Nâng niu những "mầm khuyết"

2017-05-22 15:39:45 0 Bình luận
Đã sinh ra trong cuộc đời này, ai cũng muốn được lành lặn, hoàn thiện về thể chất và tâm hồn. Nhưng tạo hóa vốn không công bằng, vì bên cạnh những đứa trẻ sinh ra khỏe khoắn, phát triển cân đối, hài hòa, thì cũng có những em bé không may mắn được hưởng niềm vui trọn vẹn ngay từ lúc lọt lòng. Trẻ bị khuyết tật thường được ví như “mầm khuyết”. Tuy vậy, những “mầm khuyết” ấy vẫn có cơ hội học tập, giáo dục, phấn đấu trưởng thành và cống hiến cho xã hội nếu nhận được sự chung tay góp sức của cả cộng đồng và được mọi người cùng nâng niu, hỗ trợ cả về vật chất, tinh thần.
Một trong những việc làm thiết thực dành cho trẻ em khuyết tật được dư luận hoan nghênh là TP Đà Nẵng vừa thành lập Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập. Trung tâm này ra đời trên cơ sở tổ chức lại Trường Phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu, để mở rộng mục đích nhân văn hơn. Đó là, trung tâm không chỉ dạy hơn 200 em học sinh mắc các dạng tật như khiếm thính, khiếm thị, tự kỷ, khuyết tật vận động, mà còn tham gia tư vấn phương pháp chăm sóc trẻ hòa nhập cho các trường, phổ biến kinh nghiệm chăm sóc trẻ hòa nhập cho phụ huynh có con bị khuyết tật, chậm phát triển trên địa bàn thành phố. Trung tâm cũng chú trọng thực hiện nhiệm vụ giáo dục hòa nhập, phát hiện, can thiệp giáo dục sớm; hợp tác với các tổ chức, cá nhân để chăm sóc, giáo dục, hướng nghiệp, dạy nghề cho trẻ khuyết tật... Nghĩa là, những trẻ khuyết tật ngoài được giảng dạy chuyên biệt, còn có cơ hội hòa nhập với cộng đồng, được tiếp cận với nghề nghiệp tương lai để có thể tự nuôi sống bản thân và đóng góp cho gia đình, xã hội.
 
Theo thống kê của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo), nếu như năm 1996, cả nước mới có 42.000 trẻ khuyết tật được đi học, thì 20 năm sau đã có hơn 500.000 trẻ khuyết tật được đến trường, tăng hơn 10 lần. Số liệu này cho thấy, trẻ em khuyết tật ở nước ta ngày càng nhận được sự quan tâm, chăm lo của xã hội và gia đình; đồng thời cũng là minh chứng thể hiện sự tôn trọng, yêu thương, giúp đỡ của các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể đối với trẻ em không may mắn. Với tấm lòng nhân ái sẻ chia, thời gian qua, nhiều tổ chức phi chính phủ, nhiều nhà hảo tâm, nhiều đơn vị nghệ thuật còn hỗ trợ trẻ khuyết tật phương tiện học tập, sinh hoạt, dạy các em biết đánh đàn, múa hát, diễn kịch, thổi sáo, vẽ… và tổ chức cho các em tham gia những hoạt động vui chơi bổ ích.
 

Hướng dẫn học sinh khiếm thị học bài bằng chữ nổi. Ảnh minh họa: Báo Vĩnh Phúc.
 
Chung vui về sự quan tâm của xã hội ngày càng tốt hơn đối với trẻ em khuyết tật, nhưng chúng ta chưa thể thỏa mãn với những gì đã làm được cho những “mầm khuyết”. Vì thực tế vẫn có quan niệm chưa đúng về trẻ khuyết tật, coi các em là "gánh nặng” xã hội, hay coi việc chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật chỉ là nghĩa vụ, là việc làm từ thiện, mà chưa thấy đây là bổn phận, lương tâm, trách nhiệm cao cả của những người cùng chung một dòng máu Việt. Thậm chí, một số người làm từ thiện cho trẻ khuyết tật chỉ với mục đích khuếch trương “rùm beng” trên mạng xã hội nhằm đánh bóng tên tuổi cá nhân; cá biệt có kẻ táng tận lương tâm, lợi dụng cả mồ hôi nước mắt của trẻ khuyết tật để trục lợi cá nhân.

Đã bao giờ chúng ta tự hỏi: Nếu như bản thân hay con em mình không may bị khuyết tật thì sẽ ra sao? Tự coi đó là số phận để nhẫn nhịn cam chịu nỗi đau suốt cuộc đời, hay đứng lên kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng, xã hội? Chắc chắn không ai trong chúng ta muốn rơi vào hoàn cảnh đó. Vậy nên, với người khuyết tật nói chung, trẻ khuyết tật nói riêng, chúng ta cùng mở rộng vòng tay nhân ái, sẵn sàng giúp họ có một điểm tựa vươn lên trong cuộc sống, học tập. Bên cạnh đó, cần có cái nhìn sẻ chia, thiện cảm hơn với họ, đặc biệt tránh thái độ kỳ thị, vì sự kỳ thị là điều đáng sợ nhất đối với những người khuyết tật và đối với cả thân nhân của họ. Đó là động lực giúp trẻ khuyết tật thêm vững tin trên đường đời và cũng là tạo điều kiện để những “mầm khuyết” có cơ hội được nảy lộc đâm chồi, tỏa bóng mát cho xã hội.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Du khách được ăn hơn 400 món tại Lễ hội văn hóa ẩm thực TP.HCM

Lễ hội Văn hóa ẩm thực Món ngon Saigontourist Group 2024 hấp dẫn với hơn 400 món ăn, thức uống đặc trưng ba miền tại 40 gian hàng ẩm thực.
2024-03-28 22:55:00

Thành lập Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật TP Thái Nguyên

Ngày 28/3, tại TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên; Hội Người khuyết tật TP Thái Nguyên tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật.
2024-03-28 17:48:00

Về thăm chùa cổ Kiên Lao - Sùng Phúc tự

Chùa Kiên Lao (Sùng Phúc tự) ở làng Kiên Lao, xã Xuân Kiên (Xuân Trường, Nam Định) là một trong những danh lam cổ tự của vùng đất “Địa linh, nhân kiệt”. Nơi đây Hòa thượng Thích Thiện Tri trụ trì là bậc hoằng pháp chân tu cùng Hội phật tử dốc lòng tâm huyết, luôn mang lại phúc lành cho mọi người dân và tín đồ phật tử muôn phương.
2024-03-28 16:04:55

Khám phá những đường chạy cực chất tại VPBank Can Tho Music Night Run 2024

Chính thức khởi tranh vào chiều tối 13/4, VPBank Can Tho Music Night Run 2024 sẽ đưa runner băng qua cung đường ấn tượng gắn kết với những địa danh đã đi vào huyền thoại của thủ phủ miền Tây Nam Bộ.
2024-03-28 13:59:17

T&T Group hợp tác quản lý vận hành "chuẩn Nhật Bản" tại dự án T&T City Millennia Long An

Công ty Cổ phần Thái Sơn Long An (đơn vị trong hệ sinh thái Tập đoàn T&T Group) và đối tác Nhật Bản – Tập đoàn Anabuki vừa ký kết hợp tác quản lý vận hành dự án T&T City Millennia tại Long An.
2024-03-28 13:53:20

Điều tra dân số, nhà ở giữa kỳ 2024: Gồm cả người nước ngoài ở Việt Nam

Việc thu thập thông tin về nhóm người này sẽ là cơ sở để biên soạn các chỉ tiêu thống kê giúp Việt Nam bước đầu có được nguồn số liệu đáng tin cây để đánh giá quy mô, đặc điểm kinh tế-xã hội và các đặc trưng nhân khẩu học về người nước ngoài đang cư trú ở Việt Nam.
2024-03-28 12:53:13
Đang tải...