Nhà vệ sinh công cộng: Chuyện không hề nhỏ với người khuyết tật

2017-12-05 11:26:15 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Đối với người khuyết tật (NKT) có một nhà vệ sinh công cộng (NVSCC) tiếp cận dễ dàng rất có ý nghĩa, bởi nó giúp họ có thể tự tin khi ra ngoài đi làm, tham gia các hoạt động xã hội, dễ hòa nhập vào cộng đồng. Đó là lời chia sẻ của chị Nguyễn Ánh Ngọc, công tác tại Trung tâm hành động về sức khỏe cộng đồng (ACDC).

Chị Nguyễn Ánh Ngọc, công tác tại Trung tâm hành động về sức khỏe cộng đồng (ACDC) chia sẻ về nhà vệ sinh công cộng


Thấu hiểu sự cần thiết của NVSCC đối với NKT trong việc hòa nhập cộng đồng, những năm gần đây nhiều bộ, ngành chức năng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật thể hiện sự quan tâm tới NKT. Cụ thể, Thông tư số 21/2014/TT-BXD ngày 29/12/2014 của Bộ Xây dựng Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình đảm bảo NKT tiếp cận sử dụng; Và Quyết định số 225/QĐ-TCDL ngày 8/5/2012 của Tổng cục Du Lịch Ban hành quy định tạm thời về tiêu chuẩn NVSCC phục vụ khách du lịch và kế hoạch triển khai.


Cửa phòng vệ sinh dành cho NKT quá nhỏ so với quy chuẩn tiếp cận, NKT đi xe lăn không thể vào


Tại Thông tư số 21, Bộ Xây dựng quy định rất cụ thể về tiêu chuẩn khi xây dựng Khu vệ sinh dành cho NKT, như:

Trong các công trình công cộng, phải có tối thiểu 01 phòng vệ sinh cho NKT và không nhỏ hơn 5% tổng số phòng vệ sinh. Đối với khu vệ sinh công cộng tối thiểu phải có 1 phòng vệ sinh dành cho NKT. Phòng vệ sinh dành cho NKT cần có sự trợ giúp của người đi cùng thì không phân biệt giới tính.

Tối thiểu 6 tiểu treo phải có 1 tiểu dành cho NKT.

Trong khu vực phòng vệ sinh dành cho NKT phải đảm bảo khoảng không gian thông thủy tối thiểu 1.400 mm x 1.400 mm để di chuyển xe lăn.

Chiều rộng thông thủy của cửa phòng vệ sinh không nhỏ hơn 800 mm và mở ra ngoài nhưng không được cản trở lối thoát hiểm.

Chiều cao lắp đặt thiết bị vệ sinh dành cho NKT tính từ mặt sàn phải tuân theo các quy định sau: Bệ xí (bồn cầu) không lớn hơn 450 mm; Chậu rửa không lớn hơn 750 mm; Tiểu treo không lớn hơn 400 mm.

Chiều cao lắp đặt tay vịn trong khu vực lắp đặt bệ xí không lớn hơn 900 mm; trong khu vực lắp đặt tiểu treo không lớn hơn 800 mm.

Bề mặt sàn khu vệ sinh không được trơn trượt.

Khu vệ sinh dành cho NKT phải có biển báo, biển chỉ dẫn và có hệ thống thông báo bằng âm thanh theo quy ước quốc tế.


Bồn rửa tay xa tầm với NKT


Còn Quyết định số 225 của Tổng cục Du Lịch thì quy định: “Ở những nơi có điều kiện, mỗi khu vệ sinh cần có ít nhất một phòng vệ sinh cho người tàn tật. Phòng vệ sinh này phải có cửa rộng hơn để xe lăn có thể vào được và xung quanh nhà vệ sinh có đường dẫn (dành cho xe lăn)”.

Quy định thì như thế, song thực tế lại khác xa. Ngay như Đà Nẵng, một thành phố đã được du khách trong, ngoài nước tôn vinh là thành phố đáng sống, nhưng NVSCC dành cho NKT cũng rơi vào tình trạng chung, đó là thiếu, nếu có cũng không đạt chuẩn.

Bà T, 60 tuổi, ngụ tại Đà Nẵng, bị cụt hai chân đến sát đùi, hiện sống bằng nghề bán vé số dạo, tâm sự: Chục năm nay, với chiếc xe lắc thay đôi chân, hằng ngày từ sáng sớm đến tối mịt, tôi rảo khắp các con đường thuộc nội thành qua Trần Phú, Yên Bái, Nguyễn Chí Thanh, Phan Chu Trinh, Thái Phiên,… để bán vé số. Suốt lộ trình tôi đi qua không kiếm được NVSCC nào phù hợp với NKT như tôi.

Từ lâu nay, mỗi khi “mắc”, bà T thường vào nhà người dân hoặc trạm xăng xin “đi” nhờ. “Mấy chỗ này người ta tốt lắm, thấy mình tật nguyền nên nhiệt tình giúp đỡ, nhưng cửa nhà vệ sinh rất chật, xe lắc không vào được nên tôi phải để xe bên ngoài rồi dùng tay chống vào bên trong”, bà T chia sẻ.


Một NKT sử dụng nhà vệ sinh thông minh.


Để tránh tình huống bất tiện trên, bà T đành thực hiện phương pháp “3 nhịn” gồm: nhịn uống, nhịn ăn và nhịn “đi” mỗi lúc ra đường. “Ăn sáng xong, tôi chỉ uống ngụm nước tráng miệng rồi bắt đầu đi bán. Từ đó đến trưa, tôi không ăn hay uống bất cứ thứ gì để tránh bị đau bụng hay phải “giải quyết nỗi buồn”. Đợi trưa về nhà mới uống nước cho đã đời, sau đó chiều lại tiếp tục hành trình “nhịn” cho đến tối”, bà Tâm nói.

Chuyện của bà T cũng là vấn đề mà nhiều NKT ở Đà Nẵng gặp phải khi đến nơi công cộng. Ông Trương Công Nghiêm, Chủ tịch Hội NKT thành phố Đà Nẵng bức xúc: “Bản thân tôi đến nhiều nơi như khách sạn, cửa hàng, cơ quan, công ty, v.v… cũng gặp trở ngại như vậy. Có nơi có NVSCC nhưng cửa… khóa, có nơi ghi biển báo NVSCC cho NKT, nhưng vào bên trong thì thấy chất toàn đồ lau chùi giống một cái kho. Lúc đó, tôi cảm thấy bị tổn thương”.

Còn ở TPHCM, sau khi đi khảo sát các NVSCC được đặt ở các công viên lớn trong thành phố, Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD) đã đưa ra nhận xét: Những nhà vệ sinh được cho là có chất lượng 5 sao này có thiết kế thoáng mát, miễn phí, có những phòng vệ sinh dành riêng cho NKT. Thế nhưng, tại nhà vệ sinh công viên 23 Tháng 9, dốc cao và không gian hẹp khiến người NKT rất khó đưa xe lăn vào trong. Chị Ung Thị Phát Lợi, người tham gia khảo sát, nói: “Tôi vốn là vận động viên, xe lăn mà phải cố hết sức mới lên được dốc. Nếu không biết cách di chuyển, chiếc xe sẽ dễ bị bật ngửa”. Thêm vào đó, bồn rửa tay được đặt quá xa khiến người dùng không thể với tới vòi nước dù đã rướn người ra khỏi xe lăn.


Mẫu nhà vệ sinh thuận lợi cho NKT sử dụng (Ảnh: Internet)


Phòng vệ sinh 5 sao dành cho NKT tại công viên Tao Đàn lại có cửa quá hẹp nên những chiếc xe lăn không thể vào được. Di chuyển bằng nạng, thì dễ bị trượt bởi nền gạch không có độ bám cao. So với quy chuẩn xây dựng công trình đảm bảo NKT tiếp cận sử dụng được thì nhiều hạng mục như độ dốc, độ rộng đường dốc, độ rộng cửa, độ cao bồn rửa tay ở các nhà vệ sinh này chưa đạt yêu cầu. Đoàn tham gia khảo sát kiến nghị những nhà vệ sinh này nên đặt những bảng hướng dẫn sử dụng và có chữ nổi cho người khiếm thị.

Muốn NKT chủ động tham gia xã hội thì cơ sở hạ tầng, cụ thể như toilet phải sẵn sàng đáp ứng để mọi người dễ dàng tiếp cận. Tới không xong, dùng không được, dần dà NKT không tới những chỗ công cộng nữa. Thế rồi xã hội lại nhìn NKT như những người bị động. Đó chẳng khác nào là cái vòng luẩn quẩn. Chuyện vào toilet là điều hết sức tế nhị. Chẳng ai mong muốn có người bồng, ẵm mình vào rồi bồng, ẵm mình ra - đó là lời chia sẻ tâm huyết mà Chủ tịch Hội NKT thành phố Đà Nẵng Trương Công Nghiêm.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
2024-04-24 20:12:49

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38

“Hành trình khôi phục phòng Nam dược chuẩn Y khoa”

Ngay từ ngày đầu thành lập Y Dược Việt đã xác định rõ hướng đi cho mình là phát triển các sản phẩm từ thảo dược, dược liệu có sẵn của đất nước Việt Nam (Nam Dược).
2024-04-23 15:35:00

SHB hai năm liền được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
2024-04-23 10:53:14
Đang tải...