Những bứt phá ngoạn mục

2018-02-02 08:27:00 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Không còn mấy ngày nữa là năm "Gà" đã qua và năm "Chó" lại tới. Một năm trôi qua, với bao nỗi lo âu và bao niềm hy vọng.

Không lo sao được, khi mà ngay từ đầu năm hết cảnh hạn hán, xâm ngập mặn nghiêm trọng ở ĐBSCL, lũ lụt ở miền Trung…, đến sự bùng phát các dịch bệnh như sốt xuất huyết, sởi, chân tay miệng, đặc biệt là dịch bệnh sốt rét đang có xu hướng kháng thuốc mạnh.., rồi đến lượt Fed tăng lãi suất cơ bản, giá dầu thế giới tăng, Tổng thống Mỹ Donald Trump phản đối ký kết hiệp định TPP. Chỉ bằng đấy những khó khăn thôi, cũng đủ làm đau đầu những nhà quản lý vĩ mô và các chủ doanh nghiệp. Song đến nay, chúng ta đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho năm kế hoạch 2017.


Ảnh minh họa (Nguồn: internet)


Không phải "mẹ hát - con khen hay", mà ngay như Tạp chí Diplomat số ra tháng 11/2017 đã viết về sự hội nhập kinh tế không ngừng của Việt Nam kể từ thời điểm lần đầu tiên đóng vai trò nước chủ nhà của Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vào năm 2006.

Theo bài viết: “Kể từ màn xuất hiện đầu tiên của Việt Nam trên "sân khấu kinh tế thế giới" tại APEC 2006, Việt Nam đã tiếp tục theo đuổi hội nhập kinh tế với các nước láng giềng liền kề và các đối tác thương mại ở xa hơn. Quan hệ được cải thiện đã thúc đẩy thương mại, đầu tư nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Việt Nam và các thành viên ASEAN đã mở rộng phạm vi của Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) thành một Cộng đồng Kinh tế ASEAN, tiếp đó là đàm phán để củng cố các hiệp định thương mại tự do (FTA) với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand thành Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Việt Nam cũng đã hoàn tất các FTA song phương với Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Chile và Liên minh Kinh tế Á-Âu. Cuối cùng, Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại khu vực, và đã khởi động đàm phán FTA (thông qua ASEAN) với Hong Kong (Trung Quốc), Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (Thụy Sĩ, Na Uy, Lichtenstein và Iceland) cũng như EU.

Thông qua việc hội nhập kinh tế gia tăng này, Việt Nam đã đa dạng hóa thành công các thị trường xuất khẩu của mình, trong đó Mỹ và EU là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất. Sự hội nhập kinh tế gia tăng cũng đã đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2016 tăng gấp 3 lần so với năm 2006 lên hơn 200 tỷ USD”.

Lời khen đó dành cho chúng ta cũng đủ chứng minh sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm qua, đặc biệt là năm 2017. Điều đó cũng phù hợp với số liệu mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu trong bài phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương - Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và đề ra nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018. Tổng Bí thư nói: “Trong năm 2017, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đất nước ta vẫn tiếp tục phát triển nhanh và khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. Nổi bật là:

Về kinh tế - xã hội, lần đầu tiên sau nhiều năm, chúng ta đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tăng trưởng GDP đạt 6,81%, vượt kế hoạch đề ra, là mức cao so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức 3,53%. Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm; bội chi ngân sách ở mức thấp, khoảng 3,5% so với GDP. Thị trường tiền tệ ổn định; dự trữ ngoại hối đạt mức kỷ lục, 51,5 tỉ USD. Thị trường chứng khoán có nhiều khởi sắc, vượt mốc 950 điểm, cao nhất kể từ năm 2008. Tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu đạt 425 tỉ USD, cao nhất từ trước đến nay. Sản xuất, kinh doanh tiếp tục phục hồi và phát triển toàn diện trên cả 3 lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Số doanh nghiệp được thành lập mới đạt gần 127.000 doanh nghiệp, tăng 15,2% so với năm 2016. Mặc dù chịu tác động nặng nề của thiên tai, bão lũ, nhưng nông nghiệp vẫn tăng 2,9%, gấp 4 lần so với năm 2016; kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 36 tỉ đô la Mỹ, mức cao nhất từ trước tới nay. Khu vực dịch vụ có bước phát triển vượt bậc, tăng 7,44%, mức cao nhất kể từ năm 2008; khách du lịch quốc tế đạt gần 13 triệu lượt người, tăng khoảng 30% so với năm 2016. Cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh chuyển biến tích cực. So với năm 2016, xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 14 bậc (từ 82 lên vị trí 68/190 nền kinh tế); chỉ số năng lực cạnh tranh tăng 5 bậc (từ 60 lên 55/137 nền kinh tế)”.



Cùng với những thành tích nổi bật trên, năm 2017 cũng được đánh giá là một trong những năm thành công nhất của đối ngoại Việt Nam. Điều này đã được Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh phân tích trên tờ VietnamFinance.
Bài báo có đoạn viết: “…Đóng góp vào những thành tựu kinh tế-xã hội của đất nước, công tác đối ngoại trong năm 2017 đã được triển khai một cách chủ động, tích cực, quyết liệt, nâng tầm cả về song phương và đa phương, phục vụ những mục tiêu chiến lược lớn đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đề ra. Kết quả là năm 2017 được đánh giá là một trong những năm thành công nhất của đối ngoại Việt Nam.

Bao trùm và nổi bật là việc chúng ta đã đảm nhiệm xuất sắc vai trò chủ nhà của Năm APEC 2017, mà đỉnh cao là Tuần lễ Cấp cao APEC tại Đà Nẵng. Sự kiện này đã tạo hiệu ứng tích cực trên nhiều phương diện, tiếp tục khẳng định APEC là diễn đàn hợp tác, liên kết kinh tế hàng đầu khu vực, làm nổi bật vai trò của Việt Nam đối với một sự kiện mang tầm vóc “toàn cầu”.

Sự tham dự của đầy đủ các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC và số lượng đại biểu, doanh nghiệp, phóng viên đông đảo nhất trong 10 năm gần đây; từ khâu tổ chức, chủ trì, điều hành đến chất lượng nội dung các văn kiện; việc bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối trong cả Năm APEC... đã tạo được ấn tượng tốt đẹp với bạn bè quốc tế.

Các thành viên, bạn bè và báo chí quốc tế đánh giá cao chủ đề năm APEC 2017 của Việt Nam và 4 ưu tiên của chương trình nghị sự và nội dung các văn kiện. Sự kiện này đã đưa Việt Nam thành tâm điểm chú ý của thế giới, góp phần quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam.

Riêng trong dịp Tuần lễ Cấp cao APEC đã có 121 thoả thuận được ký kết với tổng trị giá 20 tỷ USD. Đến nay ta đã vận động được tổng cộng 69 nước công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường. Chính phủ, các bộ, ngành và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài vận động rất tích cực nhằm mở cửa thị trường các nước cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam…

Trong năm 2017, công tác đối ngoại đã tiếp tục góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo đảm ổn định chính trị, an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Các hoạt động đối ngoại quốc phòng - an ninh được đẩy mạnh, hợp tác về quốc phòng - an ninh với các nước đối tác ngày càng hiệu quả, đóng góp tích cực vào việc tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước”.


Lãnh đạo 21 nền kinh tế APEC chụp ảnh chung (ảnh: BTC APEC Việt Nam 2017)


Với giới hạn của một bài báo, khó có thể phản ánh hết những điểm sáng kinh tế và công tác đối ngoại mà Việt Nam đã đạt được trong năm qua, nhưng với những gì đã phác họa ở trên cũng cho thấy, vượt qua các khó khăn khách quan và những thách thức, kinh tế vĩ mô Việt Nam trong năm "Gà" đã thu được những thành công đáng kể. GDP bình quân đầu người năm 2017 đã tăng 170 USD so với năm 2016, ước đạt 53,3 triệu đồng, tương đương 2.385USD, các tiền đề cho một đất nước công nghiệp hóa đã hình thành. Đồng thời, nền kinh tế đã dần chứng tỏ khả năng đủ sức cạnh tranh trong cuộc đua hội nhập.

Nếu Chính phủ sớm đưa ra những giải pháp nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, môi trường đầu tư – kinh doanh tiếp tục được cải thiện, tăng cường hoạt động ở các thị trường trọng điểm, cụ thể là thị trường đất đai, lao động, vốn... thì mức tăng trưởng kinh tế của nước ta sẽ còn cao hơn vào những năm tới và việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội do Quốc hội đề ra cho năm 2018 chắc không mấy khó khăn.

12 Chỉ tiêu kinh tế - xã hội phấn đấu đạt năm 2018 đó là:

1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,5% - 6,7%.

2. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7% - 8%.

3. Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%.

4. Tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%.

5. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33% - 34% GDP.

6. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm 1% - 1,3%, riêng các huyện nghèo giảm 4%.

7. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.

8. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 58% - 60%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 03 tháng trở lên có chứng chỉ công nhận kết quả đào tạo đạt 23% - 23,5%.

9. Số giường bệnh trên một vạn dân đạt 26 giường (không tính giường trạm y tế xã).

10. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 85,2%.

11. Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 88%.

12. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,6%.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51

Standard Chartered Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác đầu tư năng lượng sạch

Ngày 16/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, với cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam.
2024-04-19 09:42:00

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

UBND TP. Hải Phòng ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND về triển khai các hoạt động thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, là những người đã có nhiều cống hiến, hi sinh… trong chiến dịch lịch sử.
2024-04-19 08:15:51
Đang tải...