Tinh thần "Ba sẵn sàng" vẫn "cháy" suốt nửa thế kỷ của người thầy một tay

2018-10-29 10:14:07 0 Bình luận
Là thương binh khi mới 13 tuổi nhưng ý chí, nhiệt huyết của thầy giáo Trịnh Ngọc Trình trong suốt những năm qua chưa khi nào ngừng tỏa sáng.

Thầy giáo Trịnh Ngọc Trình chính là “Em Ngọc” trong bài báo cùng tên mà bác sĩ Nguyễn Trinh Cơ đã viết về tấm gương anh dũng của người chiến sĩ tí hon trên Báo Vui sống quân y


85 tuổi vẫn bộn bề lo âu với nghề giáo

Tìm gặp người Công dân ưu tú của Thủ đô năm 2018, ấn tượng của tôi về thầy giáo Trịnh Ngọc Trình, Giám đốc Tổ chức Hỗ trợ phát triển giáo dục miền núi HEDO là sự ngưỡng mộ trước một con người thân thiện, tràn đầy năng lượng mà sức mạnh của thời gian cũng phải nhường bước.

“Tôi vừa đi công tác Cao Bằng về tuần trước để triển khai dự án đào tạo cô đỡ thôn bản cho các tỉnh miền núi” - thầy giáo Trịnh Ngọc Trình mở đầu câu chuyện. Khó có thể tưởng tượng, một người thương binh, mất một tay, năm nay đã 85 tuổi, đang phải đối mặt với bệnh hiểm nghèo nhưng vẫn hàng ngày bận rộn với liên tiếp các dự án hỗ trợ cho các tỉnh miền núi phía Bắc, trong Nam.

Dự án thầy Trịnh Ngọc Trình đang triển khai nhiều năm nay được các tỉnh miền núi rất ủng hộ là đào tạo các bà đỡ thành những cô đỡ hiện đại, có kiến thức về sức khỏe sinh sản. Xuất phát từ tâm lý của đồng bào thiểu số không muốn đi bệnh viện khi sinh con vì tập tục cũng như điều kiện đi lại không thuận tiện nên việc đào tạo 1.600 cô đỡ thôn bản ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình, Bắc Kạn, cho đến nay đã phát huy hiệu quả tích cực trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh.

Các dự án trung tâm HEDO đã và đang triển khai như hướng dẫn bác sĩ miền núi tránh lây nhiễm và phòng chống HIV/AIDS do các chuyên gia hàng đầu từ Anh và Bộ Y tế Việt Nam trực tiếp thực hiện hay cấp vốn, cây trồng năng suất xóa đói giảm nghèo, xây trường học, cấp học bổng cho học sinh nghèo miền núi đều được thầy Trịnh Ngọc Trình điểm lại rất nhanh chóng bởi ông luôn giữ vai trò chủ động từ kết nối đến triển khai thực tế.

Trước thắc mắc ở độ tuổi mà phần lớn mọi người phải nghỉ ngơi từ lâu, vậy mà ông vẫn lên đường với những chuyến công tác xa xôi, vất vả như vậy, thầy Trịnh Ngọc Trình tươi cười nói: “Nếu ngại tôi đã nghỉ công tác từ lâu rồi, đi nhiều đã ngấm vào con người, lâu không được lên đường lại thấy nhớ, thấy mệt. HEDO ra đời là vì đồng bào miền núi mình còn nghèo. Còn nghèo thì mình còn phải tiếp tục đi”.

Gắn bó với đồng bào miền núi từ những năm 1950, cuộc đời thầy Trịnh Ngọc Trình cho đến hôm nay luôn là chặng đường không ngừng đem cái chữ đến những vùng cao, nơi đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp khó khăn.

Tinh thần “ba sẵn sàng” luôn cháy trong tim

Năm 11 tuổi, cậu bé Trịnh Ngọc Trình đã làm liên lạc viên cho bộ đội. Năm 1947, nhận nhiệm vụ chuyển công văn cho Đại đội đóng ở Ninh Bình, chẳng may cậu bé bị giặc phục kích, một quả đạn đại bác rơi rất gần khiến cánh tay trái bị nát. Cách duy nhất để cứu Ngọc Trình là cắt bỏ cánh tay. Cả kíp phẫu thuật đã khóc ròng vì nỗi đau của người chiến sĩ nhỏ mới 13 tuổi. Trịnh Ngọc Trình chính là “Em Ngọc” trong bài báo cùng tên mà bác sĩ Nguyễn Trinh Cơ đã viết về tấm gương anh dũng của người chiến sĩ tí hon trên Báo Vui sống quân y.

Cũng từ đấy, sự nghiệp đánh “giặc dốt”, xây dựng đất nước đã đeo đuổi suốt cuộc đời thầy Trịnh Ngọc Trình. Được cử đi học sư phạm ở Trung Quốc, ngay khi được điều động về nước năm 1954, thầy giáo cương quyết: “Tôi muốn đi được dạy học với đồng bào miền núi”. Năm 1957, khi về Hà Nội họp về công tác giảng dạy ở miền núi thì Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và nói chuyện. Khi biết thầy giáo Trình là thương binh mà lại xung phong đi dạy ở những nơi khó khăn nhất, Bác Hồ đã biểu dương tinh thần phấn đấu của thầy giáo trẻ Trịnh Ngọc Trình trước toàn hội trường.

Thầy Trịnh Ngọc Trình được điều động về làm Bí thư Đoàn trường ĐH Sư phạm Hà Nội và thực sự tỏa sáng với sáng kiến phát động phong trào “Tam bất kỳ” và sau này chính thức mang tên “Ba sẵn sàng”. Khi đó, cả nước dấy lên phong trào chống Mỹ cứu nước, Bác Hồ kêu gọi Nam - Bắc thi đua đánh giặc Mỹ tiến lên toàn thắng ắt về ta. Phong trào nổi lên, thanh niên chỉ muốn ra chiến trường. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội thời đó đông sinh viên nhất và cán bộ giảng dạy lên tới 10.000 người.

Khi Mỹ chuẩn bị đánh miền Bắc, lập tức trong trường sư phạm rầm rộ nhiều cuộc mít tinh lên án Mỹ và tay sai, phát động phong trào yêu nước, tình nguyện đi bộ đội. Sinh viên hăng hái viết đơn xin về miền Nam, nhiều sinh viên xuất sắc được giữ lại giảng dạy hay được gửi đi đào tạo ở nước ngoài cũng từ chối. Phong trào “Ba sẵn sàng” đã định hướng đúng tinh thần cần có lúc đó: Sẵn sàng nhập ngũ đánh thắng đế quốc Mỹ; sẵn sàng chiến đấu hy sinh bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì mà Đảng, Tổ quốc, nhân dân giao phó, không đòi hỏi đãi ngộ.

Ngày 30-4-1964, Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường thông báo cho Đoàn thanh niên tập hợp hơn 100 chi đoàn gồm 7.000 sinh viên, 3.000 cán bộ, nhiều người mang theo cả gia đình tập trung vào 18h30 cùng ngày tại khu vực nghĩa trang Mai Dịch. Đuốc rực sáng cả một vùng trời phía Tây Hà Nội. “Tôi khi đó là Bí thư Đoàn trường, lên đọc lời thề “Ba sẵn sàng”, linh thiêng, xúc động vô cùng, nhưng mình thề với tổ tiên, ông cha quyết đánh thắng giặc ngoại xâm, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc thống nhất đất nước. Hàng chục nghìn tiếng hô vang dậy khắp một bầu trời phía Tây” - thầy Trịnh Ngọc Trình nhớ lại. Từ đó phong trào được lan rộng ra khắp miền Bắc và thực sự góp phần làm nên chiến công thống nhất đất nước. “Vậy là 30-4 hàng năm, cùng với không khí cả nước kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cái nôi của phong trào “Ba sẵn sàng” lại ôn lại tinh thần ngày đấy” - thầy Trình tự hào.

85 tuổi, nhưng tinh thần “Ba sẵn sàng” vẫn luôn ngời sáng trong con người thầy giáo Trịnh Ngọc Trình. Trung tâm HEDO của ông vẫn hàng ngày thầm lặng lan tỏa những giá trị kết nối, giáo dục. Đến nay rất nhiều tổ chức đã giúp đỡ phát triển giáo dục, y tế, khoa học cho miền núi Việt Nam thông qua HEDO với hơn 200 dự án, trải khắp các tỉnh Tây Bắc và miền Trung - Tây Nguyên...

“Mỗi dự án tôi phải đi 5, 6 lần ở miền núi. Có những dự án đi rất xa vất vả. Đi lên Lai Châu (Mường Tè) một bên là sông Đà, một bên núi rừng, phải đi xe y tế, trời mưa, một bánh phải đi ở ta luy, bánh kia trên đường, chỉ cần chệch là nguy hiểm. Hay như lên Đồng Văn (Hà Giang), khi đưa các chuyên gia người nước ngoài đi, có người sợ phải bịt mắt, có người hỏi tôi: “Ông không sợ à?”. Tôi phải động viên nói vui, lên Hà Giang, ai đi qua Cổng trời đều sẽ mạnh khỏe, sống lâu”.

Thầy giáo Trịnh Ngọc Trình (Giám đốc Tổ chức Hỗ trợ phát triển giáo dục miền núi HEDO)

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51

Standard Chartered Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác đầu tư năng lượng sạch

Ngày 16/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, với cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam.
2024-04-19 09:42:00

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

UBND TP. Hải Phòng ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND về triển khai các hoạt động thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, là những người đã có nhiều cống hiến, hi sinh… trong chiến dịch lịch sử.
2024-04-19 08:15:51
Đang tải...