Bài 4: Mỏi mòn chờ đợi … xác nhận nạn nhân da cam..?

2017-09-28 09:43:05 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách và các biện pháp nhằm hỗ trợ về vật chất, tinh thần cho những người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm chất độc da cam (CĐDC) và con đẻ của họ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chế độ, chính sách với nạn nhân CĐDC vẫn còn nhiều bất cập.
Công tác giải quyết và thực hiện chế độ đối với người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và con đẻ của họ được thực hiện từ ngày 1/1/2000 theo Quyết định số 26/2000/QĐ-TTg ban hành ngày 23/2/2000 và Quyết định số 120/2004/QĐ-TTg ban hành ngày 5/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Đến năm 2005 đối tượng này chính thức được đưa vào Pháp lệnh ưu đãi người có công và được quy định thủ tục hồ sơ công nhận.


Do mất lý lịch quân nhân nên ông Lê Xuân Quyết (thôn Đại Thịnh, xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) chưa được xét duyệt là nạn nhân CĐDC, trong khi đó hai con ông đã được hưởng chế độ nạn nhân da cam hơn 30 năm nay.

Từ những con số thống kê …

Hiện nay, cả nước vẫn còn quá nhiều người mang trong mình di chứng chiến tranh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt và di truyền sang thế hệ con, cháu nhưng họ vẫn chưa được xác nhận và hưởng chế độ ưu đãi dành cho người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐDC.

Theo thống kê của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, cả nước có khoảng 4,8 triệu người phơi nhiễm chất độc da cam, 3 triệu người trong đó là nạn nhân. Nhưng đến nay mới có 300.000 người hưởng chế độ chính sách.

Ví dụ như Nghệ An - một trong những địa phương có số nạn nhân bị nhiễm CĐDC lớn đứng thứ 3 cả nước (chỉ sau tỉnh Thái Bình và Bắc Giang) có gần 40 nghìn người bị phơi nhiễm CĐDC do quân đội Mỹ rải trong chiến tranh. Trong đó, chỉ có 16.570 người đang được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo quy định của Nhà nước.  

Hay như ở Thanh Hóa, theo thống kê của Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh  có 22.855 người bị phơi nhiễm CĐDC, trong đó có 16.108 người được hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi hằng tháng theo quy định của Nhà nước (hiện đang chi trả chế độ cho 13.700 người, gần 3.000 người đã chết. Còn 2.524 nạn nhân mang trong mình di chứng chiến tranh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt và di truyền sang thế hệ con, cháu nhưng họ vẫn chưa được xác nhận và hưởng chế độ ưu đãi dành cho người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐDC.

Theo thống kê của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Quảng Nam, từ tháng 7.2014 đến 4.2016, có 1.694 người giám định y khoa và chỉ có 267 người được công nhận nhiễm CĐDC, hầu hết mắc bệnh đái tháo đường típ 2 và một số ít do bị ung thư.

Hay như ở Bình Thuận, theo số liệu thống kê cuối năm 2012, toàn tỉnh có 5.579 người nhiễm và phơi nhiễm CĐDC, trong đó, người tham gia kháng chiến bị nhiễm trực tiếp là 734 và con cháu của họ bị nhiễm 962 người; người dân sống ở vùng nhiễm CĐDC bị phơi nhiễm là 3.753 người. Nhưng mới chỉ có 600 người được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của Chính phủ, trong đó có 362 người hoạt động kháng chiến và 238 con đẻ của họ. Như vậy mới chỉ khoảng 10,7%  số người bị nhiễm và phơi nhiễm CĐDC được hưởng chế độ.

Tương tự, Hải Phòng có hơn 5.800 hồ sơ, nhưng tính bình quân 2 tháng mới có giám định y khoa và 1 năm chỉ hoàn thiện được 600 hồ sơ, nên không biết bao giờ số hồ sơ trên được giám định xong. Đã có trường hợp làm hồ sơ cách đây 3 năm, khi đến lượt thì đối tượng đã chết.

… Đến những con người cụ thể

Ông Cao Thanh Tân và bà Vũ Thị Hồng trú tại xóm 1, xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An là một trong số nhiều trường hợp phải gánh chịu nỗi đau CĐDC. Hai vợ chồng ông bà đều tham gia kháng chiến chống Mỹ, do ảnh hưởng của CĐDC nên bà Hồng bị nhiễm độc bào thai. Có với nhau 6 người con, nhưng có tới 3 người bị nhiễm độc bào thai từ mẹ, khi sinh ra người thì bị khối u độc sau lưng, người thì bị dị tật không nuôi được, còn lại 3 người con thì 2 người bị tâm thần, dị dạng. Bà Hồng chia sẻ: “Từ khi ở chiến trường trở về, do ảnh hưởng của chất độc hóa học nên sức khỏe của hai vợ chồng tôi suy yếu, không thể lo nổi cho 2 đứa con bệnh tật. Đã hơn 12 năm qua, tôi nộp hồ sơ và đầy đủ giấy tờ, huân, huy chương và bệnh án mong được xác nhận là nạn nhân CĐDC để hưởng chế độ trợ cấp của Nhà nước, nhưng đến nay vẫn chưa có tin tức gì. Nhìn các con ngây ngô, điên dại, chúng tôi rất khổ tâm”.

Như trường hợp của vợ chồng ông Phan Thanh H. ở thôn Già Ban, xã Quế Bình, Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. Hai vợ chồng tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Nam từ năm 1960 tới 1970, thời gian quân đội Mỹ rải chất độc hóa học nhiều nhất. Vợ chồng ông sinh con đều bị di chứng CĐDC, đặc biệt là đứa con trai duy nhất bị dị dạng bẩm sinh, chân tay co quắp, được hưởng chế độ CĐDC thuộc đối tượng con của người tham gia kháng chiến. Nhưng vợ chồng ông lại không được hưởng chế độ. Theo Hội đồng Y khoa, bệnh tật mà vợ chồng ông mắc phải lại không nằm trong danh mục để công nhận bị nhiễm CĐDC.

Hay như chuyện của ông Vũ Đình Hồi ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ông tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Nam – Đà Nẵng từ 1965 đến năm 1970.  Sau khi phục viên, ông Hồi lập gia đình và sinh con gái đầu lòng. Khi con gái lên 3 tuổi, thấy con bị co giật liên tục, ông cho con đi khám và sau này mới biết con bị ảnh hưởng của CĐDC. Theo chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước, con ông được công nhận là nạn nhân da cam. Nhưng trớ trêu thay, chính bản thân ông lại không được công nhận là nạn nhân da cam, vì những căn bệnh ông đang mang trong mình không có trong danh mục 17 loại bệnh theo quy định của Bộ Y tế.

Trên đây chỉ là ba trường hợp đại diện cho hàng trăm nghìn người nằm trong danh sách vẫn chưa được hưởng chế độ nạn nhân CĐDC.


Ông Lương Văn Xin (ở bản Lè, xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu, Nghệ An) từng tham gia quân đội, bị thương nhiều năm, đang mỏi mòn chờ chế độ CĐDC.

Những nguyên nhân cơ bản

Thứ nhất, theo quy định tại khoản 2, điều 57, Thông tư 05 của Bộ LĐ-TB&XH, hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐDC là “một trong những giấy tờ chứng minh thời gian tham gia hoạt động kháng chiến tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng CĐDC: Quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy chuyển thương, chuyển viện, giấy điều trị; giấy tờ khác chứng minh có tham gia hoạt động kháng chiến tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng CĐDC được xác lập từ ngày 30.4.1975 trở về trước”. Tuy nhiên, trên thực tế các giấy tờ trên chỉ ghi phiên hiệu đơn vị mà không ghi rõ địa điểm đơn vị đóng quân, chiến đấu; do vậy khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan chức năng không có căn cứ xác nhận thời gian tham gia hoạt động kháng chiến của đối tượng tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng CĐDC để làm cơ sở tiếp nhận hồ sơ giải quyết chế độ ưu đãi.

Thứ hai, cho đến nay Bộ Y tế vẫn chưa có tiêu chí cụ thể xác định người bị nhiễm CĐDC. Pháp lệnh Ưu đãi người có công quy định là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐDC, còn Bộ Y tế hiện vẫn khẳng định không thể xác định được ai là người bị nhiễm CĐDC. 

Thứ ba, trong danh mục 17 loại bệnh tật do Bộ Y tế quy định, có  những loại bệnh không nằm trong danh mục nên Hội đồng giám định y khoa không thể xác nhận bệnh tật. 

Nói về bất cập trong khâu chứng nhận y khoa cho nạn nhân CĐDC,  bác sĩ Nguyễn Hoài Sâm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, cho biết: Những người bị phơi nhiễm CĐDC/dioxin có thể mắc rất nhiều bệnh khác nhau, nhưng có nhiều bệnh không nằm trong danh mục các bệnh, tật có liên quan đến CĐDC theo quy định của Bộ Y tế.  

Thứ tư, Pháp lệnh Ưu đãi người có công chỉ quy định ưu đãi đến thế hệ thứ hai, tức con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐDC bị dị dạng, dị tật không tự lực trong sinh hoạt…, còn thế hệ thứ ba là đời cháu lại không có quy định nào để làm cơ sở công nhận. 

Thứ năm, việc đi giám định làm các thủ tục, phải tốn nhiều thời gian, tiền bạc, trong khi đó bệnh nhân hầu hết là người nghèo, cận nghèo, xa trung tâm thành phố, đi lại ăn ở gặp rất nhiều khó khăn.

Việc thực hiện giải quyết chế độ với nạn nhân bị nhiễm CĐDC/dioxin là một chính sách mang ý nghĩa nhân văn của Đảng và Nhà nước, thể hiện sự tri ân công lao của những người tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần tiếp tục khắc phục những tồn tại, vướng mắc. Vừa linh hoạt, vừa chặt chẽ trong quá trình xác nhận, thẩm định, không chậm trễ để những đối tượng là nạn nhân bị nhiễm CĐDC được thụ hưởng chính sách xứng đáng với công lao mà họ đã cống hiến trong thời gian tham gia kháng chiến. 

(Còn nữa)

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

“Hành trình khôi phục phòng Nam dược chuẩn Y khoa”

Ngay từ ngày đầu thành lập Y Dược Việt đã xác định rõ hướng đi cho mình là phát triển các sản phẩm từ thảo dược, dược liệu có sẵn của đất nước Việt Nam (Nam Dược).
2024-04-23 15:35:00

SHB hai năm liền được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
2024-04-23 10:53:14

MIK GROUP khởi công giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City

Sáng ngày 22/4, MIK Group đã chính thức khởi công phân khu The Sola Park thuộc giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội). Với thành công được minh chứng từ giai đoạn 1, cái tên Imperia Smart City dự đoán sẽ tiếp tục làm sôi động thị trường BĐS nhà ở khu vực phía Tây.
2024-04-23 10:49:47

Chuyện về con tàu Đại Lãnh trong trận chiến Gạc Ma 1988

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với báo chí mới đây, thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, Anh hùng LLVTND kể, năm 1999, khi ông đang là thứ trưởng Bộ Quốc phòng, miền Trung có lũ lụt cực lớn.
2024-04-23 10:37:37

Phú Yên: Cần sớm giải quyết nguyện vọng chính đáng của các nhà đầu tư

Vừa qua, Tạp chí điện tử Hòa Nhập nhận được đơn thư của ông Phạm Văn Đạo (sống tại phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) phản ánh về việc: Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên ra quyết định thu hồi đất khi doanh nghiệp đang thực hiện dự án Khu đô thị du lịch năng lượng xanh.
2024-04-23 10:00:31

Quý I có 66 vụ cháy, Nghệ An chỉ đạo phòng chống cháy nổ mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng đang tới gần, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy, nổ. Do đó, tỉnh Nghệ An đặc biệt chú trọng tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trên địa bàn.
2024-04-23 08:15:00
Đang tải...