Xử lý sai phạm ở Tập đoàn Mường Thanh đang thách thức sự kiên nhẫn của cử tri cả nước?

2018-01-24 16:45:29 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Chỉ tính trong 3 năm (từ 2014 đến 2017), tập đoàn Mường Thanh do ông Lê Thanh Thản làm Chủ tịch đã liên tiếp để xảy ra sai phạm trong hàng loạt dự án từ Bắc vào Nam với các lỗi như: tăng số tầng, tăng số căn hộ, thay đổi thiết kế ban đầu của dự án, xây dựng không phép, vi phạm về công tác phòng cháy chữa cháy... và trốn thuế. Song đến nay việc khởi tố vụ án, khởi tố các bị can vẫn đang trong thời kỳ “sắp…”?

Khái quát về doanh nghiệp

Tiền thân của Tập đoàn Mường Thanh là Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu do ông Lê Thanh Thản thành lập những năm 90. Sau đó xí nghiệp này được đổi tên thành Doanh nghiệp Tư nhân (DNTN) xây dựng số 1 Lai Châu, và nay là DNTN Điện Biên, có trụ sở tại Điện Biên.


Ông Lê Thanh Thản, Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh - Biệt hiệu Đại gia điếu cày


Năm 1993, doanh nghiệp này xây dựng khách sạn Điện Biên Phủ tại huyện Điện Biên - tỉnh Lai Châu. Năm 1996, tỉnh Lai Châu đề nghị công ty tiền thân của Mường Thanh nhượng lại khách sạn Điện Biên Phủ và đối ứng bằng một khu đất giá trị khác. Sau khi đổi lấy đất, công ty tiến hành xây dựng khách sạn Mường Thanh năm 1997. Đây cũng là thời điểm mở đầu cho sự ra đời của thương hiệu Mường Thanh. Hiện Mường Thanh có 45 khách sạn, riêng tại Nghệ An với 10 khách sạn, được điều hành bởi tổng giám đốc Lê Thị Hoàng Yến, sinh năm 1987, là con cả của ông Thản.

Năm 2000, Mường Thanh về thủ đô Hà Nội với kế hoạch kinh doanh bất động sản, xây chung cư cho khách hàng bình dân. Các dự án chung cư của Mường Thanh cũng có tại các tỉnh thành như Bắc Ninh, Khánh Hòa, Nghệ An, Đà Nẵng, Nha Trang…

Hiện nay, Tập đoàn Mường Thanh đã và đang trên đà phát triển thành Tập đoàn kinh tế tổng hợp đa ngành hoạt động trên các lĩnh vực Đầu tư - Xây dựng - Du lịch giải trí - Đào tạo - Y tế.

Điểm những công trình vi phạm pháp luật của Mường Thanh

Qua báo chí, có thể thấy, chưa một doanh nghiệp nào lại có số lần vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản nhiều, có hệ thống, trải dài từ Bắc vào Nam như Tập đoàn Mường Thanh. Điểm chung của sai phạm đó là cố tình xây dựng vượt tầng; trái quy hoạch, phê duyệt; xây dựng khi chưa có giấy phép; sai phạm về công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC).

Chỉ tính từ năm 2014 đến 2017, Tập đoàn này đã mắc những sai phạm như:

- Xây dựng không phép đã từng xảy ra ở các dự án, như: Dự án tại số 8A Mạc Đĩnh Chi (phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM), khách sạn Mường Thanh Quảng Ninh, khách sạn Mường Thanh Thanh Hóa, Mường Thanh Đắc Lắc…

- Xây vượt quá số tầng quy định, như Dự án Khách sạn Mường Thanh Khánh Hòa xây vượt 3 tầng (cho phép 40 tầng, xây 43 tầng); Mường Thanh Nha Trang xây vượt 6 tầng; Dự án khách sạn Mường Thanh Mũi Né (Bình Thuận) xây dựng sai phép 3 tầng; Khách sạn nằm trong dự án khu nhà ở Xa La xây vượt quy hoạch được phê duyệt 6 tầng. Cũng tại dự án này, việc xây dựng các tầng hầm cũng vượt số tầng quy định, như chung cư CT2, CT3 sai 1 tầng; chung cư CT4 sai 2 tầng.

- Tự ý chuyển đổi công năng, biến tầng 2 đến tầng 5 công trình Tổ hợp khách sạn và căn hộ chung cư cao cấp Mường Thanh Sơn Trà - Đà Nẵng từ nhà trẻ, bãi đỗ xe … (theo giấy phép) thành 104 căn hộ để bán.

- Vi phạm quy định về PCCC trong đầu tư xây dựng. Chỉ tính riêng trên địa bàn TP Hà Nội, Tập đoàn Mường Thanh đã có 13 công trình vi phạm. cụ thể như: trên địa bàn huyện Thanh Trì có 2 công trình (Tòa nhà CT8, CT10 ở Tả Thanh Oai); trên địa bàn quận Hoàng Mai có 4 công trình (Chung cư cao tầng CT11 KĐT Kim Văn - Kim Lũ; Tòa nhà VP3, VP5, VP6, Bán đảo Linh Đàm); Trên địa bàn quận Hà Đông có 6 công trình (Tòa CT1, CT2, CT3, CT4, CT6 Xa La, Trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp thuộc KĐT Xa La phường Phúc La) và Tòa nhà CT5 Đường 70, thôn Yên Xá, xã Tân Triều - chi nhánh dịch vụ nhà ở Đại Thanh.


Một số dự án của Mường Thanh Đồ họa: FƯƠNG ANH


Những ý kiến xung quanh việc xử lý sai phạm của Tập đoàn Mường Thanh

Những sai phạm diễn ra ở Tập đoàn Mường Thanh đã có kết luật của 2 đoàn thanh tra (Thanh tra TP Hà Nội và Thanh tra Chính phủ). Cả 2 đoàn thanh tra đều xác định những vi phạm của Tập đoàn Mường Thanh đều có dấu hiệu hình sự nên Thanh tra TP Hà Nội đã chuyển hồ sơ cho Công an Hà Nội thụ lý. Còn Thanh tra Chính phủ đã chuyển hồ sơ cho Bộ Công an và hồ sơ này đã giao cho C46 (Cục CSĐT tội phạm kinh tế và tham nhũng) thụ lý.

Tại kỳ họp thứ 4, HĐND TP. Hà Nội, ngày 5/7/2017 Thiếu tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc Công an TP. Hà Nội đã phát biểu: "Báo cáo với Hội đồng, đây là đơn vị triển khai khoảng 12 dự án trên địa bàn TP. Hà Nội. Qua điều tra, chúng tôi thấy rằng, các dự án này đều có dấu hiệu trốn thuế; thứ hai là vi phạm về quản lý nhà ở. Chúng tôi nhận được chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP tiếp nhận kết luận của Thanh tra TP. Nhưng Bộ Công an cũng nhận được kết luận của Thanh tra Chính phủ về sai phạm của đơn vị này tại 21 tỉnh, thành trên toàn quốc. Vì vậy, trong quá trình điều tra, chúng tôi cũng phải phối hợp với Bộ Công an". Về việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thiếu tướng Đoàn Duy Khương cho hay: "Sang tuần, sau khi có ý kiến của lãnh đạo Bộ Công an, chúng tôi sẽ tiến hành khởi tố những sai phạm của DNTN Xây dựng số 1 Điện Biên trên địa bàn TP. Hà Nội… Nếu Bộ Công an yêu cầu Cục C46 khởi tố vụ án, Công an TP. Hà Nội sẽ chuyển hồ sơ sai phạm của đơn vị này sang Bộ Công an".

Song đến này, những sai phạm tại Tập đoàn Mường Thanh vẫn chưa được khởi tố. Bức xúc trước cảnh xử lý chậm trễ trên, cử tri cả nước nói chung và cử tri Hà Nội nói riêng lại một lần nữa lên tiếng. Những ý kiến của họ đã được gửi tới ĐBQH và Đại biểu HĐND TP. Hà Nội.

Tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 5 HĐND TP.Hà Nội ngày 6/12/2017, nhiều đại biểu đã đặt câu hỏi tại sao vụ việc sai phạm ở Tập đoàn Mường Thanh vẫn chưa được khởi tố..? Đơn cử, tại phiên chất vấn này Đại biểu Hoàng Huy Được (Huyện Ba Vì) phát biểu: "Đã qua 2 kỳ họp, xới lên như thế, tạo dư luận trong cử tri mà chúng tôi không biết trả lời thế nào. Người ta đặt vấn đề phải chăng "củi" này ướt mà không khởi tố được, không cháy được. Đây là câu chuyện dẫn tới lòng tin của cử tri đối với những việc chúng ta đã nói".

Trả lời chất vấn, thiếu tướng Đoàn Duy Khương, cho biết ngày 29/11/2016 Cơ quan CSĐT đã nhận toàn bộ hồ sơ của Thanh tra TP.Hà Nội chuyển đến. Ngay sau đó, Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT, Trưởng phòng PC46, đã ra quyết định phân công điều tra viên tổ chức xác minh theo quy định pháp luật. "Thời gian xác minh, điều tra là 20 ngày theo bộ luật Tố tụng hình sự, nhưng đó là đối với các vụ việc đơn giản, không phức tạp. Đối với các vụ việc phức tạp, thời gian là 60 ngày. Còn đây là vụ việc phức tạp, có nhiều tình tiết, nội dung cần tập trung lực lượng, biện pháp điều tra. Chúng tôi đã trao đổi, phối hợp chặt chẽ với Viện KSND TP để giám sát các hoạt động thu thập tài liệu, đánh giá chứng cứ, trong đó có nội dung cần phải giám định thiệt hại".

Thiếu tướng Khương cũng cho hay, Công an TP Hà Nội đã đề nghị Sở Tài chính, cơ quan chuyên môn đánh giá thiệt hại nhưng đến giờ chưa nhận được kết quả giám định. Do đó, chưa có căn cứ để khởi tố vụ án. “Đây là DNTN rất lớn với hơn 20.000 lao động ở 40 tỉnh, thành và cả bên Lào. Do đó, cần huy động lực lượng điều tra viên khá đông vào cuộc xác minh với tinh thần tích cực, khẩn trương. Đồng thời, phải thận trọng do tác động đến nhiều người lao động, khách hàng đã mua sản phẩm bất động sản của doanh nghiệp này. Tôi khẳng định, không có việc “củi ướt” hay “củi khô”.

Thận trọng, thượng tôn pháp luật khi điều tra, xử lý một vụ việc có liên quan đến cá nhân, doanh nghiệp là điều cần thiết. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà dùng dằng, thách thức sự kiên nhẫn của cử tri cả nước nói chung và cử tri Hà Nội nói riêng.

*P/s: Trong bài viết có sử dụng tài liệu đăng trên Nhadautu.vn Báo Pháp luật TP. HCM, Báo Thanh niên

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

HDBank mở chi nhánh thứ 2 tại Quảng Ninh

Chi nhánh HDBank tại Móng Cái được đầu tư quy mô về nguồn vốn, tài sản và đội ngũ CBNV nhằm tăng cường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng và phù hợp, bám sát đặc thù và chiến lược phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc.
2024-04-25 11:31:59

Thái Nguyên khai mạc mùa du lịch 2024

Sáng 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”.
2024-04-25 11:06:52

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
2024-04-24 20:12:49

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38
Đang tải...