Phạm Công Trứ sống lại... nhiều kẻ phải lộ nguyên hình

2017-01-04 10:32:18 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Nhân ngày xuân ngồi ôn cổ tri tân, tôi xin gửi tới bạn đọc cách suy nghĩ và hành xử của vị "bao công" đất Việt - Phạm Công Trứ để mọi người cùng suy ngẫm.
Mặc dù các vụ án tham nhũng như vụ “Bầu Kiên” (Nguyễn Đức Kiên - nguyên Chủ tịch Hội đồng đầu tư Ngân hàng ACB, nguyên Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB), vụ Huyền Như lừa 4.000 tỷ đồng, vụ Phạm Công Danh, cựu Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng gây thiệt hại 9.000 tỷ đồng đã được đưa ra xét xử công khai, án hình đã tuyên, những bị can, bị cáo được xếp vào hàng "đầu vụ" đã phải nhận những mức án cao. Như Nguyễn Đức Kiên nhận mức án 30 năm tù; Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Vietinbank chi nhánh TP HCM) nhận mức án chung thân; Phạm Công Danh nhận mức án 30 năm tù…, song dư luận vẫn còn bàn tán nhiều về các vụ án này.

Điều mà họ quan tâm và được đưa ra luận bàn nhiều nhất là những cái tên cùng với số tiền nằm trong bảng danh sách "đen" của từng vụ vẫn chưa được phơi bày. Không phải người trong cuộc mới có những trăn trở đó, mà ngay người dân khi theo dõi các phiên tòa trên, cũng đều có chung một suy nghĩ: Tại sao với sự phát triển của khoa học hình sự trong giám định, cùng với kinh nghiệm xét hỏi của các cơ quan điều tra mà những cái tên trong bản danh sách "đen" đó lại không tìm ra được một ai “can tội nhận hối lộ"..?

Vì thế nên trong dân gian hiện nay vẫn còn tồn tại câu: Tội nhận hối lộ rất khó xảy ra ở những nơi hay “ăn hối lộ”. Mặc dù ai cũng rõ, chuyện “ăn hối lộ”, giờ đây không còn là chuyện cá biệt, mà nó đã trở thành phổ biến, thậm chí đã trở thành “nạn dịch” đang hoành hành trên đất nước ta. Trong nhiều năm qua Đảng, Chính phủ đã tích cực tiến hành nhiều biện pháp mạnh, nhằm chống phá “nạn dịch” này, song đến nay nó vẫn không hề thuyên giảm. Phải chăng chúng ta không còn "thuốc" chữa nạn dịch trên..? 
                          

Ảnh minh họa. Nguồn Internet
 
Nhiều người đã "mách nước", chúng ta không phải sang Tàu, đi Tây để học cách chữa trị, mà chỉ cần học lại cách làm luật và cách xét xử của ông cha ta cũng đủ ngăn chặn và đẩy lùi được "nạn dịch" trên. 

Nhân ngày xuân ngồi ôn cổ tri tân, tôi xin gửi tới bạn đọc cách suy nghĩ và hành xử của vị "bao công" đất Việt - Phạm Công Trứ để mọi người cùng suy ngẫm.

Theo sử sách đã ghi, Phạm Công Trứ sinh năm Canh Tý (1600) ở làng Liêu Xuyên, phủ Đường Hào (nay là xã Nghĩa Hiệp, huyện Yên Mỹ), tỉnh Hưng Yên. Ông đỗ Tiến sĩ năm 1628 và đã từng được bổ nhiệm làm Tán lý đạo Sơn Nam, Đô Nghị sử, Thượng thư, Tề tướng thời vua Lê Gia Tông và chúa Trịnh Tạc. Lúc làm Thượng thư Bộ Lễ, Phạm Công Trứ đã cùng với Thượng thư Dương Trí Trạch viết bản văn về phép trị nước tấu lên vua. Bản văn này có đoạn viết: "Đường lối trí trị phải thưởng phạt cho đúng. Võ tướng, nhiệm vụ là chống, ngăn quân giặc, bảo vệ đất nước ... có công lao thì khen thưởng. Kẻ nào nhát sợ thì lấy quân luật trị tội. Đó là phép thường dùng để khuyên răn. Văn thán, nhiệm vụ là giúp Vua thương dân, để tô điểm thái bình, nếu biết thanh liêm, ngay thẳng, chăm chỉ làm tròn công việc thì tùy theo chính sách mà khen thưởng. Còn ai thừa hành công việc, xét xử không đúng, cấu kết bè đẳng, vì ân nghĩa riêng mà nhận lời thỉnh thách, làm những điều phi pháp, nhũng nhiễu dẫn đến hại nước, hại dân, tội nhẹ thì xử giáng bãi, tội nặng thì theo quân luật (tù đầy hoặc xử chảm) để bỏ hết thói lệ cho nghiêm phép nước...".

Ngay trong việc xét xử, Phạm Công Trứ cũng được người dân thời đó tán dương và coi cách xử kiện của ông cũng rất hợp tình, hợp lý và có sức thuyết phục. Chỉ thông qua vụ xử "tranh chấp đất đai giữa hai làng" cũng đủ thấy cái sắc sảo của Phạm Công Trứ trong khâu điều tra và phán xét. Chuyện kể, trước đây, địa giới hai làng đã có một cột mốc. Làng lấn đất đã đào cột mốc (bằng đá), chôn lại trên địa phận làng kia. Thế là bên kiện cứ kiện nhưng trải qua mấy đời quan vẫn không xử được vì cột mốc nằm sờ sờ ra đó. Phải đến đời Phạm Công Trứ, sự việc mới được sáng tỏ. Ông nghĩ rằng cột mốc đã bị xê dịch mới xảy ra chuyện kiện cáo. Vì thế, trước khi phân xử đúng sai, ông cho người đào cột mốc lên, đem phơi khô ngoài nắng xem thời gian mốc bám vào đá khô thế nào. Theo ông: "Mốc cột đá chôn lâu thường ngấm nước nhiều cho nên việc phơi nắng lâu khô. Mốc đá mới chôn, nước ngấm ít phơi chóng khô". Từ đó, ông phân tích rõ và vạch mặt làng kia chơi xấu đã xê dịch cột mốc. Nếu Phạm Công Trứ sống lại mà cho làm "bao công" xét xử các vụ tham nhũng kể trên, thì nhiều kẻ nằm trong những bảng danh sách "đen" đó sẽ phải lộ nguyên hình..?

Xem ra những lời mà Phạm Công Trứ đã viết và những tư duy được ông ứng dụng trong quá trình xét xử, cách đây hơn 4 thế kỷ vẫn còn nguyên giá trị và là bài học quý giá cho những nhà làm pháp luật cũng như những người tham gia tiến hành tố tụng đến nay học tập, noi gương.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
2024-04-24 20:12:49

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38

“Hành trình khôi phục phòng Nam dược chuẩn Y khoa”

Ngay từ ngày đầu thành lập Y Dược Việt đã xác định rõ hướng đi cho mình là phát triển các sản phẩm từ thảo dược, dược liệu có sẵn của đất nước Việt Nam (Nam Dược).
2024-04-23 15:35:00

SHB hai năm liền được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
2024-04-23 10:53:14
Đang tải...