Siết đào tạo tiến sĩ theo chuẩn quốc tế

2017-01-25 19:11:00 0 Bình luận
Quy định cụ thể chuẩn ngoại ngữ, phải có bài báo khoa học quốc tế đối với nghiên cứu sinh, người hướng dẫn và thành viên hội đồng thẩm định... là một trong những điểm nổi bật của dự thảo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ đang được Bộ GD&ĐT lấy ý kiến góp ý.

Ảnh minh họa

Dự thảo quy định người dự tuyển phải có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên, hoặc có bằng thạc sĩ; là tác giả hoặc đồng tác giả tối thiểu 1 bài báo liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu dự kiến đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc 1 báo cáo đăng tại kỷ yếu của các hội nghị, hội thảo khoa học trong hoặc ngoài nước trong thời hạn 3 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

Ứng viên dự tuyển là công dân Việt Nam phải đáp ứng điều kiện về ngoại ngữ như có Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc Chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên hoặc Chứng chỉ TOEIC từ 500 điểm trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 2 năm (24 tháng) kể từ ngày cấp đến ngày đăng ký dự tuyển; hoặc có một trong số các văn bằng sau như: Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác; Bằng tốt nghiệp đại học ngôn ngữ nước ngoài trong thời hạn 5 nămtính đến ngày đăng ký dự tuyển; Chứng chỉ tiếng nước ngoài khác ở trình độ tương đương do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp đến ngày đăng ký dự tuyển.

Ứng viên dự tuyển là công dân nước ngoài phải đạt yêu cầu về trình độ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4/6 của Khung năng lực tiếng Việt dành cho người nước ngoài; hoặc đạt yêu cầu về trình độ tiếng nước ngoài theo quy định cụ thể của cơ sở đào tạo nếu đăng ký dự tuyển theo học các chương trình đào tạo không phải bằng bản ngữ; Được miễn yêu cầu về ngoại ngữ nếu đăng ký dự tuyển theo học các chương trình đào tạo bằng bản ngữ…

Chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ do cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành theo quy định hiện hành, đáp ứng khối lượng học tập tối thiểu (từ 90 tín chỉ đối vối nghiên cứu sinh có bằng tốt nghiệp thạc sĩ hoặc bằng tốt nghiệp đại học chương trình đào tạo có khối lượng học tập tối thiểu 150 tín chỉ, đáp ứng chuẩn đầu ra tương đương Bậc 7 của Khung trình độ quốc gia Việt Nam; từ 120 tín chỉ đối với nghiên cứu sinh có bằng tốt nghiệp đại học), chuẩn đầu ra về kiến thức thực tế và kiến thức lý thuyết; kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp, ứng xử; mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân trong việc áp dụng kiến thức, kỹ năng để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tại nơi làm việc của người tốt nghiệp Bậc 8 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Kết cấu chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ bao gồm: các học phần bổ sung, các học phần ở trình độ tiến sĩ (bao gồm cả tiểu luận tổng quan và các chuyên đề tiến sĩ) và luận án tiến sĩ, trong đó mỗi nghiên cứu sinh phải hoàn thành tối thiểu 3 học phần ở trình độ tiến sĩ với tổng khối lượng tối thiểu là 8 tín chỉ và 3 chuyên đề tiến sĩ với tổng khối lượng tối thiểu 6 tín chỉ.

Các học phần bổ sung hỗ trợ nghiên cứu sinh có đủ kiến thức và trình độ chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ học tập và nghiên cứu.

Luận án tiến sĩ là kết quả nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh, trong đó chứa đựng những đóng góp mới về lý luận hoặc thực tiễn ở lĩnh vực chuyên môn, có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học và giải quyết trọn vẹn các vấn đề đặt ra của đề tài luận án.

Đào tạo trình độ tiến sĩ được tổ chức theo hình thức giáo dục chính quy; nghiên cứu sinh phải dành toàn bộ thời gian quy định để học tập và nghiên cứu tại cơ sở đào tạo.

Tổng thời gian để nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình đào tạo bao gồm thời gian gia hạn là từ 5-6 năm kể từ khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh.

Hết thời gian quy định, nếu luận án của nghiên cứu sinh không được Hội đồng đánh giá cấp trường/viện thông qua, thủ trưởng cơ sở đào tạo có quyết định cho nghiên cứu sinh thôi học và các kết quả học tập thuộc chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ không được bảo lưu.

Ngoài các quy định về học hàm, học vị, giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ phải chủ trì hoặc tham gia các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở trở lên; là tác giả hoặc đồng tác giả tối thiểu 2 bài báo trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc ngoài nước trong vòng 5 năm tính đến thời điểm tham gia giảng dạy các học phần ở trình độ tiến sĩ liên quan.

Người hướng dẫn nghiên cứu sinh là người chủ trì các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ và tương đương trở lên; là tác giả hoặc đồng tác giả tối thiểu 1 bài báo đăng trong tạp chí thuộc danh mục các tạp chí khoa học ISI/Scopus hoặc 1 sách tham khảo của các nhà xuất bản nước ngoài có mã số chuẩn quốc tế ISBN (International Standard Book Number) hoặc 2 báo cáo đăng trên kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện (Peer Review) hoặc 2 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện khác thuộc lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án của nghiên cứu sinh.

Trường hợp người hướng dẫn độc lập là tiến sĩ nhưng chưa có chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư, phải có thêm 1 bài báo/công trình khoa học đăng trong tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI/Scopus hoặc trong sách tham khảo có mã số chuẩn quốc tế ISBN (International Standard Book Number) do các nhà xuất bản nước ngoài phát hành.

Điều kiện để nghiên cứu sinh được đăng ký đánh giá luận án ở đơn vị chuyên môn ngoài việc hoàn thành các học phần đào tạo phải công bố nội dung và kết quả nghiên cứu của luận án trong tối thiểu 2 bài báo, trong đó có ít nhất 1 bài đăng trong tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI/Scopus hoặc 2 báo cáo đăng trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện (Peer Review) hoặc 2 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện khác…

Thành viên Hội đồng đánh giá luận án cấp trường/viện có công trình hoặc hoạt động nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của nghiên cứu sinh, trong đó các phản biện phải có tối thiểu 1 bài báo đăng trong tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI/Scopus hoặc kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện (Peer Review) hoặc trên các tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện khác.

Thời gian, địa điểm tổ chức bảo vệ luận án, tóm tắt và toàn văn luận án, trang thông tin về những điểm mới của luận án bằng Việt và tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo tối thiểu 20 ngày trước ngày bảo vệ trừ những luận án được phép bảo vệ mật.

Việc thẩm định quá trình đào tạo, nội dung và chất lượng luận án được thực hiện ngẫu nhiên hoặc khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo về hồ sơ quá trình đào tạo, nội dung và chất lượng luận án.

Số lượng hồ sơ quá trình đào tạo, luận án được thẩm định tối đa là 15% của tổng số nghiên cứu sinh đã bảo vệ luận án và được Hội đồng đánh giá luận án cấp trường/viện thông qua trong năm của cơ sở đào tạo.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51

Standard Chartered Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác đầu tư năng lượng sạch

Ngày 16/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, với cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam.
2024-04-19 09:42:00

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

UBND TP. Hải Phòng ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND về triển khai các hoạt động thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, là những người đã có nhiều cống hiến, hi sinh… trong chiến dịch lịch sử.
2024-04-19 08:15:51
Đang tải...