Thách thức ngân hàng số Việt Nam

2017-08-03 14:42:38 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Ngân hàng số phát triển đang làm thay đổi các phương thức cung cấp dịch vụ tài chính, tạo ra sự đa dạng kênh cung ứng và giảm đi sự cách biệt về các cơ hội tiếp cận của người dân. Nhưng với thị trường Việt Nam, ngân hàng số vẫn phải vượt qua nhiều rào cản lớn.
Trong một cuộc khảo sát của Ngân hàng Thế giới (WB) về những nhân tố cản trở kinh doanh hàng đầu tại Việt nam thì 21,8% DN cho biết rào cản lớn nhất là về “tiếp cận tài chính”, so với mức trung bình của khu vực Đông Á – Thái Bình Dương yếu tố này chỉ chiếm 11,5%. Một yếu tố khác làm giảm cơ hội tiếp cận tài chính tại Việt Nam là số liệu năm 2016 cho thấy chỉ 39,8% số người trên 15 tuổi có tài khoản ngân hàng, là mức thấp trong khu vực.




Các chỉ số tiếp cận tài chính cơ bản khác như số lượng chi nhánh ngân hàng thương mại và máy ATM tính bình quân trên 100.000 người trưởng thành của Việt Nam cũng ở mức thấp trong khu vực với lần lượt 14,25% và 24,01%. Mặc dù doanh số sử dụng thẻ tại Việt Nam đạt đến 1,87 triệu tỉ đồng năm 2015, nhưng TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng nhấn mạnh tỉ lệ sử dụng thẻ tín dụng của Việt Nam còn quá thấp, chiếm chưa đến 1% là một nghịch lý lớn với con số phát hành thẻ đạt được đến nay – hơn 111 triệu thẻ, gồm 99 triệu thẻ nội địa và 12 triệu thẻ quốc tế.

Dịch vụ tài chính là nhắm đến hỗ trợ người dân có thể quản lý chi phí, tiếp cận vốn để tiêu dùng, mở rộng sản xuất kinh doanh, giảm thiểu tín dụng đen hoặc gia tăng tiết kiệm góp phần bình ổn xã hội và giảm các cú sốc về kinh tế, gia tăng phúc lợi xã hội hay giảm bất bình đẳng giới và thu nhập. Như vậy, tài chính số sẽ là thách thức lớn để thay đổi hiện trạng nền tài chính và gia tăng độ tiếp cận của người dân theo hướng chuyên nghiệp.

Theo ông Lực, các tổ chức tài chính vi mô hiện hoạt động còn mang tính tự phát, hành lang pháp lý còn nhiều khoảng trống và quy mô hoạt động còn nhỏ (chỉ chiếm 3,25% tổng tài sản hệ thống tài chính), sản phẩm dịch vụ nghèo nàn với chất lượng thấp… Hệ thống tài chính không chính thức như  vay mượn (từ gia đình, bạn bè và láng giềng, tín dụng đen, cầm cố, hụi phường, vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp, cửa hàng cầm đồ…) chưa được kiểm soát chặt chẽ. “Hành vi của khách hàng thay đổi sẽ tạo ra sức ép cho các định chế tài chính cải cách và tái cấu trúc kinh doanh, nếu không sẽ bị các xu thế mới cạnh tranh tác động và loại trừ như sự phát triển của các tổ chức phi ngân hàng (Fintech) và sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ thay thế (như BitCoin, Crowd Funding, ngân hàng – tài chính ngầm…)”, TS. Cấn Văn Lực nhận định.

Tương tự, theo bà Nguyễn Thị Hòa, Viện Chiến lược Ngân hàng (NHNN), thống kê của WB cho thấy sự liên hệ chặt chẽ giữa tỉ lệ tiếp cận dịch vụ tài chính với GDP bình quân đầu người và theo đó quốc gia có tỉ lệ tiếp cận dịch vụ tài chính lớn thì GDP đầu người tăng. Nó thúc đẩy tăng trưởng việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo cho xã hội và sự phát triển ổn định của hệ thống tài chính đem lại sự phát triển bền vững cho nền kinh tế.

Các quốc gia thực hiện tài chính toàn diện được kỳ vọng đẩy nhanh tốc độ và động lực cải cách để tạo ra một môi trường chính sách phù hợp và khuyến khích sự cạnh tranh cho phép các ngân hàng và tổ chức tài chính phi ngân hàng đổi mới và mở rộng cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, cùng với việc tạo ra không gian sáng tạo và cạnh tranh phải kèm theo các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng thích hợp và có các quy định để đảm bảo trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ tài chính.

Trong một thập kỷ vừa qua chứng kiến sự bùng nổ của công nghệ, lĩnh vực tài chính là lĩnh vực đi đầu trong ứng dụng và cung cấp dịch vụ. Tài chính toàn diện trên nền tảng công nghệ số (digital financial inclusion) đã đem lại các lợi ích rõ rệt về gia tăng tiếp cận các kênh điện tử để bổ sung các dịch vụ phù hợp với khách hàng trên nền công nghệ số. Song song đó, là cơ hội giảm chi phí cho cả nhà cung cấp lẫn người sử dụng; đồng thời cũng giảm rủi ro mất mát, gian lận như trong các giao dịch tiền mặt.

Bà Hòa cho rằng, còn nhiều hạn chế cho nên tài chính toàn diện Việt Nam bởi tỉ lệ tín dụng cấp cho SMEs chỉ khoảng 22% tổng dư nợ và việc tiếp cận dịch vụ cũng không đồng đều giữa các nhóm dân cư với tổ chức kinh tế khi người dân ở nông thôn, vùng sâu vùng xa có tỉ lệ tiếp cận dịch vụ thấp (với tỉ lệ người dân có tài khoản tại khu vực nông thôn mới chỉ đạt 27%). Ngay cả trong nhóm dân cư đã tiếp cận dịch vụ ngân hàng, nhiều người vẫn chưa sử dụng đầy đủ các dịch vụ như mong muốn.


Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu chủ trì cuộc hội thảo


Vấn đề cần giải quyết theo bà Hòa: “Đa dạng kênh dịch vụ nhưng chú trọng vào các kênh số hóa có hiệu quả cao song song với nâng cao sự hiểu biết về các kĩ năng tài chính của người dân để họ tiếp cận dịch vụ dễ dàng. Khuôn khổ pháp lý cũng phải bảo vệ được người tiêu dùng và nâng cao khả năng giám sát quản lý đối với các tổ chức tư vấn, cung cấp dịch vụ”.

Công nghệ thay đổi khiến thị trường thay đổi nhanh chóng. Điều này đang gây sức ép lên các nhà cung cấp dịch vụ và các nhà thiết kế chính sách phải thay đổi theo để đảm bảo các bên vận hành hiệu quả và nâng cao tính cạnh tranh.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Du khách được ăn hơn 400 món tại Lễ hội văn hóa ẩm thực TP.HCM

Lễ hội Văn hóa ẩm thực Món ngon Saigontourist Group 2024 hấp dẫn với hơn 400 món ăn, thức uống đặc trưng ba miền tại 40 gian hàng ẩm thực.
2024-03-28 22:55:00

Thành lập Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật TP Thái Nguyên

Ngày 28/3, tại TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên; Hội Người khuyết tật TP Thái Nguyên tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật.
2024-03-28 17:48:00

Về thăm chùa cổ Kiên Lao - Sùng Phúc tự

Chùa Kiên Lao (Sùng Phúc tự) ở làng Kiên Lao, xã Xuân Kiên (Xuân Trường, Nam Định) là một trong những danh lam cổ tự của vùng đất “Địa linh, nhân kiệt”. Nơi đây Hòa thượng Thích Thiện Tri trụ trì là bậc hoằng pháp chân tu cùng Hội phật tử dốc lòng tâm huyết, luôn mang lại phúc lành cho mọi người dân và tín đồ phật tử muôn phương.
2024-03-28 16:04:55

Khám phá những đường chạy cực chất tại VPBank Can Tho Music Night Run 2024

Chính thức khởi tranh vào chiều tối 13/4, VPBank Can Tho Music Night Run 2024 sẽ đưa runner băng qua cung đường ấn tượng gắn kết với những địa danh đã đi vào huyền thoại của thủ phủ miền Tây Nam Bộ.
2024-03-28 13:59:17

T&T Group hợp tác quản lý vận hành "chuẩn Nhật Bản" tại dự án T&T City Millennia Long An

Công ty Cổ phần Thái Sơn Long An (đơn vị trong hệ sinh thái Tập đoàn T&T Group) và đối tác Nhật Bản – Tập đoàn Anabuki vừa ký kết hợp tác quản lý vận hành dự án T&T City Millennia tại Long An.
2024-03-28 13:53:20

Điều tra dân số, nhà ở giữa kỳ 2024: Gồm cả người nước ngoài ở Việt Nam

Việc thu thập thông tin về nhóm người này sẽ là cơ sở để biên soạn các chỉ tiêu thống kê giúp Việt Nam bước đầu có được nguồn số liệu đáng tin cây để đánh giá quy mô, đặc điểm kinh tế-xã hội và các đặc trưng nhân khẩu học về người nước ngoài đang cư trú ở Việt Nam.
2024-03-28 12:53:13
Đang tải...