Tìm giải pháp đột phá để 100% người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế

2016-07-18 14:04:28 0 Bình luận
Trên toàn quốc có hơn 227.000 người có HIV cần được chăm sóc và điều trị thường xuyên, liên tục suốt đời.


Nhân viên y tế tư vấn điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS tại huyện Mộc Châu, Sơn La. (Ảnh: TTXVN/Vietnam+)
 
Thuốc kháng virus (ARV) là giải pháp hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe của người nhiễm HIV và bảo vệ cộng đồng khỏi sự lây lan của dịch.

Tuy nhiên, từ năm 2017, khi viện trợ thuốc ARV của các tổ chức quốc tế cắt giảm dần và tiến tới ngừng viện trợ hoàn toàn vào năm 2019 thì các bệnh nhân có HIV/AIDS cần phải tham gia bảo hiểm để bớt gánh nặng chi trả trong việc điều trị bệnh.

Để tháo gỡ những khó khăn và tạo điều kiện cho người có HIV/AIDS, vừa qua Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo phải làm sao để cho 100% người có HIV/AIDS được tham gia bảo hiểm y tế. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Phúc - Phó Trưởng ban Thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế (Bảo hiểm Xã hội Việt Nam) để hiểu rõ hơn vấn đề này.

- Ông có đánh giá như thế nào về tỷ lệ người có HIV/AIDS tham gia bảo hiểm y tế hiện nay?


Ông Lê Văn Phúc: Hiện nay, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trong dân số đã lên đến 77%. Theo thống kê của Cục phòng chống HIV/AIDS cũng như nghiên cứu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy bảo hiểm y tế trong cộng đồng người nhiễm HIV/AIDS trong khoảng từ 30-50%, có những tỉnh đạt 60%, tuy nhiên mức trung bình thì rơi vào ở mức 35%.

Như vậy, con số thống kê về người có HIV/AIDS thấp hơn rất nhiều so với con số chung của bảo hiểm y tế toàn dân hiện nay là 77%.

Còn tồn tại nhiều rào cản

- Theo ông nguyên nhân vì sao người có HIV/AIDS lại tham gia bảo hiểm y tế chưa nhiều và đang ở mức thấp như vậy? 


Ông Lê Văn Phúc: Hiện nay thuốc ARV vẫn đang được tài trợ từ các nguồn của các tổ chức quốc tế dẫn tới việc tham gia bảo hiểm của đối tượng này vẫn thấp. Nguyên nhân là những người có HIV/AIDS đang được “bao cấp” thuốc ARV từ các tổ chức quốc tế, do vậy nhiều người bệnh chưa nhận thấy trách nhiệm phải tham gia bảo hiểm y tế.

Thứ hai là vấn đề, khi người có HIV tham gia bảo hiểm y tế, vấn đề bảo mật thông tin của họ cũng là một điều e ngại họ tham gia bảo hiểm y tế, hoặc do sử dụng những dịch vụ y tế thông qua bảo hiểm y tế.

Thứ ba là công tác thông tin tuyên truyền hiện nay vẫn chưa thực sự tốt để làm sao nhóm đối tượng này hiểu để họ phải mua được thẻ bảo hiểm y tế. Tôi nghĩ còn một rào cản nữa trong tham gia bảo hiểm của các đối tượng này đó là nguồn kinh phí để mua thẻ bảo hiểm y tế cũng là một vấn đề đáng quan tâm.

Hiện nay, chúng ta cũng đã biết, tham gia bảo hiểm y tế có rất nhiều nhóm đối tượng khác nhau được ngân sách nhà nước hỗ trợ. Nếu họ nằm trong nhóm người nghèo sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100%, người cận nghèo sẽ được ngân sách hỗ trợ 70%. 

Còn lại những người có HIV/AIDS khác, có thể họ không rơi vào những nhóm đối tượng được hỗ trợ hoặc họ không biết cách để khai báo hoặc các cấp chính quyền chưa nắm được nhu cầu, số lượng của họ để đưa họ vào danh sách những người nghèo, cận nghèo hoặc những nhóm đối tượng được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế. 

Do đó, trong thời gian vừa qua tỷ lệ người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế còn thấp so với tỷ lệ chung của cả nước.

Chất lượng thuốc vẫn đảm bảo

- Có nhiều người tỏ ra lo ngại về chất lượng thuốc của bảo hiểm y tế so với thuốc viện trợ có đảm bảo?

Ông Lê Văn Phúc: Chúng tôi nghĩ, các tổ chức quốc tế khi không còn hỗ trợ thuốc ARV nữa thì khi đó Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ phải có trách nhiệm cung cấp nguồn thuốc đảm bảo chất lượng cũng như các nguồn thuốc của các tổ chức quốc tế viện trợ. 

Chúng tôi cũng sẽ tiến hành phối hợp với Bộ Y tế để tiến hành đấu thầu quốc gia đối với thuốc ARV. Khi đó, không những chất lượng thuốc đảm bảo mà giá thành thuốc cũng sẽ tốt hơn, giá thuốc không được cao hơn trước. Bên cạnh đó, ngành y tế phải tuyên truyền cho người dân có HIV tham gia bảo hiểm y tế.

- Theo ông, những người có HIV/AIDS khi tham gia bảo hiểm y tế thì việc chăm sóc sức khỏe của họ có những lợi thế nào hơn?

Ông Lê Văn Phúc: Trước hết, khi tham gia bảo hiểm y tế, họ sẽ được bình đẳng về công tác khám chữa bệnh, tức là về quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế. Có nghĩa là họ không chỉ được điều trị về HIV, AIDS mà họ còn được điều trị về các bệnh khác nữa.

Người nhiễm HIV có thể nhiễm nhiều bệnh kèm theo. Vấn đề ở chỗ, chúng ta phải tổ chức công tác khám chữa bệnh cho họ như thế nào để thuận lợi.

Chẳng hạn họ khác hẳn các nhóm đối tượng khác từ việc ghi chẩn đoán bệnh trên biểu mẫu của hồ sơ bệnh án của họ hay hồ sơ thanh toán của họ, có rất nhiều điều chúng ta không thể ghi bệnh nữa mà chúng ta sẽ ghi mã bệnh, mã cốt bệnh. Hiện nay, khi thực hiện tin học hóa chúng tôi cũng đang làm tất cả để các bệnh đều được mã hóa hết.

Thứ hai, ngành y tế có thể tổ chức thành các khu vực cấp thuốc, khu vực xét nghiệm riêng cho nhóm đối tượng này. Để trong thời gian đầu họ tránh được sự kỳ thị, có vẻ như là họ sợ lộ danh tính đó.

Về phía Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chúng tôi sẽ lưu ý đối với công tác giám định, khi thanh toán giám định, thẩm định cái bảo mật thông tin cho người nhiễm để đảm bảo để thông tin về bệnh tật của họ không được lộ ra ngoài.

Đẩy mạnh hỗ trợ

- Bảo hiểm xã hội Việt Nam có giải pháp nào để tháo gỡ bớt rào cản cho người có HIV/AIDS dễ dàng tham gia bảo hiểm y tế hơn?

Ông Lê Văn Phúc: Những giải pháp hỗ trợ cho người có HIV tham gia bảo hiểm y tế đang có sự cam kết từ chính phủ rất quyết liệt.

Ngày 11/4/2016, Phó Thủ tướng chính phủ Vũ Đức Đam đã có văn bản chỉ đạo phải làm sao để cho 100% người có HIV/AIDS được tham gia bảo hiểm y tế. Theo đó, nguồn kinh phí có thể trích các nguồn quỹ từ ngân sách nhà nước, từ quỹ kết dư của bảo hiểm y tế của các địa phương, từ quỹ phòng chống AIDS của các địa phương để mua thẻ bảo hiểm y tế cho nhóm đối tượng này.

Trong năm 2015, Qũy Bảo hiểm y tế có khoảng trên 54.000 tỷ đồng tổng thu trong cả nước và có khoảng 130 triệu lượt khám chữa bệnh với 69,5 triệu người tham gia bảo hiểm y tế. Như vậy, tần suất khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế đạt gần 2 người/thẻ/năm. Trong năm 2015, chúng ta chi hơn 49.000 tỷ đồng, tức là quỹ kết dư của bảo hiểm y tế trong năm 2015 còn khoảng 4.000-5.000 tỷ đồng.

Trong các năm từ 2010, 2015, Quỹ kết dư vẫn còn một khoản nữa. Chính vì vậy, Quỹ kết dư khám chữa bệnh sẽ hỗ trợ một phần để giúp những người có HIV/AIDS mua thẻ bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm xã hội sẽ nghiên cứu để có những giải pháp mở rộng bảo hiểm y tế cho người có HIV theo chỉ đạo của chính phủ trích quỹ ra như thế nào, rồi vấn đề tổ chức mua thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình như thế nào.

Vừa rồi chúng tôi cũng đã đề xuất và Chính phủ cũng đồng ý theo hướng tham gia theo hộ gia đình nhưng có thể không tham gia cùng một lúc mà có thể mỗi người trong gia đình tham gia vào từng tháng khác nhau và những người sau vẫn được hưởng giảm trừ như việc tham gia cùng một lúc. Để giảm bớt đi khó khăn cho một lúc chúng ta tham gia. Tham gia theo hộ gia đình mức đóng cũng tăng lên rồi. Ba người tham gia cùng một lúc cũng có những khó khăn.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

“Hành trình khôi phục phòng Nam dược chuẩn Y khoa”

Ngay từ ngày đầu thành lập Y Dược Việt đã xác định rõ hướng đi cho mình là phát triển các sản phẩm từ thảo dược, dược liệu có sẵn của đất nước Việt Nam (Nam Dược).
2024-04-23 15:35:00

SHB hai năm liền được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
2024-04-23 10:53:14

MIK GROUP khởi công giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City

Sáng ngày 22/4, MIK Group đã chính thức khởi công phân khu The Sola Park thuộc giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội). Với thành công được minh chứng từ giai đoạn 1, cái tên Imperia Smart City dự đoán sẽ tiếp tục làm sôi động thị trường BĐS nhà ở khu vực phía Tây.
2024-04-23 10:49:47

Chuyện về con tàu Đại Lãnh trong trận chiến Gạc Ma 1988

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với báo chí mới đây, thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, Anh hùng LLVTND kể, năm 1999, khi ông đang là thứ trưởng Bộ Quốc phòng, miền Trung có lũ lụt cực lớn.
2024-04-23 10:37:37

Phú Yên: Cần sớm giải quyết nguyện vọng chính đáng của các nhà đầu tư

Vừa qua, Tạp chí điện tử Hòa Nhập nhận được đơn thư của ông Phạm Văn Đạo (sống tại phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) phản ánh về việc: Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên ra quyết định thu hồi đất khi doanh nghiệp đang thực hiện dự án Khu đô thị du lịch năng lượng xanh.
2024-04-23 10:00:31

Quý I có 66 vụ cháy, Nghệ An chỉ đạo phòng chống cháy nổ mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng đang tới gần, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy, nổ. Do đó, tỉnh Nghệ An đặc biệt chú trọng tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trên địa bàn.
2024-04-23 08:15:00
Đang tải...