TP Vinh (Nghệ An): Ai đang tạo “sức ép” đối với những người dám nói lên sự thật?

2017-03-02 14:55:42 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Ngay sau khi bài viết thứ 2 phản ánh thực trạng triển khai “đề án 109” về xóa “nhà ổ chuột” tại khu tập thể (KTT) Trung tâm Dạy nghề cho Người khuyết tật Nghệ An được hoanhap.vn đăng tải, những người dám nói lên sự thật tại cuộc họp do UBND xã Nghi Phú (TP Vinh, tỉnh Nghệ An) đã bị “sức ép” từ phía lãnh đạo 2 cơ quan, lãnh đạo UBND xã Nghi Phú và cả… những người hàng xóm đang được hưởng lợi.

Hiện có 5 “hộ giàu” đã mua đất làm nhà và chuyển ra ở nơi khác nhưng vẫn chiếm giữ 6 gian  tại KTT Trung tâm Dạy nghề cho Người khuyết tật Nghệ An để chờ Chủ tịch UBND TP Vinh quyết định giao đất tại chỗ.
 
Như thông tin hoanhap.vn đã phản ánh, sau khi bài viết đầu tiên thông tin về kiểu triển khai “ì ạch” 10 năm chưa xong 1 KTT chỉ có 21 hộ dân trên diện tích chưa đầy 2.500m2 tại xóm 8, xã Nghi Phú theo “đề án 109” từ năm 2007 của UBND tỉnh Nghệ An, Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND TP Vinh đã chỉ đạo UBND xã Nghi Phú tỏ chức ngay cuộc hóp với dân, nghe dân kiến nghị, để kịp thời chấn chỉnh và giải quyết dứt điểm những thắc mắc về quyền lợi cho dân tại khu vực này. Tuy nhiên, thay vì thực hiện cuộc họp theo chỉ đạo của lãnh đạo TP Vinh, Bí thư và Chủ tịch UBND xã Nghi Phú đã “biến” nội dung cuộc họp thành “diễn đàn” phản bác thông tin được nêu trong bài báo.

Do không được mời dự nên phóng viên nghe tin muộn và đến chậm khoảng 30 phút. Vừa xuất hiện ngoài hành lang hội trường, bà T. (1 trong 20 hộ dân có quyền lợi được mời dự họp) đã chạy ra, nói trong lo lắng: “Cả Bí thư và Chủ tịch xã Nghi Phú vừa tố cáo các anh viết sai sự thật đấy. Chúng tôi thấy họ tráo trở quá. Hình như có ai đó chống lưng, bao che các anh ạ”.

Khi phóng viên vào hội trường và ngồi yên vị, ông Hoàng Thanh Tùng- Chủ tịch UBND xã Nghi Phú vẫn đứng chủ trì cuộc họp, giọng ông vẫn hồn nhiên: “Nhà báo viết sai sự thật, chúng tôi không có chuyện cò cưa, không có chuyện ăn bớt đất của dân”. Tiếp theo ý kiến ông Tùng là ý kiến của ông Trần Hữu Chí- Bí thư Đảng ủy xã Nghi Phú và ý kiến của ông Ngô Nam Trung- công chức Địa chính xã này. Cả 3 ý kiến đều rất hùng hồn và có chung 1 nội dung là không ai thừa nhận mình có khuyết điểm trong quá trình 10 năm triển khai thực hiện “đề án 109” đối với 21 hộ dân tại địa bàn.


Tại cuộc họp ngày 28/2/2017, ông Lê Sỹ Chiến - Phó Chủ tịch UBND TP Vinh cho rằng: “Nếu có dôi dư lô đất nào, thành phố sẽ ưu tiên cấp cho các hộ gia đình chính sách và đối tượng thuộc diện tái định cư các dự án trên địa bàn”
 
Sau khi nghe các ý kiến của lãnh đạo xã Nghi Phú, có 3 ý kiến của cán bộ, nhân viên đang làm việc tại Trung tâm Dạy nghề cho Người khuyết tật Nghệ An là ông Phan Thanh Hải (Chủ tịch Công đoàn- người được giao đứng ra thu gần 100 triệu đồng của 20 hộ dân để chi phí cho thực hiện đề án), bà Hoàng Thị Hiển (giáo viên dạy nghề) và bà Ngô Thị Tuyết (nhân viên nấu ăn) đều khen “lãnh đạo Trung tâm và lãnh đạo xã Nghi Phú rất quan tâm đến đời sống của các hộ dân”. Bên cạnh đó, cũng có 3 ý kiến không đồng tình với cách làm và sự trì trệ của Trung tâm trong thực hiện đề án cũng như việc chia khu đất ra thành 27 lô để “giải quyết cho các hộ có nhu cầu khác” (!?)

Hoanhap.vn đăng tải bài thứ 2, anh N- một trong 3 người dám nói lên sự thật tại cuộc hop sáng ngày 28/2 tại UBND xã Nghi Phú đã điện thoại rất nhiều lần cho phóng viên với đề nghị: “Các anh đừng nêu tên em lên báo. Các anh lấy tên chi cũng được. Em bị họ gọi điện nói không ra gì. Họ nói em như là kẻ phá hoại. Em nhớ lại rồi, cuộc họp khu dân cư được tổ chức vào đêm 30/6/2016 không có đại diện của UBND xã Nghi Phú tham gia. Cuộc họp đó chỉ bàn về việc chi phí số tiền đã thu của dân cho các cá nhân, tổ chức. Do có nhiều ý kiến trái ngược nhau nên cuộc họp không thành”
 



Ông Phan Thanh Hải và bà Ngô Thị Tuyết là cán bộ, nhân viên đang làm việc tại Trung tâm, tham gia phát biểu ý kiến
 
Thương hại cho số phận anh N, phóng viên đành phải kiến nghị Tổng Biên tập viết tắt tên người đã phát biểu theo đề nghị và cắt bỏ đoạn thông tin nêu về cuộc họp dân cư năm 2016 có UBND xã tham gia. 

Cũng qua trao đổi, anh N cho biết, số tiền thu của 20 hộ dân để “bôi trơn” cho dự án, được bà Trần Thị Nguyên - Kế toán Trung tâm Dạy nghề cho Người khuyết tật công bố tại cuộc họp dân cư năm 2016 là đã chi cho: Sở Tài nguyên và Môi trường  Nghệ An, UBND xã Nghi Phú, Viện Quy hoạch Kiến trúc Nghệ An, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND TP Vinh… 

Tuy nhiên, tại cuộc họp, đại diện Viện Quy hoạch Kiến trúc tỉnh Nghệ An (ông Thắng) phát biểu: “Cán bộ của Viện phải về khảo sát, đo đạc cả ngày nghỉ mới lên được bản thiết kế quy hoạch đẹp như rứa. Nhưng chúng tôi chưa lấy một xu nào của dân, chỉ mới nhận một ít tiền bồi dưỡng làm ngoài giờ”.

Điều làm chúng tôi rất ngạc nhiên là, mặc dù 20 hộ đã góp gần 100 triệu đồng cho chi phí tiển khai dự án, nhưng không có hộ nào được cung cấp toàn văn bản “đề án 109” và các giấy tờ liên quan để biết được quyền và nghĩa vụ của mình khi được hưởng lợi từ chủ trương này. 
 

Ông Nguyễn Hữu Thanh (72 tuổi, Cựu chiến binh bị nhiễm chất độc da cam/dioxin) và bà Trần Thị Bốn đã dám nói lên sự thật
 
Theo quy định tại mục 2.1, về “các giải pháp chủ yếu thực hiện đề án”, có nêu: “Quỹ đất ở được quy hoạch trên cơ sở các khu tập thể cũ đã bán hóa giá trước ngày 01/7/2004 thì được xét giao cho các hộ đã mua nhà và đang sinh sống trên khu đất đó”. Nếu như vậy, 8 hộ dân ở Trung tâm Chỉnh hình – Phục hồi chức năng Vinh có thời điềm mua thanh lý nhà trên đất là ngày 06/4/2006 và 12 hộ dân của Trung tâm Dây nghề cho Người khuyết tật Nghệ An mua thanh lý nhà trên đất vào tháng 11/2014 có được xe xét? 

Tại điểm a, mục 1 của phần 4 “đề án 109” có nêu: “Sau khi đề án được duyệt, triển khai thực hiện thí điểm tại một số khu tập thể để rút kinh nghiệm, đồng thời xây dựng, bổ sung các cơ chế, chính sách”. Giải thích về điểm này, ông Ngô Nam Trung- Công chức địc chính xã Nghi Phú cho biết: “Ngày 17/10/2014, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định số 78/2014/QĐ-UBND quy định về giao đất ở không qua đấu giá quyền sử dụng đất. Theo quyết định này, thời điểm được xét điều kiện giao đất ở đã được lùi lại vào ngày 01/7/2014”. Như vậy, nếu áp dụng mốc thời điểm bán hóa giá nhà trên đất trước ngày 01/7/2014 mà vẫn không phù hợp với thực tế, gây vướng mắc, thiệt thòi quyền lợi cho dân thì chắc chắn, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An sẽ xem xét, điều chỉnh lại. Theo đó, UBND TP Vinh không nên vội vàng chuyển 12 hộ (thực tế là 13 hộ) ở KTT này từ “đề án 109” sang đề án “Chỉnh trang Đô thị” như lời ông Lê Sỹ Chiến - Phó Chủ tịch UBND TP Vinh phát biểu tại cuộc họp.

Mặt khác, nếu xét về diện tích 1 nhà tập thể được Trung tâm cho mượn trước đây so với diện tích thực tế sử dụng thì cả 18 hộ đã và đang sinh sống từ năm 1988 đến thời điểm triển khai dự án đều được lợi về diện tích. Vậy tại sao, hộ gia đình bà Trần Thị Bốn và ông Nguyễn Hữu Thanh (gia đình chính sách duy nhất tại KTT này lại bị bớt diện tích).

Cũng tại mục này có đề cập đến “đối tượng được xét duyệt” là: “Đang sinh sống trong khu tập thể”, vậy tại sao hộ bà Nguyễn Thị Thủy (ở cạnh 2 gian nhà của ông Phan Bùi Hải- Giám đốc Trung tâm Dạy nghề cho Người khuyết tật Nghệ An) lại bị đưa ra khỏi danh sách?

Trao đổi với phóng viên về việc tại sao KTT chỉ có 21 hộ mà Viện Quy hoạch Kiến trúc Nghệ An lại chia thành 27 lô, ông Phan Bùi Hải - Giám đốc Trung tâm Dạy nghề cho Người khuyết tật Nghệ An cho biết: “Có 6 suất dôi dư đó, Trung tâm có đề xuất là chia cho 6 hộ gia đình là cán bộ, nhân viên của cơ quan đang có nhu cầu bức bách về nhà ở”. Tuy nhiên, tại cuộc họp sáng ngày 28/2 tại UBND xã Nghi Phú, ông Lê Sỹ Chiến - Phó Chủ tịch UBND TP Vinh khẳng định: “Nếu có dôi dư lô nào, UBND TP sẽ xem xét cấp cho các gia đình chính sách và phục vụ cho việc tái định cư của các dự án khac trên địa bàn”
 

Cuộc họp khép lại, nhiều câu hỏi liên quan đến quyền lợi của người dân được nêu trong “Đề án 109” vẫn còn bỏ ngõ
 
Theo nguồn tin từ bạn đọc, tại KTT này hiện có 6 gian của 5 hộ là cán bộ có điều kiện về kinh tế đã mua đất làm nhà ở nơi khác nhưng vẫn cố chiếm giữ để chờ UBND TP giải quyết quyền lợi là: Bà Bùi Thị Lài (vợ ông Hải-Giám đốc Trung tâm), bà Trần Thị Nguyên (Kế toán), bà Bùi Thị Liều, ông Trần Văn Phú và ông Nguyễn Văn Giai. Vậy thì nên chăng, Chủ tịch UBND TP Vinh xem xét thu hồi lại diện tích đất của 5 hộ giàu, đang chiếm giữ 6 gian nhà ở KTT này để cấp cho 6 gia đình cán bộ, nhân viên của Trung tâm Dạy nghề cho Người khuyết tật Nghệ An “đang có nhu cầu bức bách về nhà ở” như chia sẻ của ông Phan Bùi Hải nêu trên?

Phải chăng, vì lợi ích của một vài cá nhân liên quan đến quá trình thực hiện đề án mà những người dám nói ra sự thật ở KTT “Tật Học” đang phải chịu những “sức ép” không đáng có?

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh

Sau một ngày (19/4) làm việc khoa học, nghiêm túc, trách nhiệm, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Quảng Ninh khóa XIV nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 18 theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định pháp luật hiện hành.
2024-04-20 13:28:10

Hải Phòng tổ chức thi kể chuyện theo sách

Đây là hoạt động thường niên và là năm thứ 10 TP.Hải Phòng tổ chức, hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, khẳng định sách và văn hóa đọc mãi trường tồn.
2024-04-20 09:09:26

Hải Phòng tổ chức gặp mặt chiến sĩ Điện Biên và thân nhân

Sáng 19/4, TP.Hải Phòng tổ chức buổi gặp mặt thân nhân liệt sĩ, thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến, những người đã trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.
2024-04-20 08:25:46

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Cựu chiến binh xã Quảng Hải tổ chức nhiều mô hình phát triển kinh tế

Chiều 19/4, Hội cựu chiến binh xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 – 2024.
2024-04-19 16:20:00

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44
Đang tải...