Tăng tuổi nghỉ hưu có tước cơ hội lao động của giới trẻ?

2016-10-07 10:03:13 0 Bình luận
Kéo dài tuổi nghỉ hưu cũng sẽ ảnh hưởng phần nào đến việc làm cho giới trẻ, bởi tỷ lệ cử nhân chưa có việc làm năm hàng vẫn tăng cao.
Nguyễn Thị Nụ (quê Nam Định) tốt nghiệp ngành Kế toán, Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội được 3 tháng. Cô đã có một việc làm bán thời gian, nhưng mong muốn của Nụ là có một vị trí chính thức trong một cơ quan. Đã tìm đến một số trung tâm giới thiệu việc làm, cũng như qua giới thiệu, Nụ cho biết thực sự rất khó khăn để có một công việc ưng ý.

Trước thông tin đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu, Nguyễn Thị Nụ lo lắng: “Em cũng như các bạn trẻ mới ra trường cảm thấy rất áp lực. Bởi số lượng việc làm đã ít, các cơ quan Nhà nước đang có chủ trương tinh giản biên chế, trong khi tuổi nghỉ hưu kéo dài thêm. Như thế sẽ rất khó có cơ hội cho lao động trẻ”.

Tăng tuổi nghỉ hưu có tước cơ hội lao động của giới trẻ?
Nguyễn Thị Nụ (phải) trong một lần đi đăng ký tuyển dụng việc làm

Không khó để nhận thấy, phần lớn lao động tìm đến những phiên giao dịch việc làm đều là những lao động trẻ tuổi. Theo báo cáo của Sở LĐTB&XH thành phố Hà Nội, đến tháng 9/2016, có đến 70% số lao động thất nghiệp hiện nay rơi vào đối tượng từ 22 đến 35 tuổi.

Thống kê của Bộ LĐTB&XH cũng cho thấy, số lượng lao động có trình độ đại học trở lên thất nghiệp là khoảng 200.000 trong quý II. Do đó, việc nâng độ tuổi nghỉ hưu sẽ khiến nhiều lao động trẻ rơi vào áp lực khi tìm kiếm việc làm.

"Thầy già, con hát trẻ"

Năm nay đã 67 tuổi nhưng cô giáo Nguyễn Liên Hương ở Hà Nội, giáo viên tiếng Hàn Quốc, vẫn “đắt hàng” với nhiều nơi mời dạy học. Cô Nguyễn Liên Hương cho biết: "Các cụ vẫn nói thầy già, con hát trẻ. Thầy càng già thì kiến thức cũng tốt hơn và truyền thụ tốt hơn. Nhưng để đảm bảo cho sức khỏe thì có thể chỉ ở mức tăng tuổi nghỉ hưu thêm chút ít, tùy theo sức người có thể làm được hay không. Nhưng với những lao động có đặc thù thì tôi nghĩ là không nên tăng".

Theo các chuyên gia, việc tăng tuổi nghỉ hưu là phù hợp với quá trình già hóa dân số cũng như xu hướng trên thế giới, nhằm tận dụng được trí tuệ, kinh nghiệm cũng như chuyên môn của người cao tuổi. Tăng tuổi nghỉ hưu là tất yếu, khi tuổi thọ bình quân của Việt Nam đã đạt 73,5. Việc chăm sóc, các chế độ dinh dưỡng của người dân đã cải thiện hơn nhiều so với những năm trước đây. Sức lao động của những người ở một số ngành nghề ở độ tuổi nghỉ hưu như hiện nay vẫn còn dồi dào.

Bà Phạm Tuyết Nhung, Phó Trưởng ban Đối ngoại – Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam cho rằng: Đối với những lao động chất xám, có trình độ, việc nghỉ hưu ở độ tuổi như hiện nay sẽ là sự lãng phí. Bởi có người phải đầu tư rất nhiều công sức, thời gian khi còn trẻ để học tập, phấn đấu. Tuy nhiên, họ cũng sẽ không thấy buồn khi nghỉ hưu, bởi lao động này có thể làm việc ở những cơ cở tư nhân bên ngoài “ăn 2 lương”.

Nhưng 1 người công nhân trong ngành may mặc, cao su, chế biến thủy sản… đi làm từ 18 tuổi, đến ngoài 30 tuổi đã mắc nhiều thứ bệnh. Nếu những người này “bị bắt” nghỉ từ 55 – 60 tuổi thì đó là điều vô lý. Cho nên, chính sách phải mềm dẻo, linh hoạt, có đặc thù mới có thể tạo được sự công bằng và tính khả thi trong tính toán tuổi nghỉ hưu.

Tăng tuổi nghỉ hưu có tước cơ hội lao động của giới trẻ?
Phần lớn người tìm đến những phiên giao dịch việc làm đều trẻ tuổi

Theo ông Nguyễn Toàn Phong, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, đối với một số nước trong khu vực, đặc biệt những nước phát triển, tuổi nghỉ hưu có tăng lên. Cho nên việc áp dụng ở Việt Nam cần có lộ trình. Nhiều nước sử dụng lao động đã nghỉ hưu là điều rất nhân văn. Bởi lao động còn độ tuổi, sức khỏe, còn muốn được cống hiến, có ích cho đất nước thì xã hội nên có sự quan tâm.

Bên cạnh đó, cần tính đến và cân nhắc ở một số ngành nghề đặc thù, vất vả. Bởi tuổi ở những ngành nghề lao động độc hại như hầm lò, hay công trường… thì không nên tăng tuổi nghỉ hưu, mà nên cho lao động có quyền lựa chọn nghỉ đúng tuổi hay kéo dài. Chúng ta cần có mức tuổi để người lao động lựa chọn quyền được nghỉ hay tiếp tục làm việc. Nếu cứng nhắc ở một độ tuổi thì sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động.

“Đương nhiên, kéo dài tuổi nghỉ hưu cũng sẽ ảnh hưởng phần nào đến việc làm cho giới trẻ. Theo công bố tỷ lệ thất nghiệp, cử nhân, sinh viên mới ra trường chưa có việc làm hàng năm cao thì xã hội phải có lộ trình. Bản thân người lao động cần có sự chuẩn bị và các doanh nghiệp cũng cần nắm được để có những định hướng nhất định trong công tác tuyển dụng. Như thế, đòi hỏi giới trẻ phải miệt mài hơn nữa, tích lũy về kinh nghiệm nghề nghiệp và chuyên môn giỏi để có cơ hội việc làm dễ dàng hơn” – ông Nguyễn Toàn Phong khuyến nghị.

Tăng tuổi nghỉ hưu có tước cơ hội lao động của giới trẻ?
Ông Lê Hải Anh

Ông Lê Hải Anh, chuyên gia Thông tin thị trường lao động, Sở LĐTB&XH Hà Nội cũng thừa nhận, việc tăng tuổi nghỉ hưu cần tính đến nhiều khía cạnh. Đối với lao động phổ thông, tăng tuổi nghỉ hưu là áp lực rất lớn đến lực lượng lao động tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp thiên về sản xuất.

Nguyên nhân do lực lượng này tham gia thị trường lao động tương đối sớm, nếu tăng tuổi nghỉ hưu thì sức khỏe không đảm bảo duy trì cường độ làm việc cao. Tuy nhiên, lực lượng lao động chất lượng cao như khối quản lý, văn phòng, giáo dục, y tế… nếu không tận dụng được thì sẽ rất lãng phí cho xã hội.

Ông Lê Hải Anh thừa nhận: “Với tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội như hiện nay, quy mô của nền kinh tế, quy mô lực lượng lao động và cơ hội việc dẫn tăng lên. Tuy nhiên, lực lượng trẻ không thể thay thế được lao động chất lượng cao, có kinh nghiệm. Do đó sẽ gây khó khăn nhất định cho giới trẻ tham gia thị trường lao động. Cho nên cần xây dựng lộ trình hài hòa với từng vị trí, ngành nghề, lĩnh vực.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

HDBank mở chi nhánh thứ 2 tại Quảng Ninh

Chi nhánh HDBank tại Móng Cái được đầu tư quy mô về nguồn vốn, tài sản và đội ngũ CBNV nhằm tăng cường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng và phù hợp, bám sát đặc thù và chiến lược phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc.
2024-04-25 11:31:59

Thái Nguyên khai mạc mùa du lịch 2024

Sáng 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”.
2024-04-25 11:06:52

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
2024-04-24 20:12:49

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38
Đang tải...