Nâng cao nhận thức và can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ

2018-04-19 18:21:54 0 Bình luận
Sáng 19/4, Bộ LĐTB&XH và Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã tổ chức tọa đàm “Vấn đề trẻ em tự kỷ ở Việt Nam” nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông vận động cộng đồng cùng tham gia vào các hoạt động can thiệp, hỗ trợ trẻ em tự kỷ. Đây cũng là mục tiêu góp phần xây dựng các chính sách của Đảng và Nhà nước cho trẻ em tự kỷ ở Việt Nam.

Tọa đàm “Vấn đề trẻ em tự kỷ ở Việt Nam”


Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà và Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi đồng chủ trì chương trình.

Số lượng trẻ tự kỷ ngày càng tăng

Tại Việt Nam chưa có con số nghiên cứu chính thức về số lượng trẻ mắc chứng tự kỷ, nhưng theo thống kê sơ bộ của Bộ LĐ-TB&XH, nước ta có khoảng 200.000 người mắc chứng tự kỷ. Còn nếu tính theo cách tính của Tổ chức Y tế thế giới, con số này chừng 500.000 và thực tế số lượng trẻ được chẩn đoán và điều trị ngày càng tăng từ năm 2000 đến nay.

Tại đây, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam trình bày dự án “Nâng cao nhận thức về tự kỷ ở trẻ em Việt Nam” do Quỹ đề xuất để các đại biểu tham dự đóng góp ý kiến. Dự án tập trung vào 5 mục tiêu cơ bản: Biên tập và phát hành bộ tài liệu chuẩn về hỗ trợ trẻ em tự kỷ ở Việt Nam; đào tạo nâng cao năng lực 100 cán bộ nòng cốt về tuyên truyền và hỗ trợ trẻ em tự kỷ.

Đồng thời dự án hỗ trợ 10.000 giáo viên, cán bộ dự án, cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tiếp cận và chuẩn hóa kiến thức về tự kỷ tại Việt Nam; thông qua kết quả phổ biến kiến thức có khoảng 4.000 trẻ em tự kỷ được hưởng lợi gián tiếp từ dự án để hòa nhập cộng đồng.

Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam Hoàng Văn Tiến cho biết, Dự án này dự kiến được thực hiện trong 60 tháng (kể từ khi được duyệt) với tổng kinh phí 10 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa.

“Trong năm thứ nhất dự án được thực hiện tại 13 tỉnh, thành phố (ưu tiên các tỉnh, thành phố có mật độ dân số đông, có các trung tâm hỗ trợ trẻ em tự kỷ và có đội ngũ cán bộ nguồn phù hợp với mục tiêu đào tạo của dự án) gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Đà Nẵng, Đắk Lắk, TP Hồ Chí Minh, Kiên Giang. Các năm tiếp theo, dự án sẽ mở rộng thêm tới các tỉnh, thành phố khác như Cần Thơ, Đồng Nai, Bạc Liêu...”, ông Tiến cho biết.


Trẻ tự kỷ cần được can thiệp sớm


Cũng theo ông Tiến, hoạt động hỗ trợ trẻ tự kỷ trong những năm gần đây đã được triển khai. "Từ năm 2014, Quỹ đã phối hợp với đối tác Hàn Quốc để thực hiện hoạt động hỗ trợ trẻ em tự kỷ trong các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Ban đầu chỉ 100 - 200 trẻ ở thành phố sau đó chúng tôi hỗ trợ tiếp cho trẻ tự kỷ ở miền Trung và miền Bắc. Hiện tại Qũy hỗ trợ được khoảng trên 300 em trong các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đây là con số rất nhỏ so với số trẻ tự kỷ bởi thực sự chúng ta chưa đủ điều kiện”, ông Tiến chia sẻ.

Cần có chính sách cho trẻ tự kỷ

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sĩ Lợi cho rằng cần có một hệ thống chính sách pháp luật để điều chỉnh đối tượng này. Nếu không thể đưa thành luật độc lập, thì đưa vào Luật Người khuyết tật.

Chuyên gia về trẻ tự kỷ Hồ Thị Huyền Thương đánh giá dự án "Nâng cao nhận thức về tự kỷ ở trẻ em Việt Nam" do Quỹ Bảo trợ trẻ em đề xuất có tính thiết thực và bền vững khi triển khai xây dựng một bộ tư liệu truyền thông để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho phụ huynh, cộng đồng...

Còn theo PGS Phạm Minh Mục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, nghiên cứu mô hình khuyết tật ở trẻ em của Khoa Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2000 - 2007 cho thấy, thực tế số lượng trẻ mắc chứng tự kỷ đến khám năm 2007 tăng gấp 50 lần so với thời điểm 7 năm trước đó. Xu thế mắc cũng tăng nhanh từ 122% đến 268% trong giai đoạn 2004 - 2007 so với năm 2000.

Từ thực tế đó, việc xây dựng trường học dành riêng cho trẻ được cha mẹ và nhiều nhà chuyên môn thực hiện, giúp các em có môi trường thuận lợi được can thiệp, được học tập, được vận động và vui chơi. Ở các tỉnh cũng bắt đầu hình thành nhiều cơ sở can thiệp đặc biệt, góp phần hạn chế những khó khăn về kinh tế cho gia đình, giúp các em có thể can thiệp và trị liệu lâu dài mà không làm ảnh hưởng đến công việc của bố mẹ.

Với những gia đình có điều kiện, việc can thiệp và trị liệu cho con sẽ được diễn ra lâu dài và bền vững hơn, do đó việc trẻ tiến bộ, cải thiện hành vi và phát triển năng khiếu ở một vài lĩnh vực cho trẻ (hội họa, âm nhạc, hát, toán học...) sẽ là cơ hội giúp trẻ trở thành người có ích cho xã hội. Còn với những gia đình có hoàn cảnh kinh tế và thu nhập thấp, bố mẹ là công nhân tại các khu công nghiệp, hay bố mẹ là những công chức bình thường thì việc cho con can thiệp trị liệu lâu dài sẽ là một gánh nặng về kinh tế. Chính vì vậy, các chuyên gia cho rằng, việc đảm bảo một liệu trình can thiệp bền vững, giảm thiểu hành vi, xây dựng và củng cố những tác động tích cực giúp trẻ tiến bộ là rất cần thiết.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hải Phòng tổ chức thi kể chuyện theo sách

Đây là hoạt động thường niên và là năm thứ 10 TP.Hải Phòng tổ chức, hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, khẳng định sách và văn hóa đọc mãi trường tồn.
2024-04-20 09:09:26

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Cựu chiến binh xã Quảng Lưu xây dựng quỹ kết nối con em đồng hương ở TP.HCM

Sáng 19/4, Hội cựu chiến binh xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 – 2024.
2024-04-19 10:25:00

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51
Đang tải...