Thái Nguyên: Cát tặc hoành hành, lòng dân ... “xói lở”?

2016-05-06 21:11:40 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Khu vực Soi Ấp, xã Hà Châu, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đang trở thành điểm nóng của những nạn thai thác cát trái phép. Mỗi ngày, hàng ngàn khối cát, sỏi bị khai thác trái phép, cát tặc thu lợi hàng trăm triệu đồng. Lòng sông, hạ tầng bị hủy hoại, đời sống của người dân xung quanh bị đe dọa, còn Nhà nước thì thất thu một lượng lớn tiền thuế. Chính quyền bất lực hay cố tình làm ngơ cho nạn cát tặc hoành hành!?
“Cát tặc” như vô hình trước mắt chính quyền
Theo phản ảnh của một số hộ dân sinh sống ven bờ sông Cầu, đoạn qua khu vực Soi Ấp, xã Hà Châu, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên thì tình trạng khai thác cát sỏi tại đây diễn ra một cách ngang nhiên và có tổ chức. Cát tặc hoành hành đang gây bức xúc cho hàng trăm hộ dân sinh sống tại khu vực này. 

Có mặt tại hiện trường, PV Hoanhap.vn đã ghi lại được những hình ảnh hàng chục tàu cuốc hút cát (có gầu sàng vàng) đang cày xới dòng sông Cầu. Những chiếc tàu này đều hoạt động không phép và chưa nộp một đồng thuế tài nguyên nào cho Nhà nước. Song hành với nạn cát tặc hoành hành dưới lòng sông thì trên bờ, hàng chục chiếc xe tải cỡ lớn nườm nượp ra vào khu vực khai thác cát thuộc địa phận xã Hà Châu để “ăn cát”. Những chiếc xe này không hề được che chắn, tải trọng vượt quá mức cho phép, nối đuôi nhau chạy trên triền đê tạo ra những cơn bão cát, gây ô nhiễm nghiêm trọng về môi trường.

Chưa hết, những chiếc xe này còn tạo nên những ổ voi, ổ gà dọc cả một đoạn đê dài, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, đi lại và sản xuất của hàng trăm hộ dân trên địa bàn.


Khói bụi ngợp trời do những chiếc xe tải chở cát chạy suốt ngày đêm
 
Mỗi con tầu cuốc bình quân 1 giờ khai thác được 100m3. Với giá thị trường cát vàng bán ra được niêm yết tại mỏ là 170.000 đồng/m3, và giá bán sỏi là 210.000 đồng/m3. Hàng đêm, những con tầu cuốc “quái vật” này thường hoạt động từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau, mỗi một tầu có thể đem lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng cho chủ tầu. Điều đáng nói là hoạt động khai thác “tận diệt” lòng sông như vậy đã diễn ra từ nhiều tháng trở lại đây. 
 

Hàng chục chiếc tàu đang hối hả tận diệt dòng sông, ngay dưới một cây cầu
 
Theo qui định tại Luật Thuế tài nguyên số 45/2009/QH12, doanh nghiệp khai thác cát phải đóng mức thuế 10% theo đơn giá 40.000 đồng/m3, ngoài ra còn phải nộp 2.000 đồng/m3 phí bảo vệ môi trường. Nhưng không một doanh nghiệp nào hoạt động khai thác cát, sỏi ở đây chịu nộp các khoản thuế, phí trên. 
 

Lòng sông có đoạn mở rộng ra gấp 3 lần, phá hủy hoàn toàn hệ sinh thái ven sông
 
Theo tính toán sơ sơ, một “đầu nậu” cát, chỉ cần 10 con tàu là sẽ hút được 5.000 m3 cát/ngày, mang về doanh thu khoảng 200 triệu đồng (tính theo giá bình quân 40.000 đồng/m3) mỗi ngày. Số tiền thuế và phí thất thoát tương ứng sẽ lên tới 30 triệu đồng/ngày. Mỗi năm ước tính thất thoát tiền thuế của Nhà nước hàng chục tỷ đồng. Số tiền này không được nộp vào ngân sách thì sẽ rơi vào túi ai?

Mặc dù điểm khai thác này đã tồn tại từ lâu và hoạt động công khai, cách trụ sở UBND xã Hà Châu chỉ vài trăm mét. Tuy nhiên, chính quyền địa phương dường như không nhìn thấy, hay có một thế lực nào đó đã làm “mờ mắt” cơ quan công quyền trên địa bàn, nên việc kiểm tra xử lý vẫn là con số không!?

Sống chết mặc bay, tiền thầy đút túi?
Khai thác cát theo kiểu tận diệt có thể dẫn đến tình trạng sụt lở hạ tầng lòng sông, thay đổi dòng chảy, gây sói mòn sạt lở đối với phần diện tích đất ven sông, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, thất thoát tài sản của nhân dân sinh sống ven lưu vực sông Cầu. 

Việc khai thác không rải đều mà tập trung vào một số điểm thuận tiện vận chuyển, do đó một vài nơi trên sông cao độ đáy sông đã hạ thấp xuống -15 m  - 20 m,  gây sạt lở mạnh bờ sông. Theo ghi nhận của PV thì bãi khai thác cát tại khu vực Soi Ấp, xã Hà Châu nằm ngay sát chân đê, điều này gây sung yếu đến chân đê. Tính mạng và tài sản của người dân sẽ ra sao nếu xảy ra sự cố vỡ đê khi xảy ra lũ lụt!?
 

Bãi khai thác cát trái phép ở ngay chân đê, tiềm ẩn nguy cơ gây vỡ đê khi có lũ
 
Ngoài ra, việc khai thác cát ồ ạt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái của các loài thủy sinh. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến những hộ dân sinh sống bằng nghề chài lưới ven sông. Việc khai thác còn làm hạ mực nước ở một số điểm gây ra hiện tượng thâm hụt nước mặt cho những diện tích đất ở hạ nguồn. Việc khai thác trái phép sẽ gây nguy cơ cao mất an toàn hệ thống đê điều, các công trình cầu vượt sông, hệ thống công trình đường bộ khu vực gần sông Cầu. Vậy trách nhiệm của những nhà hoạch định, những nhà quản lý tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn ở đâu. Tại sao để tình trạng khai thác kiểu tận diệt này diễn ra đã nhiều tháng nay mà không hề có động thái kiểm tra và xử lý.
 

Bờ sông sạt lở ngiêm trọng, hoa màu của người dân cũng trôi theo dòng nước
 
Hiện nay, vấn đề cát tặc đang là một trong những vấn đề nhức nhối của rất nhiều địa phương. Trong khi rất nhiều tỉnh thành đang rất quyết liệt trong cuộc chiến chống “cát tặc”, trong đó có tỉnh Bắc Giang, một tỉnh lân cận với Thái Nguyên, đã làm rất tốt trong cuộc chiến chống “cát tặc”, bảo vệ quyền lợi của nhân dân thì ở Thái Nguyên lại vẫn tồn tại sự thờ ơ đến khó hiểu từ các nhà quản lý.

Dư luận cho rằng, đã đến lúc chính quyền tỉnh Thái Nguyên cần phải có sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt để ngăn chặn nạn cát tặc đang hoành hành tại đây. Có như vậy người dân mới yên tâm sinh sống, gìn giữ môi trường trong sạch góp phần vào công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội tỉnh nói riêng và đất nước nói chung.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hải Phòng tổ chức thi kể chuyện theo sách

Đây là hoạt động thường niên và là năm thứ 10 TP.Hải Phòng tổ chức, hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, khẳng định sách và văn hóa đọc mãi trường tồn.
2024-04-20 09:09:26

Hải Phòng tổ chức gặp mặt chiến sĩ Điện Biên và thân nhân

Sáng 19/4, TP.Hải Phòng tổ chức buổi gặp mặt thân nhân liệt sĩ, thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến, những người đã trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.
2024-04-20 08:25:46

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Cựu chiến binh xã Quảng Hải tổ chức nhiều mô hình phát triển kinh tế

Chiều 19/4, Hội cựu chiến binh xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 – 2024.
2024-04-19 16:20:00

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Cựu chiến binh xã Quảng Lưu xây dựng quỹ kết nối con em đồng hương ở TP.HCM

Sáng 19/4, Hội cựu chiến binh xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 – 2024.
2024-04-19 10:25:00
Đang tải...