Những ông bà tiên trong ngôi nhà cổ tích

2017-04-03 15:14:41 0 Bình luận
Khi thấy người nào cơ cực, không nhà cửa, không ai chăm sóc, giống như mình trước đây, họ lại thấy đồng cảm, muốn được giúp đỡ.

Cưu mang người dưng

Ở miền quê nghèo thôn Hội Đức, xã Tịnh Hiệp (Sơn Tịnh), có vợ chồng người cựu chiến binh đã âm thầm cưu mang, nuôi dưỡng, giúp đỡ nhiều mảnh đời bất hạnh. Trong suốt 30 năm qua, mái ấm của ông bà như ngôi nhà cổ tích ấm áp, đầy tình yêu thương cho hơn hai mươi mảnh đời bất hạnh.

Đó là vợ chồng ông Nguyễn Thành Phương (75 tuổi) và bà Trần Thị Kim Quy (64 tuổi). Trong những năm tháng chiến đấu ác liệt, ông bị thương nặng phải cưa một tay bên trái; bà cũng là thương binh. Ngày đất nước hòa bình, vợ chồng cùng nhau vượt lên nỗi đau thương tật, để tiếp tục cống hiến sức lực, trí tuệ cho địa phương, phát triển kinh tế gia đình và gieo mật ngọt cho đời. Vừa đến đầu ngõ nhà ông Phương, tôi đã nghe tiếng cười nói ríu rít của gần 10 đứa trẻ. Thấy tôi, một cô bé nhanh nhảu chạy vào trong nhà gọi: “Ông bà ngoại ơi! Có khách ạ”. Ôm cô bé nhỏ vào lòng, bà Quy cười hiền: “Con bé tên Trần Phạm Hoài Thương, học lớp 2. Gia đình nuôi cháu đã hơn 2 năm rồi, xem như con cháu trong nhà”.

Hoàn cảnh của Hoài Thương rất bất hạnh, mẹ mất năm 2014, còn ông bà người thì đau bệnh, người đã mất vì bệnh ung thư. Thế là người cha đành gửi cho vợ chồng ông Phương nuôi để đi làm ăn phương xa. Khoảng thời gian đầu, cha em vẫn gọi điện và gửi tiền về cho gia đình ông Phương nuôi cháu, nhưng được một thời gian thì cha em cũng biệt tích. Thế là, ông bà Phương lại càng thương yêu, chăm sóc cho bé Thương nhiều hơn trước, mong bù đắp những thiếu thốn về mặt tình cảm cho cháu.

Trải lòng về chuyện nhận nuôi những đứa trẻ mồ côi, những người neo đơn, bà Quy từ tốn: Ngày xưa chiến tranh, ba tôi đi tập kết, mẹ thì bị tù. Lúc đó, tôi mới 5, 6 tuổi, không có cha mẹ bên cạnh nên được bà con láng giềng quan tâm, cưu mang, người cho cơm ăn, người cho quần áo mặc, nhờ thế mới sống đến ngày hôm nay. Bởi vậy, khi thấy người nào cơ cực, không nhà cửa, không ai chăm sóc, giống như mình trước đây, tôi lại thấy đồng cảm, muốn được giúp đỡ.

Với suy nghĩ ấy, từ năm 1985 đến nay, ông bà đã nhận nuôi nhiều trẻ em nghèo, mồ côi. Mỗi hoàn cảnh đều có những số phận, nỗi bất hạnh riêng. Cháu thì mồ côi cha, cháu thì thì không còn mẹ, có trường hợp còn cả cha lẫn mẹ, nhưng gia cảnh nghèo khó quá, nên đành nhờ ông bà nuôi giúp. Mấy chục năm qua, trong nhà ông bà lúc nào cũng có thêm thành viên. Hết lượt người này lớn khôn, trưởng thành lại đến lượt đứa trẻ khác mới biết đi chập chững được ông bà nhận về. “Vợ chồng ngày càng lớn tuổi, sợ lo không nổi, nhưng rồi cầm lòng không được. Cứ động viên nhau cố gắng, dù khó cũng phải giúp những đứa trẻ đến cùng”, ông Phương chia sẻ.


Hằng ngày, chị Nhơn vẫn tiếp nối những việc làm tốt đẹp của ba mẹ, chăm sóc, lo lắng cho bọn trẻ.


Những hoàn cảnh bất hạnh, những đứa trẻ mồ côi, nhà nghèo mà vợ chồng ông bà nhận cưu mang, nuôi dưỡng đều là người dưng, không bà con, thế nhưng khi đã có “nhân duyên” gặp, ông bà đều xem như những thành viên trong gia đình, hết mực yêu thương. Bà Quy vui vẻ, bảo: "Gia đình mình ăn gì thì tụi nó ăn cái đó, có công việc thì cùng nhau làm". Cứ vậy, rất nhiều đứa trẻ lớn lên từ ngôi nhà của ông bà. Nhiều người ông bà nhận nuôi từ lúc 3, 4 tuổi nay đã khôn lớn, người học đại học, người đã lập gia đình...

Dạy nghề, dạy làm người tốt

Ngoài đảm nhận những công việc ở địa phương như Bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch Hội khuyến học xã... những năm trước, khi còn khỏe, ông Phương có thêm nghề sửa xe để kiếm thêm đồng ra, đồng vào nuôi trẻ. Đó cũng là nghề ông truyền dạy cho nhiều thanh niên khuyết tật, giúp nhiều người chậm tiến gây dựng cuộc sống. “Rời chiến trường, tôi bị thương tật hơn 68%, cụt một tay, nhưng tự nhủ lòng phải cố gắng làm việc, học thêm nghề sửa xe để cải thiện kinh tế của gia đình. Cũng từ đó mà nhiều thanh niên khuyết tật trong xã cũng học theo, xin tôi dạy nghề để kiểm sống”, ông Phương tự hào kể về nghề tay trái của mình. Nhắc về những người “học trò” của mình, ông Phương vui mừng khoe về ông Nguyễn Minh Hoàng, nay đã hơn 50 tuổi, hiện đang ở Phú Quốc.

Ông Hoàng, quê ở xã Bình Thuận (Bình Sơn). Thời còn trai trẻ, Hoàng đã từng lầm lỗi. Hoàng ở với mẹ, mẹ làm nghề bán mắm, gia cảnh rất khó khăn. Biết được gia đình ông Phương hay giúp đỡ, cưu mang người nghèo, dạy nghề sửa xe cho thanh niên, mẹ Hoàng đã xin ông Phương để con trai ở nhà ông học nghề. Ông Phương trầm ngâm nhớ lại: “Lúc nghe "lý lịch" của thằng Hoàng, bà nhà tôi cũng lo, nhưng tôi rất tự tin, với cách sống chân thật, tình nghĩa trước giờ của gia đình mình sẽ cảm hóa được cậu ấy”. Vậy là năm 1989, lúc 25 tuổi, Hoàng khăn gói lên nhà ông Phương cùng ở, cùng học nghề.

Hơn 3 năm sống ở nhà ông Phương, Hoàng luôn chăm chỉ làm việc, sống hòa đồng với mọi người. Ông Phương giãi bày: “Muốn người ta nghe mình, thì trước tiên bản thân vợ chồng tôi phải gương mẫu, sống trách nhiệm. Hơn nữa, những người chúng tôi cưu mang đều là những người vốn thiếu thốn tình thương, nên vợ chồng tôi luôn ân cần, đối xử bằng cái tâm chân thật nhất. Đặc biệt với những người từng lầm lỗi, phải biết bao dung và tin tưởng họ hơn, để giúp họ mạnh dạn làm lại cuộc đời”. Với cách sống chân phương, đạo đức ấy đã giúp vợ chồng ông bà “chinh phục” trái tim biết bao người.

Giờ đây, ông Hoàng đã có tổ ấm riêng và rất hạnh phúc. Ông có 5 người con thì đã có 3 người tốt nghiệp đại học, có công việc làm ổn định. Ông Phương phấn khởi bảo: Lâu lâu về quê, gia đình nó lại ghé thăm vợ chồng tôi, còn không về được thì gọi điện hỏi thăm. Thấy được những người mình cưu mang, giúp đỡ thành công, sống hạnh phúc là điều mà chúng tôi vui sướng nhất".

Nhân lên tình yêu thương

Trong mảnh vườn nhỏ của vợ chồng ông Phương, ngoài ngôi nhà của ông bà, sát bên là ngôi nhà của cô con gái lớn Nguyễn Thị Hoài Nhơn. Chị Nhơn đã lập gia đình hơn chục năm, nhưng vì muốn ở gần ba mẹ, phụ giúp ông bà chăm sóc bọn trẻ mà vợ chồng chị thống nhất làm nhà gần kề ba mẹ. Vợ chồng chị Nhơn đều là giáo viên, sau mỗi giờ lên lớp, chị lại tranh thủ về nhà nấu cơm, chuẩn bị đồ ăn cho bọn trẻ. Tất bật từ sáng đến tối, nhưng nụ cười vẫn luôn thường trực trên khuôn mặt chị. Chị Nhơn chia sẻ: Từ nhỏ, hai chị em tôi đã thấy ba mẹ nhận, cưu mang nhiều người gặp khó khăn, trẻ em nghèo, nên khi lớn lên, cứ thế mà tiếp nối việc thiện nguyện của ba mẹ. Từ trước đến nay, lúc nào nhà cũng đông người, mâm cơm lúc nào cũng đông vui, ấm cúng, giờ các con tôi cũng xem các cháu ở đây như anh chị em của mình.


Tình cảm, sự quan tâm mà vợ chồng ông Phương dành cho những đứa trẻ mình nuôi dưỡng, cưu mang không khác gì con cháu ruột thịt trong nhà.


Hiện nay, mái ấm của vợ chồng ông Phương là nơi đi về của 10 đứa trẻ, trong đó có em Võ Văn Hùng được ông nuôi dưỡng từ năm 3 tuổi, hiện là sinh viên Đại học Sư phạm Đà Nẵng. “Thêm một cháu thì như thêm đôi đũa, cái chén, chuyện tiền bạc chỉ là một phần, nhưng trăn trở nhất là việc chăm sóc, dạy dỗ làm sao cho chúng khỏe mạnh, ngoan ngoãn và nên người”, chị Nhơn tâm sự. Cùng với ba mẹ mình, hằng ngày, chị Nhơn, anh Nghĩa vẫn chung tay gieo lên những hạt giống thiện tâm để vun đắp, chắp thêm đôi cánh cho nhiều trẻ em nghèo bay đến những khung trời tươi sáng hơn. Đó là niềm hạnh phúc mà những mái đầu bạc như vợ chồng ông Phương và những người con của ông có được trong ngôi nhà cổ tích giữa đời thường...

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quận Đống Đa phát động thi viết báo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Đảng ủy Khối doanh nghiệp quận Đống Đa hưởng ứng Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
2024-03-29 10:26:56

KUN Happy Run Cần Thơ 2024 - Sân chơi thể thao đỉnh cao, căng trào cảm xúc

Trước thềm giải chạy VPBank Can Tho Music Night Run 2024, sáng ngày 13/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), thương hiệu KUN thuộc CTCP Sữa Quốc tế (IDP) và Nexus Sport Events sẽ phối hợp tổ chức giải KUN Happy Run Cần Thơ 2024. Giải chạy nhằm lan tỏa tình yêu thể thao, truyền cảm hứng về lối sống nhân văn, tích cực đến các mầm non tương lai của đất nước.
2024-03-29 10:04:15

Du khách được ăn hơn 400 món tại Lễ hội văn hóa ẩm thực TP.HCM

Lễ hội Văn hóa ẩm thực Món ngon Saigontourist Group 2024 hấp dẫn với hơn 400 món ăn, thức uống đặc trưng ba miền tại 40 gian hàng ẩm thực.
2024-03-28 22:55:00

Thành lập Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật TP Thái Nguyên

Ngày 28/3, tại TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên; Hội Người khuyết tật TP Thái Nguyên tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật.
2024-03-28 17:48:00

Về thăm chùa cổ Kiên Lao - Sùng Phúc tự

Chùa Kiên Lao (Sùng Phúc tự) ở làng Kiên Lao, xã Xuân Kiên (Xuân Trường, Nam Định) là một trong những danh lam cổ tự của vùng đất “Địa linh, nhân kiệt”. Nơi đây Hòa thượng Thích Thiện Tri trụ trì là bậc hoằng pháp chân tu cùng Hội phật tử dốc lòng tâm huyết, luôn mang lại phúc lành cho mọi người dân và tín đồ phật tử muôn phương.
2024-03-28 16:04:55

Khám phá những đường chạy cực chất tại VPBank Can Tho Music Night Run 2024

Chính thức khởi tranh vào chiều tối 13/4, VPBank Can Tho Music Night Run 2024 sẽ đưa runner băng qua cung đường ấn tượng gắn kết với những địa danh đã đi vào huyền thoại của thủ phủ miền Tây Nam Bộ.
2024-03-28 13:59:17
Đang tải...