Trung tâm Dạy nghề Người Tàn tật Nghệ An: Mái ấm cho những phận đời bất hạnh

2017-01-19 22:41:17 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Những ngày này, thành phố Vinh rộn ràng không khí chào đón Xuân mới 2017. Những nẻo đường nội đô, đèn kết thành hoa rực rỡ, băng rôn, khẩu hiệu tưng bừng. Chia sẻ cảm xúc trước thềm năm mới, chúng tôi tìm đến Trung tâm Dạy nghề Người Tàn tật Nghệ An ( xóm 8 xã Nghi Phú, TP Vinh). Trong khuôn viên nhà trường, các nhóm trẻ tật nguyên đang vui chơi, nô đùa hồn nhiên. Chúng tôi phần nào nguôi ngoai nỗi băn khoăn về một địa chỉ đang nuôi dưỡng những đứa trẻ thiệt thòi giữa lòng thành phố…
 

Ông Nguyễn Xuân Đường- Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An tặng quà cho các cháu học sinh Trung tâm Dạy nghề Người tàn tật Nghệ An
 
Vào thời điểm chúng tôi đến, ông Phan Bùi Hải- Giám đốc Trung tâm Dạy nghề Người Tàn tật đi vắng. Nghe một cán bộ ở đây phỏng đoán: “Anh ấy đang lo cho các cháu cái Tết ấm áp. Năm nào vào dịp này lãnh đạo Trung tâm cũng bận lắm anh à”.

Tiếp chúng tôi, ông Trần Trung Lượng - Trưởng phòng Tổ chức hành chính chia sẻ: “Hiện tại, Trung tâm có 234 học sinh khuyết tật, trong đó có 144 cháu ở ngoại trú cùng gia đình, chỉ đến lớp học vào giờ hành chính. Trung tâm đã được nhà nước đầu tư 3 dãy nhà ký túc xá 2 tầng nhưng vẫn không đủ. Mỗi tháng, một cháu được ngân sách nhà nước hỗ trợ 360 ngàn đồng tiền ăn, gia đình góp thêm 140 ngàn đồng nữa mới đủ cho các cháu ăn 3 bữa mỗi ngày. Hội phụ huynh cũng huy động thêm mỗi gia đình có cháu theo học tại đây 500 ngàn đồng để chi cho các hoạt động của Hội tại trường. Có ít, tiêu ít, liệu cơm để gắp mắm thôi nhà báo ạ”
 



Lớp học nghề thêu và những tác phẩm đầu tay và lớp học may
 
Ông Lượng dẫn chúng tôi tham quan khu ký túc xá, khu lớp học, khu vui chơi dành cho các học sinh tật nguyền. Khu vực nào cũng gọn gàng, sạch sẽ. Khu nhà 2 tầng dành cho dạy nghề và dạy văn hóa gồm 8 phòng học rất sạch sẽ, khang trang, gòn gàng. 

Để nuôi dưỡng, chăm sóc cho 234 học sinh khuyết tật ở đây, UBND tỉnh Nghệ An đã dành 43 biên chế và cho phép Trung tâm tuyển 4 hợp đồng làm công việc phục vụ, tạp vụ. Bộ máy hành chính của Trung tâm được chia thành 4 bộ phận: Văn phòng, Phòng Giáo dục văn hóa chuyên biệt, Phòng Tư vấn, phòng Dạy nghề - Hướng nghiệp. Các em học sinh ở đây được dạy văn hóa và được học các nghề thông dụng như: Mộc dân dụng, mỹ nghệ, thêu, đan, điện dân dụng, tin học văn phòng. Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, một số học sinh cũng đã tìm được việc làm hoặc tự mở cửa hàng. Có 3 cháu đậu đại học. 

Mỗi năm, UBND tỉnh Nghệ An cũng dành khoảng 200 đến 250 triệu đồng để sửa chữa, nâng cấp một số trang thiết bị, phòng học, chỗ ở cho học sinh. 
 

Đại diện một số tổ chức, đoàn thể, đơn vị quân đội đến thăm và tặng quà cho học sinh 
 
Từ chủ trương kêu gọi, vận động từ thiện từ các doanh nghiệp, doanh nhân của UBND tỉnh Nghệ An hàng năm phát động, năm 2009, Công ty CP Him Lam đã xây dựng tài trợ khu nhà Trung tâm Dạy nghề cho Người Khuyết tật (gồm nhà xưởng kết hợp nhà ăn; cải tạo khu nhà ở và nhà trẻ mù, khu nhà văn phòng, nhà văn hóa) trị giá 9 tỷ đồng, công trình được hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2011. Năm 2016 vừa qua, 1 doanh nghiệp ở Sài Gòn cũng đã hỗ trợ Trung tâm xây dựng 1 nhà thực hành phục vụ cho học sinh trị giá 3,1 tỷ đồng. Linh mục Vương Đình Ái cũng rất quan tâm và tích cực hỗ trợ cho Trung tâm xây dựng xưởng thực hành lý thuyết nghề giúp các em sớm hòa nhập với cộng đồng. Hàng năm, một số tổ chức, đoàn thể, cơ quan trên địa bàn tỉnh cũng đến thăm, chia sẻ, động viên cán bộ giáo viên, nhân viên và tặng quà cho các cháu.
Ông Lượng cho biết: “Mặc dù khó khăn, eo hẹp về nguồn kinh phí, nhưng hàng năm, vào các ngày lễ, Tết, Trung tâm vẫn tổ chức vui chơi, đón giao thừa cho các cháu rất chu đáo”.  

Với tình cảm và trăn trở của một cán bộ nhiều năm gắn bó với Trung tâm, ông Lượng tâm sự: “Mỗi tháng, mỗi cháu chỉ có 500 ngàn đồng tiền ăn, việc cân đối chi tiêu là phải hết sức tằn tiện mới đảm bảo sức khỏe để các cháu học tập, vui chơi. Những dịp lễ, Tết, lãnh đạo Trung tâm thường phải đi xin tài trợ, giúp đỡ của các tổ chức, doanh nghiệp nên có khi đủ, có khi thiếu. Qua thông tin báo chí, Trung tâm cũng rất mong tiếp tục nhận được sự chia sẻ của cộng đồng”. 
 

Các em luôn mong được hòa nhập với cộng đồng
 
Đề cập đến tâm tư của cán bộ, giáo viên, ông Lượng gửi gắm: “Cán bộ, giáo viên ở đây chỉ sống bằng lương, không có nguồn thu nhập nào thêm. Trong số 47 cán bộ, giáo viên, nhân viên có 12 người đang ở tại khu tập thể Trung tâm. Nhà ở đã xuống cấp, cũ nát do được xây dựng từ năm 1975. Năm 2014, Trung tâm đã tiến hành thanh lý tài sản trên đất để UBND xã Nghi Phú và UBND TP Vinh xem xét, hợp pháp hóa quyền sử dụng đất cho các gia đình theo chủ trương của UBND tỉnh Nghệ An, nhưng không hiểu sao đến nay thủ tục vẫn chưa xong. Qua báo chí, Trung tâm rất mong UBND TP Vinh sớm xét xét, giải quyết dứt điểm quyền lợi cho các gia đình cán bộ giáo viên theo quy định của Luật Đất đai”.

Rời Trung tâm Dạy nghề Người Tàn tật Nghệ An trong ráng chiều cuối năm se lạnh, chúng tôi muốn chuyển tải thông điệp này đến với các nhà hảo tâm, các doanh nhân, doanh nghiệp, các cơ quan, hãy tiếp tục cùng chung sức, chung lòng, chia sẻ với những khó khăn của cán bộ, giáo viên, nhân viên và các em học sinh tật nguyền ở vùng quê Xứ Nghệ này.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Khám phá những đường chạy cực chất tại VPBank Can Tho Music Night Run 2024

Chính thức khởi tranh vào chiều tối 13/4, VPBank Can Tho Music Night Run 2024 sẽ đưa runner băng qua cung đường ấn tượng gắn kết với những địa danh đã đi vào huyền thoại của thủ phủ miền Tây Nam Bộ.
2024-03-28 13:59:17

T&T Group hợp tác quản lý vận hành "chuẩn Nhật Bản" tại dự án T&T City Millennia Long An

Công ty Cổ phần Thái Sơn Long An (đơn vị trong hệ sinh thái Tập đoàn T&T Group) và đối tác Nhật Bản – Tập đoàn Anabuki vừa ký kết hợp tác quản lý vận hành dự án T&T City Millennia tại Long An.
2024-03-28 13:53:20

Cao Bằng tổ chức khám sàng lọc cho đối tượng khuyết tật cơ quan vận động

Theo kế hoạch, trong 3 ngày đầu tháng 4/2024 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cao Bằng sẽ tổ chức khám sàng lọc cho đối tượng khuyết tật cơ quan vận động trên địa bàn.
2024-03-27 13:39:07

Dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Ngày 20/3/2024, Công ty cổ phần quảng cáo Hà Thái, công ty TNHH quảng cáo Ngọc Hà là hai thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam do ông Hà Đình Thái, Ủy viên ban chấp hành dẫn đoàn có chuyến viếng thăm, thắp hương tri ân các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sĩ A1.
2024-03-26 21:16:00

Quốc Oai: Đến bao giờ mới trả lại đất cho thương binh Nguyễn Hữu Minh

Ngày 22/3/2024, Tạp chí điện tử Hoà nhập có nhận được đơn tố cáo của thương binh Nguyễn Hữu Minh thường trú tại: Số 28, ngõ 3, đường Âu Cơ, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội phản ánh việc bị chiếm đoạt, sử dụng đất bất hợp pháp.
2024-03-26 19:23:00

Khu vực sôi động nhất thủ đô “đón sóng”

Bước sang năm 2024, chung cư tiếp tục là phân khúc “vàng” khi có những dấu hiệu tăng trưởng tích cực, ghi nhận lượng quan tâm lớn từ các nhà đầu tư và khách hàng có nhu cầu ở thực, nhất là khu vực phía Tây Hà Nội.
2024-03-26 09:22:59
Đang tải...