Vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng trong vụ trộm cắp tài sản ở Formosa Hà Tĩnh

2016-06-22 15:03:30 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Sáng ngày 15/06/2016, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án trộm cắp tài sản tại khu công nghiệp Formosa – Hà Tĩnh. Tuy nhiên, tại phiên tòa, bị cáo Đặng Đình Hồng, nguyên là Phó Trạm trưởng trạm cửa khẩu quốc tế Sơn Dương đã liên tục kêu oan và cho rằng mình không phạm tội. Để làm rõ hơn về vụ án này, chúng tôi đã có buổi trao đổi với Luật sư Trương Quốc Hòe – Văn phòng luật sư Interla – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.

Toàn cảnh phiên toà xét xử

Phóng viên: Thưa luật sư, ông có nhận định như thế nào về vụ án này? 


Luật sư Trương Quốc Hòe: Theo những thông tin được biết và qua quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, tôi nhận thấy vụ án có rất nhiều vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra, xét xử vụ án. Cụ thể: 

Tại giai đoạn điều tra, cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành lập biên bản khám nghiệm hiện trường vào ngày 24/01/2015 tại nhà thẩu Viện Tam Hoàng trong Formosa Hà Tĩnh. Trong biên bản này có sự tham gia của ông Đào Đức Thắng – Kiểm sát viên, Viện Kiểm sát nhân dân (KSV VKSND) huyện Kỳ Anh, ông Nguyễn Sỹ Cường (nhân viên bảo vệ), ông Nguyễn Hải Lưu (chỉ huy trưởng VPĐH công ty bảo vệ Bình An tại miền trung) và bà Nguyễn Trần Linh Chi – phiên dịch nhà thầu. Tuy nhiên, cuối biên bản lại không hề có chữ ký của những người này. Hơn nữa, trong biên bản này còn có ghi lời khai của Nguyễn Hữu Tần và Nguyễn Hữu Ninh. Tuy nhiên, trên thực tế, sau khi phạm tội ngày 22/02/2015, Tần và Ninh đã bỏ trốn, mãi đến ngày 11/02/2015 Tần mới ra đầu thú và đến ngày 24/02/2015 Ninh ra đầu thú. Như vậy, việc lấy lời khai của Tần và Ninh tại Biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 24/01/2015 là hoàn toàn vô lý. Biên bản khám nghiệm trường ngày 24/01/2015 tại nhà thầu Viện Tam Hoàng trong Formosa đã vi phạm nghiêm trọng Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS), không thể coi là nguồn chứng cứ trong vụ án. Cùng ngày 24/01/2015, CSĐT – Công an huyện Kỳ Anh cũng tiến hành khám nghiệm hiện trường tại Xưởng thiết bị của Công ty MCC19 trong Formosa Hà Tĩnh, tuy nhiên tại biên bản khám nghiệm hiện trường cũng không có đầy đủ chữ ký của những người tham gia, đặc biệt là không có chữ ký của Kiểm sát viên VKSND huyện Kỳ Anh và Cán bộ điều tra PC44 Công an tỉnh Hà Tĩnh. Như vậy, biên bản khám nghiệm trường này cũng thiếu chữ ký của những người tham gia khám nghiệm, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, khoản 2 Điều 150 BLTTHS. Các biên bản khám nghiệm hiện trường này đều không thể trở thành nguồn chứng cứ chứng minh trong vụ án.

Trong quá trình điều tra cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh cũng có nhiều vi phạm thủ tục tố tụng. Cụ thể: 

Thứ nhất, về việc nhận dạng: Khi cơ quan điều tra tiến hành cho Nguyễn Văn Dũng nhận dạng Đặng Đình Hồng, thì trong biên bản nhận dạng ngày 17/03/2015 lại không có người chứng kiến. Hơn nữa, Điều 139 BLTTHS quy định người đưa ra để nhận dạng có vẻ bề ngoài phải tương tự giống nhau. Tuy nhiên 3 người được đưa để Dũng nhận dạng lại có đặc điểm rất khác biệt (người thì có râu quai nón, trong khi Hồng không có râu quai nón, người thì quá thấp bé so với Hồng). Điều này đã vi phạm quy định tại Điều 139 BLTTHS về nhận dạng trong điều tra hình sự. 

Thứ hai, trong quá trình lấy lời khai của bị cáo Trần Ngọc Thông, có một số biên bản hỏi cung vi phạm thủ tục tố tụng: có biên bản hỏi cung bắt đầu từ lúc 8h ngày 11/03/2015 nhưng đến tận 11h ngày 12/03/2015 mới kết thúc. Như vậy, cơ quan điều tra đã hỏi cung liên tục 27 giờ đồng hồ. Liệu biên bản hỏi cung này có thật sự xảy ra khi một cuộc hỏi cung kéo dài đến tận 27 giờ đồng hồ. Hơn nữa, tại bản cung thứ hai của ông Thông, cũng kết thúc vào lúc 11g ngày 12/03/2015. Như vậy, tại cùng 1 thời điểm, cùng một điều tra viên hỏi cung, 1 cán bộ ghi biên bản với cùng 1 bị can nhưng không thể cùng lúc có 2 biên bản hỏi cung khác nhau được. Liệu có tồn tại hành vi lập khống giả tài liệu, làm sai lệch hồ sơ vụ án của những cán bộ điều tra tại cơ quan công an huyện Kỳ Anh và cơ quan công an tỉnh Hà Tĩnh?


Bị cáo Đặng Đình Hồng, nguyên là Phó Trạm trưởng trạm cửa khẩu quốc tế Sơn Dương

Phóng viên: Thưa luật sư, luật sư nhận xét như thế nào về những căn cứ mà cơ quan điều tra đã truy tố đối với ông Hồng? 


Luật sư Trương Quốc Hòe: Trên cơ sở điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra – công an tỉnh Hà Tĩnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã truy tố ông Đặng Đình Hồng tội “Trộm cắp tài sản” với vai trò chủ mưu bàn bạc. Tuy nhiên, việc cơ quan điều tra kết luận như vậy là không có căn cứ. Bởi: 
Thứ nhất, cơ quan điều tra dựa vào các biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 24/01/2015 là một trong những căn cứ để kết luận về hành vi phạm tội của ông Hồng. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, các biên bản khám nghiệm này đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng: không có đầy đủ chữ ký của những người tham gia khám nghiệm, ghi khống lời khai của người bị bắt trong khi nhưng người đang trốn.

Thứ hai, cơ quan điều tra công an tỉnh Hã Tĩnh đã dựa vào lời khai của Tần và Thông để kết luận về hành vi tổ chức, bàn bạc, chủ mưu của ông Hồng. Tuy nhiên, lời khai của Nguyễn Hữu Tần lại không rõ ràng và thống nhất. Lúc trước thì khai ông Hồng có biết về việc trộm cắp tài sản, tuy nhiên lúc sau lại khẳng định: ông Hồng tham gia để đồng bọn yên tâm chứ ông không biết và không liên quan đến vụ việc này. Điều này hoàn toàn phù hợp với diễn biến khách quan của vụ việc. Tuy nhiên, cơ quan điều tra lại căn cứ vào lời khai trước của Tần để kết luận về hành vi phạm tội của ông Hồng. Đối với lời khai của Thông, từ đầu Thông đã không biết về ông Hồng, nhưng bắt đầu từ ngày 11/03/2015, Thông lại thay đổi lời khai cho rằng ông Hồng có tham gia. Tuy nhiên, chính tại những biên bản ghi lời khai Thông nhận Hồng có tham gia vụ việc lại là nhưng biên bản ghi lời khai có sự vi phạm thủ tục tố tụng về thời gian lấy lời khai như đã nêu ở trên. 

Thứ ba, tài sản mà Tần lấy cắp không phải là tài sản của Công ty Viện Tam Hàng nên việc quản lý, di chuyển không chịu sự quản lý của những người có trách nhiệm tại công ty này: Lãnh đạo công ty và đặc biệt là nhân viên bảo vệ. Ở đây, tài sản này thuộc quyền sở hữu và quyền quản lý của công ty Hưng Nghiệp – FORMOSA nên việc di chuyển tài sản trong khu vực quản lý của công ty là chuyện bình thường. Đây cũng là lý do quá trình điều tra đã không truy cứu trách nhiệm hình sự các nhân viên bảo vệ Công ty Viện Tam Hàng. Thế nhưng thật lạ khi cơ quan tiến hành tố tụng lại truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Đặng Đình Hồng – người không có trách nhiệm gì khi ở nhờ trong Công ty Viện Tam Hàng. 

Thứ tư, cơ quan điều tra công an tỉnh Hà Tĩnh còn căn cứ vào các tài liệu do Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh cung cấp để kết luận về hành vi phạm tội của ông Hồng. Tuy nhiên những tài liệu trên không được coi là chứng cứ của vụ án. Bởi: Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh không có thẩm quyền giải quyết và điều tra đối với vụ án. Căn cứ theo Điều 111 BLTTHS và Điều 19 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự (sửa đổi bổ sung năm 2009) thì không có bất kì quy định nào cho phép Bộ đội biên phòng có thẩm quyền điều tra đối với tội “Trộm cắp tài sản” theo Điều 138 BLHS. Chính vì vậy, mọi hoạt động lấy lời khai của ông Hồng, Nguyễn Hữu Tần, Nguyễn Văn Dũng và hoạt động đối chất giữa ông Hồng và Tần do các cán bộ Phòng trinh sát thực hiện không được coi là hoạt động tố tụng trong vụ án này. Theo qui định tại Điều 64 BLTTHS: “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự thủ tục do bộ luật này qui định…., Chứng cứ phải có đủ 3 thuộc tính là tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp. Như vậy, những tài liệu do Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh cung cấp không hợp pháp và không được coi là chứng cứ trong vụ án. 

Như vậy, từ những phân tích trên có thể nhận thấy, những căn cứ mà cơ quan điều tra dựa vào để kết luận ông Hồng phạm tội “Trộm cắp tài sản” với vai trò chủ mưu, bàn bạc là không có tính pháp lí, các chứng cứ vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, không được coi là căn cứ để chứng minh hành vi phạm tội của ông Hồng. Như vậy, dựa trên nguyên tắc suy đoán vô tội theo Điều 10 BLTTHS, không có căn cứ để chứng minh ông Hồng phạm tội “Trộm cắp tài sản”.

Phóng viên: Thưa luật sư, trước khi vụ án xảy ra, ông Đặng Đình Hồng là quyền trạm trưởng Trạm biên phòng cảng Sơn Dương (Thuộc Đồn biên phòng Vũng Áng – Bộ đội biên phòng tỉnh Hà Tĩnh). Vậy vụ án này do cơ quan điều tra tỉnh Hà Tĩnh và Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh xét xử có đúng thẩm quyền hay không? 

Luật sư Trương Quốc Hòe: Khi vụ việc xảy ra, ông Hồng hiện là quyền trạm trưởng Trạm Biên phòng cảng Sơn Dương (Thuộc Đồn biên phòng Vũng Áng – Bộ đội biên phòng tỉnh Hà Tĩnh). Như vậy, căn cứ theo khoản 1 mục 1 Thông tư số 01/2005 về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, hành vi của ông Hồng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự. Đồng thời căn cứ theo điểm f khoản 2 Điều 1 Quyết định số 79/2004/QĐ-BP ngày 7/06/2004 về phân định địa bàn xét xử của các tòa án quân sự, thì Tòa án quân sự khu vực 1 Quân khu 4 có thẩm quyền xét xử vụ án của ông Hồng. Thế nhưng ở đây, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh vẫn tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án trên. Việc làm này đã vi phạm nghiêm trọng thẩm quyền xét xử. 

Phóng viên: Xin cảm ơn luật sư !


Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin trên tới độc giả.
 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng sớm 18/4, mặc dù trời mưa lớn nhưng từ khắp các ngả đường, dòng người đông đúc tiến về Khu di tích lịch sử đặc biệt Quốc gia Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, mùng 10/3 âm lịch.
2024-04-18 11:46:40

Lời chia buồn

Nhận được tin Cụ La Đức Đan là thân phụ ông La Đức Hùng- Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng đã tạ thế vào hồi 23h20’ ngày 17/04/2024 (tức ngày 9/3 năm Giáp Thìn), tại Lào Cai. Ban Biên tập và cán bộ, phóng viên của Tạp chí điện tử Hoà nhập gửi tới ông La Đức Hùng – Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng và gia quyến lời chia buồn sâu sắc.
2024-04-18 11:29:00

Chủ tịch HĐND Hải Phòng thăm cựu thanh niên xung phong Điện Biên Phủ

Chiều 17/4, Chủ tịch HĐND TP Phạm Văn Lập đi thăm, tặng quà thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến - những người đã có nhiều cống hiến to lớn, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”
2024-04-18 09:36:19

Bí thư Thành ủy Hải Phòng thăm chiến sĩ Điện Biên ở Hải An

Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đi thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến hiện đang sinh sống tại địa bàn quận Hải An.
2024-04-18 09:28:29

Nam Định: Thành lập Hội Thương binh nặng tỉnh

Đồng chí Nguyễn Trung Sơn - Trưởng Ban vận động thành lập Hội được bầu làm Chủ tịch Hội Thương binh nặng tỉnh Nam Định nhiệm kỳ 2024-2029.
2024-04-17 18:18:05

Khách hàng HDBank rộn ràng nhận thưởng “tiền tỷ”

HDBank hoàn tất trao thưởng 10 sổ tiết kiệm giá trị cao cho 10 khách hàng may mắn nhất trong chương trình “Khai Xuân Đắc Lộc - Năm Mới Phát Tài cùng HDBank”. Tỷ phú đầu năm 2024 của HDBank đến từ xứ rừng ngập mặn - huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
2024-04-17 16:35:01
Đang tải...