Năm 2018: Lấy tăng trưởng theo chiều sâu làm chủ đạo

2018-02-15 11:07:38 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra nhiều cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức mới mà nước ta cần nắm bắt để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, ra sức phấn đấu, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước đi trước.

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG: 6 VẤN ĐỀ LỚN CẦN QUAN TÂM KHI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ 2018

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng


Phải chăng chúng ta cần quan tâm đến một số vấn đề sau đây:

Một là, phải tập trung ưu tiên hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá XII. Trong quá trình xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách, biện pháp, phải nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước trong từng giai đoạn. Bảo đảm tính khoa học, đồng bộ và tính khả thi cao. Gắn kết hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh. 

Hai là, cần nhận thức, quán triệt đầy đủ, sâu sắc hơn nữa quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng và triển khai quyết liệt, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong việc cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, coi đây là nhiệm vụ cơ bản, trọng yếu của chúng ta trong thời gian tới. Phải nhận thức và quán triệt sâu sắc mô hình tăng trưởng mà nước ta xây dựng là mô hình tăng trưởng ngày càng dựa nhiều hơn vào việc tăng năng suất lao động, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực theo tín hiệu và cơ chế thị trường.

Ba là, đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và các nghị quyết Trung ương khoá XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực; tăng cường tiềm lực và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để có thể vượt qua những thách thức, nắm bắt được những cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có thể đem lại. 

Bốn là, quan tâm hơn nữa đến phát triển có hiệu quả văn hoá, xã hội, chăm lo cải thiện đời sống nhân dân. Khẩn trương tổng kết lý luận và thực tiễn, nghiên cứu xây dựng trình Hội nghị Trung ương 7 khoá XII xem xét, quyết định về Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp và Đề án cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách đối với người có công. 

Năm là, kiên quyết, kiên trì giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện có hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. 

Sáu là, tiếp tục đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, đặc biệt là xây dựng Chính phủ, chính quyền các địa phương thật sự trong sạch, liêm chính, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. 

(Trích phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương - Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và đề ra nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, họp ngày 28/12/2017)

Chủ tịch nước Trần Đại Quang


CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC

Trải qua hơn 30 năm đổi mới và gần 20 năm tham gia APEC, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Từ một nước kém phát triển, Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế đang phát triển có thu nhập trung bình, một mắt xích quan trọng trong mạng lưới 16 hiệp định thương mại tự do.

Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đổi mới đồng bộ và toàn diện, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược. Đó là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển nguồn nhân lực và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

Cùng với đó, tập trung đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế tri thức, công nghệ cao, hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, kinh tế biển, du lịch. Chú trọng hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, bảo vệ môi trường, mở rộng không gian kinh doanh cho các chủ thể, khơi dậy mọi tiềm năng của doanh nghiệp, tăng cường trách nhiệm thực thi và đề cao thượng tôn pháp luật.

Cùng với quá trình đổi mới toàn diện, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng, tích cực đóng góp vào các cơ chế đa phương. Việc đăng cai Năm APEC lần thứ hai sau đúng 11 năm là minh chứng sinh động thể hiện quyết tâm đó. Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn hết sức trân trọng sự ủng hộ, hợp tác và đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp APEC trong chặng đường hơn 30 năm đổi mới.

(Trích phát biểu tại hội nghị CEO Summit 2017)

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân


CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN THỊ KIM NGÂN: TP.HCM LÀ ĐẦU TÀU, KHÔNG THỂ ĐI CHẬM

TP.HCM lớn nhất nước cả về quy mô kinh tế, thu ngân sách, dân số. Giá trị GDP làm ra cho cả nước, luôn luôn đứng nhất nhưng những năm gần đây tốc độ tăng trưởng chậm lại.Đã là đầu tàu kinh tế của cả nước, vùng động lực mà đi chậm thì các toa sau đi chậm theo. Cho nên, quy định cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM không phải chỉ cho TP.HCM mà cho cả nước. Phải tiếp cận ở nhận thức như vậy, chúng ta mới thoát ra được vấn đề này.

Về chính sách thuế tài sản, Hiến pháp quy định chỉ có Quốc hội ban hành sắc thuế mới nhưng giờ chưa có luật nên cho TP.HCM làm thí điểm. Việc mua nhà bị đánh thuế nhà thứ 2 để điều tiết thu nhập xã hội, giảm chênh lệch giàu nghèo thì có cần thiết hay chưa..? Thuế tài sản rất tiến bộ để điều tiết người có nhiều nhà, tài sản phải có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước nhưng phải Quốc hội quyết, không ai có quyền quyết. Bây giờ, Quốc hội có đồng ý cho TP.HCM thí điểm làm trước cái này sau đó đánh giá sơ kết đưa vào xây dựng luật?

TP.HCM đông đúc quá, xả chất thải, rác thì thuế bảo vệ môi trường cao hơn thành phố khác thì được, hay tăng thuế tiêu thụ đặc biệt như rượu bia, mỹ phẩm, nước hoa cao cấp thì trả thuế cao hơn chứ không ảnh hưởng đến dân cư.

Tờ trình Chính phủ đề nghị tăng tất cả thuế suất trừ thuế XNK thì tôi không đồng ý. Như vậy chưa hợp lý, làm mất cạnh tranh của TPHCM.

Tôi nhất trí với tờ trình việc hưởng số thu cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước của TP.HCM, để đầu tư cơ sở hạ tầng. Theo tờ trình, Chính phủ đề nghị cho bán thoái vốn nhưng dự toán ngân sách, Quốc hội đã chi cho TP.HCM 18.800 tỷ chống ngập và 2 bệnh viện tuyến cuối. Chính phủ trình cho tiền cổ phần hóa doanh nghiệp thì cắt phần này lại. Tức là nếu đồng ý, Quốc hội phải cắt bớt phần này của TP.HCM.

Cho cái này lấy lại cái kia như vậy hẹp hòi quá. Đã cho cơ chế đặc thù rồi, chưa biết người ta thu lại được bao nhiêu đã lấy lại số này. Tôi nói 18.800 tỷ này để lại TP có khi tạo nhiều cái để làm lợi về cho đất nước. Nên đã tạo động lực, đã cho vượt trội, đặc thù thì cho thêm chứ đừng lấy bớt.

(Trích Phát biểu tại phiên thảo luận tổ về cơ chế đặc biệt cho TP.HCM sáng 14/11/2017)

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc


THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC: KIẾN TẠO MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ, THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT

Tôi khẳng định quan điểm bám sát mục tiêu xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, phục vụ. Muốn thế phải tạo dựng và bảo đảm một môi trường kinh doanh tốt, thân thiện với kinh doanh, có năng lực cạnh tranh cao.

Một môi trường không chỉ có tự do kinh doanh, tự do sáng tạo mà còn an toàn với người đầu tư, kinh doanh, tài sản, vốn đầu tư; không chỉ chi phí giao dịch thấp mà còn rủi ro thấp.

Nhìn lại một năm thực hiện Nghị quyết 35: Chính phủ và các địa phương đã “gãi đúng chỗ” chứ không phải “ngứa trên đầu, gãi dưới chân”.

Trên tinh thần Nghị quyết 35, Chính phủ đã ban hành 50 nghị định, cải thiện điều kiện đầu tư kinh doanh; cắt giảm nhiều thủ tục, giấy phép, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Việc đôn đốc kiểm tra của các Tổ công tác đã đem lại kết quả bước đầu rất ấn tượng về số lượng doanh nghiệp, chất lượng doanh nghiệp ở trong nước và FDI.

Ngân hàng Thế giới (WB) và Moody đều đánh giá Việt Nam tăng nhiều bậc về môi trường kinh doanh. Chúng ta đang phấn đấu năm nay đạt nhóm đầu của ASEAN về môi trường đầu tư kinh doanh.

Chính phủ đã nhận diện được những hạn chế, rào cản cho sự phát triển của doanh nghiệp: Đó là về thể chế chính sách, chưa giải quyết được các vấn đề còn mâu thuẫn trong các văn bản dưới luật, chính sách ban hành chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Tôi tán thành quan điểm xây dựng một thể chế chính sách bình đẳng giữa công và tư, phù hợp với thông lệ quốc tế và đề nghị doanh nghiệp, các hiệp hội cần góp ý với Chính phủ trong xây dựng và tổ chức thực hiện, thực thi chính sách.

Chính phủ rất trăn trở với vấn đề thuế, phí còn cao, không chỉ những chi phí liên quan đến thủ tục hành chính mà còn liên quan đến phí sử dụng công trình BOT, bến bãi, cảng biển, cầu đường..., đặc biệt chi phí không chính thức, phí bôi trơn, doanh nghiệp. Ngoài ra, hiện tượng "cò" thủ tục hành chính, tình trạng nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ công chức, viên chức vẫn tồn tạigây chậm trễ, khó khăn ở các cơ quan công quyền.

Tiếp cận tín dụng thực thi chính thức, giao dịch đảm bảo chưa tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp phát huy tài sản đảm bảo để thế chấp, tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vấn đề nợ xấu, sở hữu chéo, sở hữu ngầm khiến cho dòng tín dụng bị phân bổ một cách chênh lệch, xa rời tín hiệu thị trường.

Việc giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp chính là cơ sở quan trọng để Chính phủ định hình giải pháp, chương trình hành động đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp trong thời gian tới.

Chính phủ cam kết sẽ tập trung giải quyết hai vấn đề then chốt về môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Tiếp tục kiến tạo môi trường kinh doanh công bằng, thân thiện, khuyến khích đầu tư, bảo đảm thực thi pháp luật.

Bảm đảm môi trường chính trị và vĩ mô ổn định, bảo đảm tinh thần thượng tôn pháp luật và thực hiện có hệ thống từ Trung ương đến địa phương không được gây nhũng nhiễu, khó khăn cho doanh nghiệp. Mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng, không phân biệt công hay tư. Chính phủ theo đuổi mục tiêu phát triển bao trùm một cách xuyên suốt, nhất quán trên nền tảng cải cách thể chế theo hướng cởi mở, thân thiện, trao cơ hội cho mọi thành phần kinh tế.

(Trích phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp ngày 17/5/2017) .

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

“Hành trình khôi phục phòng Nam dược chuẩn Y khoa”

Ngay từ ngày đầu thành lập Y Dược Việt đã xác định rõ hướng đi cho mình là phát triển các sản phẩm từ thảo dược, dược liệu có sẵn của đất nước Việt Nam (Nam Dược).
2024-04-23 15:35:00

SHB hai năm liền được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
2024-04-23 10:53:14

MIK GROUP khởi công giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City

Sáng ngày 22/4, MIK Group đã chính thức khởi công phân khu The Sola Park thuộc giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội). Với thành công được minh chứng từ giai đoạn 1, cái tên Imperia Smart City dự đoán sẽ tiếp tục làm sôi động thị trường BĐS nhà ở khu vực phía Tây.
2024-04-23 10:49:47

Chuyện về con tàu Đại Lãnh trong trận chiến Gạc Ma 1988

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với báo chí mới đây, thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, Anh hùng LLVTND kể, năm 1999, khi ông đang là thứ trưởng Bộ Quốc phòng, miền Trung có lũ lụt cực lớn.
2024-04-23 10:37:37

Phú Yên: Cần sớm giải quyết nguyện vọng chính đáng của các nhà đầu tư

Vừa qua, Tạp chí điện tử Hòa Nhập nhận được đơn thư của ông Phạm Văn Đạo (sống tại phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) phản ánh về việc: Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên ra quyết định thu hồi đất khi doanh nghiệp đang thực hiện dự án Khu đô thị du lịch năng lượng xanh.
2024-04-23 10:00:31

Quý I có 66 vụ cháy, Nghệ An chỉ đạo phòng chống cháy nổ mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng đang tới gần, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy, nổ. Do đó, tỉnh Nghệ An đặc biệt chú trọng tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trên địa bàn.
2024-04-23 08:15:00
Đang tải...