Nghệ An: Vì sao sữa đổ bỏ chứ không bán cho Vinamilk?

2018-05-06 21:43:23 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Dư luận đang xôn xao với một đoạn clip được đăng trên mạng xã hội, quay cảnh một người đàn ông tại Thái Hòa, Nghệ An tức giận trút bỏ những thùng sữa tươi xuống đất trước một đại lý thu mua sữa tươi có treo bảng Vinamilk.
Sự ngạc nhiên nhanh chóng được giải tỏa, khi hiểu được rằng chỉ vì giá sữa thu mua chỉ 8.000đ/1kg. Mức giá này không đủ bù lại công sức chăn nuôi nên nông dân thà đổ bỏ chứ không bán.

Có lẽ người bình thường chỉ nghĩ đơn giản vì nóng tính nên người nông dân mới hành động như vậy. Chỉ những ai nuôi bò bán sữa mới hiểu được sự nóng giận bộc phát này là những uất ức đã âm ỉ từ lâu trong trong câu chuyện nuôi bò bán sữa của người nông dân. 

Sự uất ức đó bắt nguồn từ những bất cập, thiếu minh bạch trong việc thu mua sữa tươi nguyên liệu của Vinamilk và nhiều hãng sữa khác. Nói một cách khác người nông dân từ lâu, rất lâu cho rằng bị các đại gia ngành sữa như Vinamilk và các hãng sữa khác chèn ép bất minh trong câu chuyện mua sữa. Hành động của người nông dân tại Nghệ An, có lẽ là “giọt nước tràn ly”. 








Người đàn ông đổ sữa trước một đại lý thu mua gắn biển Vinamilk tại NGhệ An (ảnh cắt từ clip)

Xót xa và đồng cảm với người nông dân nuôi bò sữa, nhiều bình luận đã tức tưởi dùm cho họ: “… những người dân cực khổ làm việc, để rồi bị những người thu mua ép giá, giá sữa bán cho người tiêu dùng thì cao”; “khổ nhất là người nuôi bò sữa, anh ấy đã làm những việc mình không muốn, đó là mồ hôi công sức cực khổ của mình mà, mong đừng chơi trò ép giá người chăn nuôi nữa”. Đã có ý kiến so sánh một thực trạng: “Đúng là một lít sữa bằng chai nước suối, công ty ép giá chứ người tiêu dùng phải mua 30.000/1 lít … 

Không ít những ý kiến tỏ ý băn khoăn “không ai muốn làm điều đó cả, nhưng như chú nói, không có ai bảo vệ họ cả, thực ra cũng cực chẳng đã mới làm vậy….” 

Nặng nề hơn, nhiều khách hàng thường xuyên của Vinamilk đã tỏ ra bất bình và sẽ có hành động tẩy chay sản phẩm của nhà sản xuất. Tài khoản Facebook Tuệ Tâm chia sẻ: “Tôi có hai đứa con, tầm hơn tuần là hết 2  thùng sữa tươi Vinamlik, sau khi xem clip này em sẽ tẩy chay sữa Vinamilk đến khi nào công ty không ép giá thu mua của người nuôi bò. Họ cũng chén cơm manh áo, người tiêu dùng hãy đứng lên bảo vệ những người nông dân khổ cực, tẩy chay đến khi nào nghe được thông báo không chèn ép giá với người nuôi bò sữa”.  Còn với bạn Mạnh Khánh thì: “Nếu nói lý do sữa không đạt chất lượng thì đừng thu mua nữa, sao lại thu mua sữa không đủ chất lượng với giá thành rẻ để về làm thành sữa đạt chất lượng, nên càng nói càng thấy Vinamilk toàn tạo ra những chất lượng không tốt”  

Không phải bây giờ chiêu trò thu mua sữa của Vinamilk mới bị phản ứng. Cách đây chưa lâu, Hoanhap.vn đã có nhiều bài viết, phản ánh “thảm cảnh” của những người nông dân nuôi bò sữa tại Củ Chi, Hóc Môn, TPHCM. 

Chính từ chính sách thu mua giá sữa rẻ mạt của Vinamilk, đã góp phần giúp đàn bò sữa tại TP.HCM ngày càng giảm. Nguyên nhân buộc nông dân phải chia tay với cái nghê nuôi bò sữa chỉ đơn giản là giá thu mua sữa không đủ kinh phí để tiếp tục sống và nuôi bò.


Nông dân nuôi bò tại Củ Chi bức xúc phản ánh với PV báo Hòa Nhập online

Người nông dân nuôi bò sữa tại TP.HCM, tỏ thái độ bức xúc khi nói về cách thu mua sữa tươi nguyên liệu của Vinamilk và nhiều hãng sữa khác. Nhận định cuối cùng của người nông dân là các đại gia ngành sữa chưa minh bạch. Người nông dân nuôi bò sữa không thể giám sát được việc đánh giá chất lượng sữa tươi của đơn vị thu mua do đó người mua “phán” sao, có rẻ mấy họ cũng phải bán. Có hàng loạt lý do để giá sữa bị mua rẻ như: nhiễm khuẩn soma, độ béo, độ khô… nhiều nông dân cho rằng, có  cố gắng làm sao, giá thu mua sữa luôn ở mức giá bình quân bằng nửa đơn giá cao nhất mà họ đưa ra, khoảng 7 - 8.000 đồng/kg.
Trong suy nghĩ của người nông dân nuôi bò sữa hiện nay, quan hệ giữa doanh nghiệp thu mua sữa với họ là quan hệ bất bình đẳng. Doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ người nông dân trong khâu chăn nuôi, song ngược lại người nông dân không thể giám sát được công tác phân tích chất lượng sữa của doanh nghiệp. Nông dân thấp cổ bé họng nên kêu không ai nghe, không có tổ chức nào đứng ra bảo vệ quyền lợi cho họ.

Để có nguồn sữa tươi, người nuôi bò sữa quanh năm không biết đến ngày nghỉ,  ngày lễ, thậm chí cả ngày tết cũng không có. Hàng ngày phải sống chung với bò.  Vốn đầu tư họ bỏ ra không hề nhỏ. Ngoài đất đai để trồng cỏ, đầu tư chuồng trại, máy móc như: máy xay cỏ, xe chở cỏ, máy vắt sữa…quy mô, vất vả là vậy nhưng đồng tiền thu về không đủ trang trải, tái đầu tư thì nói gì đến chuyện sống.

Hành động đổ bỏ sữa, có thể hiểu là người nông dân đã hết đường. Đổ sữa là đổ bỏ thành quả lao động, đổ bỏ mồ hôi nước mắt, cao hơn nữa là đổ bỏ đi “miếng cơm” mà họ trông chờ sau những ngày tháng miệt mài lao động. Tại sao họ phải làm vậy? Ai đã ép họ phải làm điều đó?  

Hơn bao giờ hết, lúc này người nông dân mong lắm, có được ai đó, tổ chức nào đó đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng cho họ.                 
 
Trả lời Hoanhap.vn, bà Phạm Hồng Hạnh – phụ trách báo chí của Vinamilk- khẳng định “Tế bào soma về bản chất là những tế bào tự nhiên của cơ thể con bò, của động vật có vú, bao gồm tế bào bầu vú, bạch cầu… soma có trong sữa một cách hoàn toàn tự nhiên. Soma không phải là vi sinh hay độc tố gì. Sữa nào cũng có soma, chỉ khác là số lượng nhiều hay ít. Chỉ số tế bào soma đại diện cho một số khía cạnh chất lượng như vị thơm, màu sắc và cả sản lượng cho sữa của bò. Soma càng thấp thì chất lượng sữa càng thơm ngon và bò cho ra lượng sữa nhiều hơn, nhưng bao giờ trong sữa cũng có soma. Nói sữa nhiễm soma là cách nói chưa chính xác và dễ làm cho người tiêu dùng hiểu sai về tế bào soma . Công ty có bảng tiêu chuẩn thu mua sữa với các chỉ tiêu xác định như: chất béo, chất khô không béo, chất đạm, vi sinh và tế bào soma. Các tiêu chuẩn đó đã phổ biến rộng rãi đến người dân. Tế bào soma trong sữa cao thì giá thu mua thấp và ngược lại. Mức giá thu mua thấp nhất bằng ½ giá cao nhất…” 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
2024-04-24 20:12:49

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38

“Hành trình khôi phục phòng Nam dược chuẩn Y khoa”

Ngay từ ngày đầu thành lập Y Dược Việt đã xác định rõ hướng đi cho mình là phát triển các sản phẩm từ thảo dược, dược liệu có sẵn của đất nước Việt Nam (Nam Dược).
2024-04-23 15:35:00

SHB hai năm liền được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
2024-04-23 10:53:14
Đang tải...