Người lính Gạc Ma năm xưa gian khó trong thời bình

2018-03-13 10:16:44 0 Bình luận
Trận hải chiến Trường Sa đã lùi xa 30 năm, trở về cuộc sống đời thường, những người lính trận năm xưa bị thương tật và gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Thay nhau nằm viện

Đó là từ mà người dân và đồng đội nói về hoàn cảnh của vợ chồng thương binh Nguyễn Văn Lực (sinh năm 1964, thôn 1, Cù Lạc, xã Sơn Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình). Hai vợ chồng ngoài ngôi nhà ra thì toàn bộ đồ đạc trong nhà đều đội nón ra đi vì tiền thuốc thang khi vợ lúc chồng.

Anh Nguyễn Văn Lực tham gia nhập ngũ năm 1987, đơn vị anh đóng tại Hải Phòng. Một năm sau khi huấn luyện xong, đơn vị anh chuyển vào Cam Ranh (Khánh Hòa) để làm nhiệm vụ ra xây dựng đảo Trường Sa. Trong đó, anh thuộc quân số trên tàu vận tải HQ 604 làm nhiệm vụ xây nhà Giàn trên đảo Gạc Ma.

Trận hải chiến Trường Sa ngày 14/3/1988, có 64 chiến sĩ hy sinh, 9 người bị bắt, và rất nhiều chiến sỹ bị thương mà hầu hết là các chiến sĩ trên tàu HQ 604 làm nhiệm vụ ở đảo Gạc Ma.

Anh Lực bị thương được đưa về đất liền điều trị. Cuối năm 1988, trong một lần đi qua đò ngang xã Liên Trạch để về quê nhà. Qua câu chuyện giữa người lính rời quân ngũ và cô lái đò Đinh Thị Hoa đã nảy sinh tình cảm. Từ đó hai người yêu nhau và thành vợ thành chồng.


Thương binh Nguyễn Văn Lực chăm sóc người vợ đau ốm hàng ngày.


Không may mắn như những gia đình khác, chị Hoa sinh mổ 3 lần nhưng chỉ một lần thai nhi sống. Năm 1991, chị sinh hạ thành công đứa con trai, cũng là duy nhất của vợ chồng. Cũng từ đây bệnh tật bắt đầu hành hạ chị. Chị mắc phải bệnh đái tháo đường, sau này còn bị suy thận và tim mạch.

Khi con lớn học và đi làm cơ khí trong tỉnh Bình Dương, ở nhà chỉ có 2 vợ chồng ốm yếu trông nom, chăm sóc nhau. Anh Lực kể “Ngày trước gia đình tôi ở ngoài đường Hồ Chí Minh bây giờ, nhưng do làm đường Hồ Chí Minh nên gia đình vào định cư ở đây. Vào định cư, gia đình 3 khẩu được chia 3 sào ruộng, còn đất đai vườn tược thì không có gì. Năm 2001, làm được cái nhà nho nhỏ, giờ không có tiền mà sửa nên mỗi lần mưa là trong nhà chỗ nào cũng phải hứng nước mưa”.

Chị Hoa đau yếu nhưng ngặt một chỗ là không ngồi được ô tô, nên mỗi lần đi viện ở Đồng Hới, hoặc vào Huế thì anh Lực lại chở vợ bằng xe máy. Trong một lần đưa chị điều trị ở bệnh viện Trung Ương Huế về nhà, chị ngồi sau xe bị mệt ngã xuống đường, làm cho anh và người bạn ngồi sau bị một phen thót tim.

Người vợ bệnh tật triền miên, người chồng thương binh nên mỗi khi trái gió trở trời lại bị đau nhức, nhưng không một lời than vãn số phận, anh vẫn hằng ngày gắng gượng chăm sóc chị chu đáo, mong một phép mầu để chị được khỏi bệnh.


Ngôi nhà nhỏ làm từ tiền bồi thường dự án đường Hồ Chí Minh, bão năm 2013 làm tốc mái, giờ đã xuống cấp không được sửa chữa.


Không có tiền xe đi gặp mặt đồng đội

Ngôi nhà nhỏ đổ trần, lợp mái của gia đình anh đã bị cơn bão năm 2013 thổi bay nóc, chỉ còn trần mỗi lần mưa là thấm nước vào nhà. Ngôi nhà bên cạnh sông Son hiền hòa về mùa xuân, nhưng là nỗi khiếp sợ với vợ chồng anh về mùa mưa lũ. Mỗi trận lũ, anh phải bế vợ lên trên trần nhà, xong dọn đồ mang lên, nước thượng nguồn lên nhanh, chảy mạnh nên cái mang được, cái bị trôi.

"Ở vùng Cù Lạc này thấp trũng lắm, cơn lũ nào cũng ngập từ hơn 1m, có khi ngập nóc nhà. Nên khi nghe tin lũ, lụt là tôi phải đóng mọi thứ sẵn vào bao, sau đó di chuyển sớm lên trên. Dù lên trên trần nhà mưa cũng bị ướt hết, nhưng còn giữ lại được”, anh Lực kể.

“Nhà giờ có 2 người, nhưng phải nấu 2 nồi cơm. Vợ bị bệnh đái tháo đường nên ăn kiêng kem đủ thứ, thận bị suy nên bác sĩ dặn cũng hạn chế bớt thuốc không cần thiết để thận khỏi làm việc quá sức. Cơm gạo nấu cho vợ phải để lúa lên mầm rồi mới đi xát về, như thế mới hạn chế lượng đường trong gạo. Giờ mọi sự trời cho được ngày nào thì mình cố gắng ngày đó thôi”.

Dựa vào 3 sào ruộng không đủ ăn, lương thương binh hạng 4 chỉ hơn 1 triệu đồng/tháng, nên hằng ngày ngoài chăm sóc vợ, người thương binh này phải đi làm thuê, làm mướn đủ nghề để kiếm tiền thuốc thang. Trong thôn ai thuê phụ hồ thì anh đi phụ hồ, trưa về cho vợ ăn và uống thuốc xong lại đi làm. Có khi không ai thuê thì anh lại lên núi kiếm củi về bán,..


Trận hải chiến Gạc Ma không chỉ lấy đi sinh mạng con người, mà còn lấy đi những người con ưu tú nhất.


“Mỗi người họ thuê một kiểu khác nhau, ở đây có sông Son nên nhiều nhà nuôi cá trắm bằng lồng bè. Thức ăn chủ yếu là đi vớt cỏ rong trên sông, tôi không có thuyền để vớt, nên chủ yếu làm công cho họ. Nhà ở cạnh bờ sông, nên ước ao có một bè cá để có thu nhập, lấy tiền chạy chữa bệnh cho vợ”, người thương binh ao ước.

Hội lính Trường Sa, trong đó có những người tham gia trận hải chiến 14/3/1988 thường lấy ngày 14/3 làm ngày gặp mặt. Đây là dịp để đồng đội, thân nhân những người đã ngã xuống gặp lại nhau, ôn những kỷ niệm bi hùng trong quá khứ, để biết được hoàn cảnh từng người hiện nay. Thế nhưng, anh Lực rất ít tham gia được những sự kiện này.

Cựu chiến binh Trần Xuân Sơn (sinh năm 1969, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch) người từng chiến đấu trên con tàu HQ 605 trong trận hải chiến Trường Sa 1988 cho biết: “Sau khi rời quân ngũ, nhiều đồng đội hoàn cảnh kinh tế éo le quá, trong đó có anh Lực. Nhiều khi đồng đội liên lạc tổ chức gặp mặt, vì khó khăn nên anh không tham gia được. Hai năm trước tổ chức ở Ba Đồn (Quảng Bình) tôi đến động viên, chở anh xuống, anh mới tham gia được 1 lần. Khi anh đi xa thì phải nhờ người sang nhà cơm nước, chăm sóc vợ nên anh sợ phiền hà”.

“Năm nay, kỷ niệm 30 năm quân địch cưỡng chiếm Gạc Ma, nhịp cầu Trường Sa và đài truyền hình có tổ chức ở Đà Nẵng, mời anh Lực vào tham gia. Nhưng anh từ chối, sau đó anh em động viên, góp người ít nhiều để anh vào tham gia anh mới thu xếp để vào gặp lại đơn vị, gặp lại đồng đội”, anh Sơn tâm sự.

Giờ đất đai, vườn tược không có, nên sinh kế chỉ dựa vào 3 sào ruộng và tiền trợ cấp thương binh, nên mong muốn có lồng cá để nuôi cá trắm trên sông Son để kiếm tiền thuốc thang chữa bệnh cho vợ vẫn mãi là ước mơ.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51

Standard Chartered Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác đầu tư năng lượng sạch

Ngày 16/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, với cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam.
2024-04-19 09:42:00

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

UBND TP. Hải Phòng ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND về triển khai các hoạt động thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, là những người đã có nhiều cống hiến, hi sinh… trong chiến dịch lịch sử.
2024-04-19 08:15:51
Đang tải...