Xuất khẩu lao động năm 2017 chú trọng chất lượng thay vì số lượng

2017-01-21 11:26:08 0 Bình luận
Năm 2016 là năm thứ 3 liên tiếp kể từ năm 2014, số lao động ra nước ngoài làm việc ở mức trên 100.000 người. Số lao động ra nước ngoài làm việc của Việt Nam liên tục tăng và vượt chỉ tiêu, thách thức của xuất khẩu lao động không còn là số lượng mà là chất lượng lao động.

Ông Phạm Viết Hương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước. (Ảnh: PV/Vietnam+)
 
Phóng viên VietnamPlus đã có buổi trao đổi với ông Phạm Viết Hương, Phó Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) về những cơ hội đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2017.
 
- Năm 2016, xuất khẩu lao động tiếp tục đạt kỷ lục khi đưa được hơn 126.000 người đi làm việc ở nước ngoài, vậy xin ông có thể cho biết mục tiêu khẩu lao động cũng như thị trường lao động trọng điểm trong năm 2017?
 
Ông Phạm Viết Hương: Năm 2017, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đặt kế hoạch đưa được 105.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó các thị trường trọng điểm tiếp tục là Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc.
 
Bên cạnh đó, ngoài các thị trường truyền thống lớn, chúng tôi đang nghiên cứu, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các Hiệp định và Thỏa thuận về hợp tác lao động đã ký với các nước Thái Lan, Lào, Australia. Tiếp tục triển khai đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản và Đức theo các chương trình đã ký kết. 
 
Đặc biệt, trong năm 2017, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ nghiên cứu, hoàn thiện Đề án “Đưa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025” để báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 
 
- Số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài liên tục tăng và chỉ tiêu 105.000 người không phải là thách thức, vậy việc nâng cao chất lượng nguồn lao động, hướng đến những thị trường chất lượng cao trong năm 2017 được thực hiện như thế nào, thưa ông?
 
Ông Phạm Viết Hương: Dù số lượng lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc đã tăng đều trong 3 năm trở lại đây nhưng một vấn đề quan trọng được đặt ra là các nước ngày càng khắt khe hơn, yêu cầu chất lượng, tay nghề lao động cao. Đặc biệt là các thị trường có mức lương khá, cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức… 
 
Với những yêu cầu ngày càng cao từ các đối tác, chất lượng đã và đang là yếu tố ngày càng quan trọng trong thị trường xuất khẩu lao động ngoài nước. 
 
Người lao động có ý định ra nước ngoài làm việc, ngoài sức khỏe cần phải chuẩn bị thêm những kỹ năng cần thiết như: ngoại ngữ, chuyên môn nghề nghiệp… Không chỉ người lao động, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động cũng cần phải đầu tư nhiều hơn cho cơ sở đào tạo, qua đó sẵn sàng đáp ứng yêu cầu khắt khe từ những thị trường khó tính. 
 
- Vậy liệu năm 2017 có phải là mốc đánh dấu sự bắt đầu của thời kỳ đưa lao động chất lượng cao đi làm việc ở nước ngoài không thưa ông?
 
Ông Phạm Viết Hương: Cơ hội làm việc cho những lao động xuất khẩu trong năm 2017 đang là rất lớn, đặc biệt là những người sở hữu chuyên môn cao. Nhu cầu lao động có chuyên môn cao tại nhiều nước là rất lớn, điều quan trọng là phải chuẩn bị tốt nguồn nhân lực để sẵn sàng đáp ứng.
 
Cuối năm 2016, Nhật Bản vừa thông qua một Luật mới tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các lao động nước ngoài, trong đó các Việt Nam. Trong đó, việc kéo dài thời hạn lưu trú cho các thực tập sinh đến 5 năm và mở rộng tiếp nhận nghề hộ lý điều dưỡng là điểm nhấn quan trọng trong bối cảnh tốc độ già hóa dân số tại Nhật Bản cao và nhu cầu đối với nghề này đang là rất lớn. 
 

Điều dưỡng viên, hộ lý học tiếng Nhật trước khi sang Nhật Bản làm việc. (Ảnh: TTXVN)
 
Tương tự, trong năm 2016, Việt Nam đã có thỏa thuận với Đức liên quan đến vấn đề tuyển chọn đào tạo điều dưỡng sang làm việc trong các bệnh viện tại nước này. Hiện nay, cơ hội là rất rộng mở cho những lao động có chuyên môn trong lĩnh vực này.
 
Đề án “Đưa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2017 -2020 và định hướng đến năm 2025” cũng được xây dựng với mục tiêu nâng cao chất lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. 
 
- Trong năm 2016 vẫn xảy ra nhiều sự vụ người lao động đi xuất khẩu lao động bị đánh, trả lương không theo hợp đồng… vậy việc bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động tại nước ngoài được thực hiện như thế nào, thưa ông?
 
Ông Phạm Viết Hương: Công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài được đặt lên hàng đầu. Trước hết, các doanh nghiệp phải phối hợp với các đối tác quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động do doanh nghiệp đưa đi. 
 
Đối với các thị trường có nhiều lao động Việt Nam làm việc như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Saudi Arabia, UAE... có các ban quản lý lao động tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện chức năng quản lý lao động. Đối với những nước không có ban quản lý lao động, Cục Quản lý lao động ngoài nước phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để làm tốt công tác bảo hộ công dân và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. 
 
Cục thường xuyên chỉ đạo, giám sát doanh nghiệp, đặc biệt với các thị trường, lĩnh vực, ngành nghề có tính phức tạp, doanh nghiệp phải cử cán bộ sang bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Nếu có cán bộ đại diện ở nước ngoài, việc xử lý những vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động sẽ được xử lý nhanh, dứt điểm, không để gây ra những rủi ro về sau.
 
- Xin cảm ơn ông!
 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đại hội MTTQ thành phố Hạ Long: Đoàn kết, kỷ cương, dân chủ, đổi mới, phát triển

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) thành phố Hạ Long lần thứ XX, nhiệm kỳ 2024 - 2029 được tổ chức trong 2 ngày 19 và 20/4 đã thành công tốt đẹp. Đây là đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh với khát vọng: Xây dựng thành phố Hạ Long kiểu mẫu, hiện đại, giàu đẹp, văn minh, nghĩa tình.
2024-04-20 19:27:03

Quảng Ninh: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh

Sau một ngày (19/4) làm việc khoa học, nghiêm túc, trách nhiệm, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Quảng Ninh khóa XIV nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 18 theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định pháp luật hiện hành.
2024-04-20 13:28:10

Hải Phòng tổ chức thi kể chuyện theo sách

Đây là hoạt động thường niên và là năm thứ 10 TP.Hải Phòng tổ chức, hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, khẳng định sách và văn hóa đọc mãi trường tồn.
2024-04-20 09:09:26

Hải Phòng tổ chức gặp mặt chiến sĩ Điện Biên và thân nhân

Sáng 19/4, TP.Hải Phòng tổ chức buổi gặp mặt thân nhân liệt sĩ, thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến, những người đã trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.
2024-04-20 08:25:46

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Cựu chiến binh xã Quảng Hải tổ chức nhiều mô hình phát triển kinh tế

Chiều 19/4, Hội cựu chiến binh xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 – 2024.
2024-04-19 16:20:00
Đang tải...