Tỏa sáng yêu thương

2018-08-15 21:30:54 0 Bình luận
Nằm khuất sau làng La Chữ, phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế, tiệm may do chị Mai Thị Thủy bị bại liệt hai chân làm chủ từ lâu đã trở thành lớp truyền nghề miễn phí cho các học viên khuyết tật.

Sinh ra khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác nên Mai Thị Thủy trở thành niềm hy vọng của hai vợ chồng nghèo quanh năm trông vào mấy sào ruộng. Thế nhưng khi hơn 2 tuổi, sau một lần sốt cao, co giật, Thuỷ đã bị di chứng liệt hai chân. Bao nhiêu tài sản trong nhà đều đội nón ra đi để giành giật sự sống cho Thủy từ tay tử thần.


Chị Mai Thị Thủy hạnh phúc bên tiệm may lan tỏa yêu thương


“May mắn sau bao lần lặn lội vái khắp tứ phương, mẹ tìm được người thầy thuốc tốt và mình dần dà có thể di chuyển khổ sở bằng chiếc gậy tre. Nhưng khi đến tuổi trưởng thành, mình biết rõ rằng mình không giống như mọi người. Và đôi chân khuyết tật cũng không thể đưa mình đi học xa nhà như chúng bạn nên mình quyết định xin ba mẹ cho đi học nghề may, cũng là để có một nghề mưu sinh sau này”, chị Thủy nhớ lại.

Ba năm đầu theo học nghề, Thủy hầu như không có chút tiến triển nào do đôi chân quá yếu, khó đạp máy may. “Nhìn mọi người đi lại, chạy nhảy bằng hai chân nhanh nhẹn, mình tự nhủ phải cố gắng tập luyện để đôi chân có sức lực hơn”, chị Thủy bộc bạch. Chị Thủy đã bỏ gậy tre qua một bên. Những cơn đau nhức, những lần ngã nhào không làm chị nản lòng.

Sự kiên trì rồi cũng được đền đáp, dù dáng đi còn xiêu vẹo. Hoàn thành khóa học may, chị xin vào làm tại Trung tâm Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật tỉnh Thừa Thiên – Huế. Môi trường yêu thương tại đây đã khiến chị mở lòng hơn, bỏ qua những mặc cảm, tự ti để được là chính mình khi trò chuyện, tâm sự với những người cùng cảnh.

Vượt qua mọi khó khăn thử thách, chị Mai Thị Thủy không những gây dựng được một tiệm may, với thu nhập khoảng 7 triệu đồng/tháng, giúp bản thân thoát nghèo, mà còn lan tỏa tình yêu thương đối với những người đồng cảnh ngộ.

“Năm 27 tuổi, mình quyết định mở tiệm may tại nhà. Lúc đầu, khách rất ít, một phần cũng do còn nghi ngờ về tay nghề. Phải mất một thời gian, bằng sự tận tụy và cố gắng học hỏi, thì khách tới tiệm mới nhiều lên”, vừa đạp lai quần chị Thủy vừa kể. Tay nghề nâng lên mỗi ngày, khách cũng một ngày một đông nhưng chị Thủy vẫn chưa thấy bằng lòng.

Đặc biệt, nỗi day dứt khi nhìn những người khuyết tật với phận đời lênh đênh đeo bám chị trong từng suy nghĩ. Trái tim mách bảo, thôi thúc chị phải làm được điều gì đó cho các em. Chị bắt đầu tìm đến gia đình những người khuyết tật tại địa phương, mở lời đề nghị dạy may miễn phí cho các em.

Em Nguyễn Thị Hạnh (thôn Phú Ổ, phường Hương Chữ) bị thiểu năng, đã theo học may chị Thủy được hai năm, xúc động nói: “Cô Thủy rất tốt bụng. Nhờ cô, em và nhiều bạn khác đã biết may. Em rất vui vì sau này mình cũng có một nghề để mưu sinh”. Còn với em Nguyễn Ngọc Triều Ngân (phường Hương Chữ), người đang học nghề tại đây: “Chị Thuỷ dạy rất dễ hiểu nên dần dần em cũng quen được và tay nghề bắt đầu vững hơn. Em cám ơn chị vì đã dạy cho em vượt lên chính mình”.

Hơn 30 bạn trẻ khuyết tật nhờ chị Thủy truyền nghề nay đã đủ khả năng làm việc tại các xí nghiệp may hoặc mở tiệm may tại nhà nên nhiều người gọi vui, chị Thủy là cô giáo không bục giảng. Còn chị vẫn miệt mài với công việc may vá, chị dạy các em khuyết tật bằng cả tấm lòng.

Ông Trần Văn Thành, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật tỉnh Thừa Thiên – Huế chia sẻ: “Thủy là một cô gái giàu nghị lực, cầu tiến và có lòng nhân ái. Là gương người khuyết tật biết vươn lên trong cuộc sống”.

Bây giờ, tiệm may số 10 đường Lý Thần Tông, phường Hương Chữ do Mai Thị Thủy làm chủ, là nơi thường lui tới của khách hàng thu nhập thấp và những em nhỏ muốn học nghề may miễn phí. Những học trò khuyết tật hoặc có gia cảnh khó khăn quanh vùng được cô Thủy tận tình chỉ dạy miễn phí. “Tiệm may chị Thủy” đang là một địa chỉ lan tỏa yêu thương.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hải Phòng tổ chức thi kể chuyện theo sách

Đây là hoạt động thường niên và là năm thứ 10 TP.Hải Phòng tổ chức, hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, khẳng định sách và văn hóa đọc mãi trường tồn.
2024-04-20 09:09:26

Hải Phòng tổ chức gặp mặt chiến sĩ Điện Biên và thân nhân

Sáng 19/4, TP.Hải Phòng tổ chức buổi gặp mặt thân nhân liệt sĩ, thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến, những người đã trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.
2024-04-20 08:25:46

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Cựu chiến binh xã Quảng Hải tổ chức nhiều mô hình phát triển kinh tế

Chiều 19/4, Hội cựu chiến binh xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 – 2024.
2024-04-19 16:20:00

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Cựu chiến binh xã Quảng Lưu xây dựng quỹ kết nối con em đồng hương ở TP.HCM

Sáng 19/4, Hội cựu chiến binh xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 – 2024.
2024-04-19 10:25:00
Đang tải...