Việt Nam: Thành quả đến từ đổi mới

2019-02-08 08:35:00 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Bước vào giờ khắc giao mùa cũng là lúc đất nước chuyển mình đón vận hội mới. Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 11 năm qua, thuộc nhóm các quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất trên thế giới. Trong bối cảnh độ mở của nền kinh tế lên tới 200% và tình hình địa chính trị của khu vực, thế giới rất phức tạp mà Việt Nam vẫn đạt được thành tựu như vậy chứng tỏ, sức chịu đựng của nền kinh tế đã được củng cố và tăng lên đáng kể.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2018. Ảnh: Internet

Giờ G đã đến!

Khi sắc xuân òa đến với mọi miền của Tổ quốc cũng là lúc toàn Đảng, toàn dân và toàn quân vui mừng và tự hào về những kết quả quan trọng, toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế xã hội đã đạt được trong năm vừa qua. Chúng ta đã hoàn thành toàn bộ 12 chỉ tiêu kế hoạch, trong đó có 9 chỉ tiêu vượt kế hoạch; kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, chỉ số lạm phát (CPI) được kiểm soát ở mức 3,54%, xuất siêu đạt kỷ lục (hơn 7 tỷ USD). Tăng trưởng GDP đạt 7,08% vượt chỉ tiêu 6,7%; năng suất lao động và hiệu quả của nền kinh tế tăng lên; quy mô nền kinh tế tăng nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của toàn dân được nâng cao. Ba đột phá chiến lược đạt kết quả thực chất hơn; cơ cấu lại nền kinh tế có chuyển biến rõ nét.

Theo chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa, thành tựu tăng trưởng của năm 2018 sẽ là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế trong năm 2019: "Năm 2018, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tương đối cao trong vòng 11 năm qua, có thể đà tăng trưởng này còn kéo dài sang năm 2019. Đó là nhờ vào những yếu tố quan trọng đó là tăng trưởng tiêu dùng năm 2018 khá mạnh, tăng trưởng xuất khẩu vượt xa so với kế hoạch chúng ta đề ra. Tăng trưởng của khu vực doanh nghiệp nội địa cao hơn là doanh nghiệp nước ngoài về xuất khẩu. Một kỷ lục nữa đó là xuất khẩu của nông lâm, hải sản đạt con số 40 tỷ USD - đây là tốc độ tăng trưởng khá là cao". Cải cách về kinh tế, đặc biệt là cải cách về môi trường đầu tư đã thông thoáng hơn. Việc Chính phủ kiên quyết cắt giảm các giấy phép tạo nhiều động lực cho phát triển… Do đó các chuyên gia cho rằng, đây sẽ là động lực tạo đà tăng trưởng cho GDP ở mức dự báo khoảng 7% trong năm 2019.

Như đã nhìn thấy vận hội mới, Chính phủ thống nhất phương châm của năm 2019 là “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả". Theo đó, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân và đất nước, quán triệt tinh thần chỉ đạo, điều hành quyết liệt, cụ thể, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện ở từng cấp, từng ngành; tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khẩn trương rút kinh nghiệm, khắc phục những tồn tại, hạn chế, nhất là những chậm trễ, trì trệ, kém hiệu quả trong xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách.

Định hướng đúng đã tạo đột phá

Ngược dòng gian trở về năm 1986, Nghị quyết VI của Đảng như làn gió mới thổi vào nền kinh tế đất nước, nhiều công trình bề thế đã được xây dựng. Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấm nhuần trong mọi hành động: “Xây dựng đất nước ta, ngày càng to đẹp hơn” như mong ước của Người. Trong khi đó, khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2018 có mức tăng khá 8,85%, cao hơn tương đối nhiều so với cùng kỳ các năm trước (2016: 7,57%; 2017: 8,00%). Đây cũng là khu vực đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Theo ông Hoàng Công Tuấn, Trưởng bộ phận Nghiên cứu kinh tế Công ty chứng khoán MBS, bắt đầu từ năm 2012 đến nay, định hướng điều hành chính sách của Đảng, nhà nước hết sức đúng đắn. Cụ thể đó là việc không quá chú trọng vào tăng trưởng GDP ngắn hạn mà tập trung vào việc cải thiện môi trường kinh doanh, cơ cấu lại nền kinh tế… Cùng với đó là chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, đổi mới mô hình tăng trưởng.

Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Nhân dân và đất nước, quán triệt tinh thần chỉ đạo, điều hành quyết liệt, cụ thể, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện ở từng cấp, từng ngành; tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khẩn trương rút kinh nghiệm, khắc phục những tồn tại, hạn chế, nhất là những chậm trễ, trì trệ, kém hiệu quả trong xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách; chú trọng công tác xây dựng Đảng, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính các cấp; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm; quan tâm phát triển kinh tế hài hòa với phát triển văn hóa, xã hội; tăng cường công tác phòng chống tham nhũng gắn với rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật, có cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, nhất là những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực.

Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương chủ động, tích cực trong việc thực hiện các nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế. chuyển đổi mô hình tăng trưởng đã xác định tại các Nghị quyết: số 5-NQ/TW ngày 1/11/2016; số 24/2016/QH14 ngày 8/11/2016; số 27/NQ-CP ngày 21/1/2017 coi đây là những nhiệm vụ trọng tâm.


Diễn đàn Hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam 2018 với chủ đề “Hội nhập kinh tế quốc tế trong tình hình mới - Chủ động, đổi mới, thiết thực và hiệu quả”. Ảnh: Internet


Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục quán triệt, thống nhất nhận thức về phát triển kinh tế tư nhân; thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ đã phân công trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW trong tổng thể thực hiện đồng bộ các Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; tích cực, chủ động rà soát, đề xuất, cơ chế, chính sách, hoàn thiện khung pháp lý; tạo mọi điều kiện, đặc biệt là cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân; phân công đầu mối theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW.

Đồng thời, các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục quán triệt các tiêu chí, nội hàm của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tích cực, chủ động và thực chất trong thực thi Nghị quyết số 11-NQ/TW về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; trong đó tập trung thúc đẩy hoàn thiện thể chế, phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường; phân công bộ phận đầu mối theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW.

Hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số

Để thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện thể chế tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho việc triển khai, xây dựng phát triển Chính phủ điện tử; hoàn thành các cơ sở dữ liệu quốc gia mang tính chất nền tảng; thiết lập các hệ thống ứng dụng phục vụ người dân, doanh nghiệp và phục vụ quản lý điều hành của Chính phủ.

Về công tác cái cách hành chính, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong cải cách hành chính; tiếp tục rà soát, đơn giản hóa, cắt giảm thực chất thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, coi đây là khâu đột phá; kiên quyết không để phát sinh các điều kiện kinh doanh, sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành sau khi đã cắt giảm, đơn giản hóa; loại bỏ việc lồng ghép, bổ sung các điều kiện kinh doanh trong văn bản quy phạm pháp luật của bộ, ngành, địa phương hoặc quy định dưới dạng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN; triển khai thực hiện cơ chế một cửa đối với tất cả các thủ tục hành chính có đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP; triển khai Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh và công tác đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính tại tất cả các bộ, ngành, địa phương. Rà soát, lựa chọn các thủ tục hành chính đáp ứng đủ các tiêu chí theo quy định pháp luật để đưa vào cung cấp dịch công trực tuyến mức độ 3, 4… Với sự xuất hiện của cuộc cách mạng 4.0 thế giới đang ở điểm gẫy của quá trình chuyển đổi số. Đây là cơ hội cho Việt Nam thực hiện khát vọng “Việt Nam hùng cường”.

Người nước ngoài nói gì về Việt Nam?

Nhiều người đề cập đến hương vị càphê Việt Nam. Ông Miles Fah (Canada) ghiền cà phê đến mức mua cà phê Trung Nguyên mang về nước uống hàng ngày. Ngưỡng mộ cà phê Brazil, Ý, ông Lee (người Hàn Quốc) thú nhận: “Khi thưởng thức càphê Việt, tôi nhận ra đây mới là càphê dành cho mình. Tôi thích vị đắng, độ đậm, mùi thơm của càphê Việt”.

Karla (Salvado) thích đồ đạc chất liệu tre, gỗ trang trí trong nhà vì nó bền, đẹp, hợp sở thích lại rất Việt Nam. Karla nói: “Rất tiếc, những món hàng này chẳng có tên tuổi”. Karla khoe bộ bát đĩa sứ mua tại siêu thị từ năm 2005 mà lúc mua chị cứ tưởng là hàng nhập. Dùng một thời gian, mới biết đây là sản phẩm của Minh Long. “Mình không ngờ hàng Việt chất lượng tốt vậy. Giá cao, nhưng dùng hơn năm năm thì cũng đáng tiền”, chị nói.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38

“Hành trình khôi phục phòng Nam dược chuẩn Y khoa”

Ngay từ ngày đầu thành lập Y Dược Việt đã xác định rõ hướng đi cho mình là phát triển các sản phẩm từ thảo dược, dược liệu có sẵn của đất nước Việt Nam (Nam Dược).
2024-04-23 15:35:00

SHB hai năm liền được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
2024-04-23 10:53:14

MIK GROUP khởi công giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City

Sáng ngày 22/4, MIK Group đã chính thức khởi công phân khu The Sola Park thuộc giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội). Với thành công được minh chứng từ giai đoạn 1, cái tên Imperia Smart City dự đoán sẽ tiếp tục làm sôi động thị trường BĐS nhà ở khu vực phía Tây.
2024-04-23 10:49:47
Đang tải...