Nhật ký chinh phục đỉnh Putaleng: 2 ngày 1 đêm

2017-04-10 00:35:20 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Đỉnh núi tuy cao thứ nhì Việt Nam 3049m nhưng xếp thứ nhất về độ khó và gian nan, các phượt thủ trước khi leo đỉnh này thường đã chinh phục một vài đỉnh núi khác, nhiều phượt thủ dày dạn khi xuống chân núi cũng cảm thấy kiệt sức do chặng đường dài và dốc cheo leo. Nhóm chúng tôi trẻ nhất cũng U40 tuy nhiên đã tập Gym trên 7 năm nên sức bền cũng không thua kém các bạn sinh viên.
Quãng đường leo theo bản Hồ Thầu chúng tôi tham khảo là 24km, đường xuống là hơn 30km, lịch trình của đoàn chúng tôi leo đỉnh này là 3 ngày nhưng anh em quyết định thay đổi phù hợp thực tế và sức khoẻ: 



Ngày 1: 22h bắt xe Hà Nội-Lai Châu 5h sáng tới bản Hồ Thầu nhưng chúng tôi quyết định đi từ 3h chiều hôm đó, lên Sapa ăn uống và ngủ sớm lấy sức sáng 4h xe 16 chỗ đón sang bản Hồ Thầu, vì vậy thể lực khá hơn các bạn phải ngủ đêm trên xe.



Ngày 2: Đoàn xuất phát hơi muộn 8h30 mới bắt đầu, ăn trưa dọc đường bằng bánh mỳ, đây là ngày leo gian nan nhất vì đường Hồ Thầu dốc đứng liên tục, thỉnh thoảng lại qua suối và men theo suối phải nhảy và bò qua các phiến đá lớn, mệt tối mắt, tuy vất vả nhưng vừa đi anh em vừa tâm sự kể chuyện nên quãng đường cảm thấy ngắn hơn, còn tôi thì có bí quyết là bật nhạc bằng chiếc điện thoại Nokia, trước khi đi copy khoảng trăm bài hát vừa đi vừa nghe, vừa hát theo cho quên đường xa, quên cái mệt, cách này cũng có tác dụng ra phết. Đoạn nguy hiểm nhất của lộ trình dài khoảng 10m, đoạn đường đất nhỏ, một bên phải là vực sâu hàng trăm mét, bên trái ta luy chỉ có cỏ không có cây gì bám được, nếu xảy chân thì 100% bỏ mạng. 

Thỉnh thoảng đến một thác nhỏ cảnh rất đẹp lại dừng chụp ảnh,  trống ngực đập thình thịch dừng lại nghỉ 15 giây lại tiếp tục leo số lần nghỉ vài chục và trời tối mịt thì mới đến điểm hạ trại 2400m,  tại đây chưa có lán nghỉ cho dân phượt và chưa có các dịch vụ đi kèm như: bán nước suối, bia, vệ sinh ... Do lúc đi porter mang vác nặng nên đoàn tự đeo ba lô để leo, cảm giác gánh nặng đè xuống đôi chân và hụt hơi ngày một tăng dần, đã không ít lần mọi người té ngã dẫm chân xuống suối ướt bẩn hết tất và quần áo. Các porter tới nơi nhóm lửa nướng thịt và dựng lều, mỗi lều 4-6 người ngay bãi trống, bãi đâu có bằng phẳng, đá lổn nhổn nằm đau hết cả lưng, đêm nằm gió thổi rất mạnh chỉ lo mấy cây xung quanh đổ xuống đè vào lều, vì cây trên này nhìn cổ quái rêu bọc kín không rõ sống hay chết. Mọi người quây quần quanh bếp lửa ăn thịt lợn nướng, gà nướng với cơm bằng bát nhựa, do đói mệt mỗi người cũng chén 3-4 bát cơm, các bạn sinh viên còn rủ nhau uống rượu giao lưu, các nhóm đều ngủ sớm.



Ngày 3: theo lịch trình đoàn chinh phục đỉnh rồi quay lại ngủ thêm 1 đêm tại điểm hạ trại, hôm sau mới xuống núi, nhưng do chúng tôi có nhiều kinh nghiệm sợ ngày thứ 3 chân bị căng cơ nên quyết định leo sớm để xuống núi trong ngày. Số nước khoáng tự mang và được phát đã dùng hết sạch, khi lên đỉnh mỗi người chỉ còn 1 chai nước dở, do lo lắng thiếu nước đoàn chúng tôi thuê thêm 1 porter vác 30 chai nước 500ml tuy nhiên tại điểm nghỉ chân mọi người xin hết. 

Nhóm chúng tôi hẹn 3h sáng dậy ăn mì tôm 4h xuất phát lên đỉnh, trời vẫn tối đen anh em cầm đèn pin vừa đi vừa soi cho nhau cùng lên đỉnh, đoạn đường lên đỉnh cũng khá dài, tuy nhiên chỉ leo người không, đồ đạc để lại trại. Nhiều lần tôi cảm thấy kiệt sức nhưng tự nhủ không thể tụt lại rừng trong bóng đêm nên đành cố, vượt qua 2 con dốc đứng thì quãng đường dễ dàng hơn nhiều, bám đu cây trúc để đi, đi mãi 8h30 chúng tôi đã tới đỉnh. Lên tới nơi mệt quá mọi người đứng thở quên cả chụp ảnh, một lúc sau mọi người chụp ảnh cả nhóm và từng cá nhân xong mới bảo nhau: có mỗi cái chóp sao phải khổ thế? Mọi người lại hối hả xuống núi vì theo lời porter 11h ăn trưa thì chiều 6h mới tới được chân núi, đường xuống đỡ mệt hơn nhưng trơn do trận mưa hôm trước nên 100% mọi người đều phải sử dụng găng tay hạt nhựa để đu bám cây trúc tránh đứt tay ( các đỉnh khác tôi chưa bao giờ cần), hai bên đường rất nhiều trúc chúng tôi bám thân cây để đi xuống không bị nhanh quá và không bị trơn trượt.  

Xuống đến điểm hạ trại mọi người khát nước kinh khủng, may thay porter đun được nồi nước lớn để nguội chắt vào chai cũ cho đoàn cầm xuống núi, chúng tôi cảm thấy may mắn và thầm cảm ơn họ. Lúc xuống núi đoàn chia đôi, một nửa xuống trước, một nửa chưa lên đỉnh thì ngủ lại đêm thứ hai trên núi. Nhóm tôi 6 người được 3 porter đưa xuống đường Tả Lèng, biết chúng tôi kiệt sức anh porter đã buộc tất cả balo của anh em và gánh xuống giúp, để mọi người leo người không.



Cả nhóm ăn trưa vội vàng và lại lên đường, ngày 1 và ngày 2 chúng tôi chỉ ăn và leo núi từ sáng sớm đến tối mịt đôi chân phải làm việc 10h-12h/ ngày chúng cũng tỏ ra khó bảo, không còn bước chuẩn như buổi đầu, có đoạn đi bộ qua thân cây gỗ bắc qua suối cạn, xảy chân là rơi xuống độ cao 15m dưới toàn đá hộc chúng tôi đều đứng nghỉ lấy lại bình tĩnh trước khi bước lên cầu và may thay cả đoàn không ai việc gì. Đi được nửa quãng đường xuống núi cơn khát lại hành hạ chúng tôi, sẵn vỏ chai nhựa anh em múc nước suối uống tạm, không có lựa chọn gì khác trên đường xuống rất nhiều cây hoa Đỗ Quyên đỏ thắm rất đẹp, thỉnh thoảng cậu bạn trong đoàn lại nhìn đồng hồ đo độ cao còn 2200m cứ giảm dần, anh em hỏi liên tục.



Xuống đến gần chân núi trời sắp tối, chia tay đoàn Porter bồi dưỡng hậu tạ cho họ,  chúng tôi thuê được mấy anh xe ôm vào sát chân núi đưa xuống nên ngắn được 7km, tưởng lên xe ôm là mọi việc OK tuy vậy quãng đường xe chạy lại quá nguy hiểm, một bên vực, một bên ta luy, đường thì nhiều đá lớn nhỏ, rãnh…, chỉ trệch bánh là lao xuống vực thẳm, hai tay tôi ghì lấy yên xe may thay mấy anh dân tộc tuy vóc người nhỏ nhưng tay lái lụa chạy rất chuẩn, xe ôm chạy 1 đoạn 15 phút xuất hiện góc chụp Ruộng bậc thang cực đẹp cho dân ảnh.

Chúng tôi tới Thành phố Lai châu cách bản Tà Lẻng 5km kết thúc trọn vẹn chuyến đi. Hôm đó chúng tôi đi ăn sáng và ăn trưa xuống cầu thang ai cũng phải bám và đi rón rén chỉ trực ngã do chân căng cơ đau, nhiều người trong quán phải bịt miệng cười.

Đỉnh Putaleng nay chỉ cao thứ nhì Việt Nam nhưng độ khó chắc chắn phải số 1, những ai đã chinh phục đỉnh này thì leo Phan chỉ là chuyện nhỏ, nhưng leo nên tránh mùa mưa. Vài năm nữa con tôi lớn xin bố đi leo đỉnh này chắc chắn tôi sẽ cấm không cho phép vì quá nguy hiểm.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
2024-04-24 20:12:49

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38

“Hành trình khôi phục phòng Nam dược chuẩn Y khoa”

Ngay từ ngày đầu thành lập Y Dược Việt đã xác định rõ hướng đi cho mình là phát triển các sản phẩm từ thảo dược, dược liệu có sẵn của đất nước Việt Nam (Nam Dược).
2024-04-23 15:35:00

SHB hai năm liền được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
2024-04-23 10:53:14
Đang tải...