống, do tiếp xúc, giết mổ lợn bệnh.

Một điều tra dịch tễ học của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trước đó cũng cho thấy gần 70% bệnh nhân liên cầu lợn có giết mổ, ăn thịt lợn tái, tiết canh.

Hiện nay, chưa có bằng chứng bệnh liên cầu lợn có thể lây trực tiếp từ người sang người.

Giống lợn nào cũng có nguy cơ nhiễm bệnh

Người dân thường có quan điểm cho rằng lợn do gia đình nuôi, lợn chăn nuôi dân dã, thả rông là lợn sạch và có thể ăn tiết canh.

Tuy nhiên, các chuyên gia ngành thú y cho biết bất kể giống lợn nào, được chăn nuôi trong các điều kiện, hoàn cảnh đều có nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn.

Thông thường vi khuẩn liên cầu thường cư trú ở vùng họng của lợn mà không gây bệnh cho lợn, những con lợn này chính là lợn lành mang mầm bệnh, bệnh chỉ phát ở những con có sức miễn dịch yếu.

Với lợn nhiễm liên cầu khuẩn (cả lợn lành mang mầm bệnh và lợn bệnh) trong máu (tiết canh) và thịt lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn. Tỷ lệ mang mầm bệnh liên cầu khuẩn không triệu chứng trong một đàn lợn khoảng 60%-100%.

Mặt khác, thực tế giám sát bệnh truyền nhiễm trên lợn của ngành thú y cho thấy, có mối liên quan giữa bệnh liên cầu lợn và Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (hay còn gọi là bệnh lợn tai xanh).

Hội chứng này làm suy yếu sức đề kháng của lợn, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn cư trú trong cơ thể lợn (trong đó có liên cầu lợn) phát triển mạnh, tăng độc lực và gây bệnh.

Trong những năm gần đây, lợn bị bệnh tai xanh đã thành dịch trên nhiều địa phương ở nước ta.

Bệnh diễn tiến nhanh và nặng

Theo Cục Y tế dự phòng, khi người bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn, bệnh sẽ diễn biến nhanh chóng, gây sốc nhiễm khuẩn, hôn mê và suy đa phủ tạng.

Người nhiễm bệnh liên cầu lợn bao gồm 3 thể nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Tùy từng thể mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ, có trường hợp bị nặng ngay từ ban đầu.

Thời gian ủ bệnh của liên cầu lợn trên người là từ vài tiếng đến 4-5 ngày, tùy cơ địa mỗi người. Khi nhiễm liên cầu lợn, người bệnh có biểu hiện sốt nóng, sốt lạnh, buồn nôn, nôn và đi ngoài (nhưng không đi nhiều lần) khiến nhiều người lầm tưởng với các rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm thông thường.

Người bệnh cũng có biểu hiện đau đầu, ù tai, điếc, cứng gáy, tri giác lơ mơ, xuất hiện các ban hoại tử trên da do nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ vì liên cầu lợn.

Trường hợp nặng người bệnh có các biểu hiện như: sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, rối loạn đông máu nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng, hôn mê và tử vong.

Bệnh có thể điều trị bằng kháng sinh, tuy nhiên thời gian điều trị thường kéo dài với những loại kháng sinh đặc trị liều cao và phải sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ khác như lọc máu, hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn.

Nếu bệnh nhân bị liên cầu khuẩn lợn thể viêm màng não mủ có thể phải nằm viện điều trị ít nhất là 3 tuần. Có những bệnh nhân nhiễn khuẩn huyết phải điều trị đến 2 tháng với chi phí lên đến hàng trăm triệu đồng.

Bệnh có thể gây tử vong nếu điều trị muộn với tỷ lệ tử vong do nhiễm liên cầu lợn là khoảng 7%. Nếu bệnh nhân được cứu sống, tỷ lệ di chứng cũng rất cao, khoảng 40% (thường là điếc không hồi phục).

Đặc biệt là sau khi nhiễm liên cầu lợn, người bệnh vẫn hoàn toàn có thể mắc lại lần sau do bệnh không để lại miễn dịch lâu dài trong cơ thể người.

Khuyến cáo phòng bệnh

Bộ Y tế khuyến cáo hiện chưa có vắc xin phòng nhiễm liên cầu khuẩn lợn cho người tuy nhiên, vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn hoàn toàn bị tiêu diệt khi thực phẩm được nấu chín kỹ.

Vì vậy, để chủ động phòng chống bệnh liên cầu lợn ở người, người dân không nên ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín; không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh; không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.

Người dân cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay với xà phòng; tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định. Khi có biểu hiện mắc bệnh, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51

Standard Chartered Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác đầu tư năng lượng sạch

Ngày 16/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, với cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam.
2024-04-19 09:42:00

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

UBND TP. Hải Phòng ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND về triển khai các hoạt động thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, là những người đã có nhiều cống hiến, hi sinh… trong chiến dịch lịch sử.
2024-04-19 08:15:51
Đang tải...